Lúa mất trắng, cây ăn trái khô héo, kinh tế “teo tóp” vì hạn mặn
Tình trạng hạn, mặn đang diễn ra gay gắt, chưa từng có trong lịch sử tại Bến Tre ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa, rau màu và chăn nuôi của người dân ở nhiều địa phương, đặc biệt thiệt hại nghiêm trọng nhất là huyện Ba Tri.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre, hạn, mặn, đã làm hàng chục nghìn ha lúa đông xuân gần như mất trắng; hàng nghìn ha rau màu và cây ăn trái bị khô héo, thiệt hại; tình hình chăn nuôi bị đe doạ vì thiếu rơm rạ, nước uống,… Con số thiệt hại trên sẽ còn tăng thêm bởi dự báo độ mặn sẽ đạt đỉnh trong tháng 3 tới, và còn diễn biến rất phức tạp ít nhất đến tháng 6 mới kết thúc.
Bà Trần Thị Nấm, ngụ ở ấp 3, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri có đến 5.000m2 lúa đông xuân bị mất trắng từ khi giai đoạn mạ non. Hằng ngày, bà Nấm chỉ biết đứng nhìn mảnh ruộng khô nứt.
Theo đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang lo lắng cho cuộc sống của người dân, bởi điều kiện kinh tế ngày càng “teo tóp” do không thể sản xuất, chăn nuôi.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Lâm – Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Ba Tri phân tích: “Cuộc sống của người dân gắn với trồng trọt, chăn nuôi nhưng nước mặn thế này thì cây ăn trái, gia súc, gia cầm đều không chịu nổi. Người khá có đất sản xuất thì bị thiệt hại do không có thu nhập, còn người nghèo thì không ai thuê làm, lấy gì mà sống”.
“ Lúa mất trắng, hư hại ngoài đồng ai cũng thấy là chuyện đã rồi. Bây giờ phát sinh thêm rau màu và cây ăn trái cũng đang khô héo từng ngày. Chăn nuôi cũng đáng báo động bởi không có rơm rạ. Lúa hư hại lấy gì để nuôi bò (kinh tế quan trọng của một bộ phận không nhỏ người dân huyện Ba Tri tuỳ thuộc vào việc chăn nuôi bò – PV). Nguồn nước cũng vậy, nước mặn thì không thể cho bò uống được” – Ông Lâm phân tích thêm.
Video đang HOT
Toàn tỉnh Bến Tre có gần 12.000/14.700 ha lúa đông xuân gần như mất trắng vì mặn, trong khi đó huyện Ba Tri đã có đến 9.819 ha bị ảnh hưởng (thiệt hại trên 70% là 4.822 ha, thiệt hại từ 30% đến 70% là 4.996 ha).
Ngoài cây lúa, theo ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, hàng nghìn ha rau màu và cây ăn trái cũng đang bị khô héo, thiệt hại nặng nề.
Hằng ngày, ông Nguyễn Văn Đỗ, ngụ ở ấp Tân An xã Tân Xuân, huyện Ba Tri phải vận chuyển nước ngọt (mua từ nhà máy nước) với đoạn đường xa (khoảng 4km) để cho hàng chục con bò uống.
Huyện Ba Tri là nơi có số lượng bò lớn nhất tỉnh Bến Tre với trên 80.000 con, nước mặn xâm nhập, có ở mọi nơi nhưng theo ông Nguyễn Thành Lâm – Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Ba Tri, mỗi con bò cần hàng chục lít nước ngọt/ngày.
Hiện đập Ba Lai – nơi cung cấp nước duy nhất cho 3 huyện là Ba Tri, Bình Đại và Giồng Trôm có độ mặn hơn 2,2. Mực nước nơi đây đang cạn dần theo thời gian và độ mặn có chiều hướng tăng.
Dự báo, tình trạng hạn, mặn sẽ đạt đỉnh trong tháng 3 tới và còn diễn biến rất phức tạp ít nhất đến tháng 6 năm nay mới kết thúc.
Theo Danviet
Bạc Liêu kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 170 tỉ đồng chống hạn, mặn
Ngày 25.2, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết hiện toàn tỉnh có hơn 6.000 ha lúa lấp vụ trên đất nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn do nắng hạn và xâm nhập mặn, tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đồng.
Ảnh minh họa
Trước tình hình trên, tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT hỗ trợ 170 tỉ đồng để chống hạn và xâm nhập mặn. Số tiền này dùng để nạo vét 179 kênh cấp 2, cấp 3 với tổng chiều dài 542 km nhằm trữ nước phục vụ sản xuất và hỗ trợ nhiên liệu cho nông dân bơm tát chống hạn.
Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
Hà Lan hỗ trợ quy hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu Ngày 23.2, tại Cần Thơ, Bộ TN-MT phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại VN tổ chức hội nghị quy hoạch vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Người dân Trà Vinh đang thiếu nước do hạn hán - Ảnh: Công Hân Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển, ĐBSCL đang chịu "tác động...