Lúa không có hạt, dân cay đắng cắt cho bò ăn
Hàng chục ha lúa tại xã Sa Nghĩa huyện Sa Thầy ( Kon Tum) không có hạt hoặc bị lép nên người dân đành phai ngậm ngùi cắt phơi cho bò ăn.
Năng suất lua chỉ còn 10%
Tro chuyên vơi chung tôi, gia đình anh Nguyễn Thanh Long, thôn Hòa Bình, xa Sa Nghia cho biêt, nha anh co 4 nhân khẩu, moi thư chi tiêu cua gia đinh đêu trông chờ vào 500m2 đât trồng lúa nước. Tuy nhiên, năng suất lúa năm nay giảm đến 90% khiến anh vô cung lo lắng.
Theo anh Long, vụ mùa năm nay gia đình anh gieo trồng giống lúa Bắc Thơm số 9 do Phòng NN&PTNT huyện Sa Thầy cấp. Lúc đầu lúa phát triển tốt, nhưng đến thời điểm trổ bông thì có hiện tượng khô cổ bông, khiến lúa không có hạt.
Ruông lua hơn 500m2 cua gia đinh anh Nguyên Thanh Long chi thu đươc hơn 1 ta. Anh: Đ.N
“Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, gia đình đã tiến hành phun thuốc, nhưng đến lúc lúa chín, thu hoạch được thì năng suất giảm đến 80 – 90%. 500m2 đất lúa nước năm nay gia đình chi thu được 1 tạ lúa khô” – anh Long buồn rầu cho biết.
Video đang HOT
Gần đó, cánh đồng lúa tại thôn Anh Dũng cũng xay ra tình trạng tương tự. Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Tới, Trưởng thôn Anh Dũng cho biết : Trên địa bàn thôn có đến 200 gia đình rơi vào cảnh mất mùa. Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi ghi nhận nhiều ruộng lúa đa bị khô trắng, lúa hoàn toàn không có hạt. Nhiêu gia đinh đa phải thuê nhân công cắt lúa đem về phơi cho bò ăn”.
Nỗi lo dân đói
Theo nhiều người dân, nguyên nhân mất mùa năm nay ngoài điều kiện thời tiết không thuận lợi thì chủ yếu do lua bị mắc bệnh đạo ôn cổ bông. Tuy nhiên, vì không được khuyến cáo cách phòng trừ, thuốc phòng trừ bệnh kip thơi nên người dân trơ tay không kip.
Bà Tạ Thị Diệu – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Sa Thầy cho răng, nguyên nhân gây ra hiện tượng lem lép hạt là do thời điểm lúa đang đứng cái làm đòng thì gặp thời tiết bất thường, ngày nóng đêm lạnh, cây lúa không thích nghi kịp nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển.
Cùng với đó, trong giai đoạn lúa trổ bông, trên địa bàn xã Sa Nghĩa lại xảy ra nhiều trận mưa dông lớn khiến cây lúa không thể thụ phấn, phơi màu. Ngoai ra, do các cánh đồng của xã Sa Nghĩa nằm ở cuối nguồn nước nên hằng năm thường bị hạn vào cuối vụ, đặc biệt, vụ đông xuân năm ngoái nhiều diện tích lúa gieo sạ muộn đã bị chết cháy.
Trước tình cảnh này, ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch UBND xã Sa Nghĩa lo lắng noi: “Hầu hết các hộ dân trên địa bàn xã chỉ có từ 1 – 2 sào lúa, mỗi năm cây 2 vụ đủ để đảm bảo lương thực cho gia đình ăn trong cả năm. Năm nay mất mùa, chăc chăn cuộc sống của nhiều hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện xã đang đê nghi lanh đao huyên có biện pháp hỗ trợ bà con khắc phục khó khăn nhằm sớm ổn định cuộc sống, nhất là các hộ gia đình thuộc diện khó khăn”.
Theo Danviet
Thực phẩm sạch: Chàng trai 8x có tài điều khiển hàng nghìn con ong
Với quy mô trại ong lên tới 300 đàn, mỗi năm, cơ sở của anh Nguyễn Văn Toản thu 4.000-5.000 lít mật sạch, nguyên chất, cung ứng cho thị trường tỉnh Yên Bái, Hà Nội và TP HCM.
300 đàn ong tại cơ sở của anh Toản đều là giống ong nội. Ảnh: Bizmedia.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Nguyễn Văn Toản (sinh năm 1984) ở xã Dề Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái quyết định trở về quê lập nghiệp. Do yêu thích nghề nuôi ong lại nhận thấy địa phương có lượng hoa rừng dồi dào, anh Toản tiến hành đầu tư phát triển nghề ong quy mô lớn.
Anh Toản cho biết, trước đây, gia đình anh từng nuôi ong nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng vài đàn. Ngay cả một số hộ trong vùng làm nghề cũng chỉ nuôi rải rác, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện con đường lập nghiệp với đàn ong, anh quyết tâm xây dựng một mô hình nuôi ong mới, quy mô lớn, số lượng đàn nhiều hơn so với mặt bằng chung trong vùng.
Giống ong mà anh Toản chọn nuôi và gây đàn là ong bản địa của vùng núi Mù Cang Chải. Anh cho biết, ong địa phương (ong nội) tuy số lượng đàn không đông, sản lượng mật ít, khâu chăm sóc cầu kỳ nhưng lại cho chất lượng mật thơm ngon hơn.
Nghề nuôi ong phụ thuộc phần lớn vào mùa hoa. Tại địa bàn xây dựng trại ong, mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Trong thời gian này, ong lấy mật từ các loại hoa rừng. Các tháng còn lại, khi nguồn hoa trong vùng đã cạn, anh sử dụng xe, di ong đến vùng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu để ong lấy được nhiều phấn hoa hơn.
Mỗi năm, anh Toản thu được 4.000-5.000 lít mật ong. Ảnh: Bizmedia.
Hiện nay, trại ong của anh Toản có khoảng 300 đàn. Trung bình mỗi năm, sản lượng mật thu được đạt 4.000-5.000 lít, gồm mật keo, mật nhãn, mật hoa rừng. Trong đó, giá bán của mật keo là 100.000-200.000 đồng một lít; mật nhãn khoảng 200.000 đồng một lít; còn một lít mật hoa rừng dao động 180.000-200.000 đồng.
Ngoài nguồn thu từ mật, anh Toản còn gây đàn, bán ong giống cho các hộ trong vùng và một số địa bàn lân cận. Đàn ong giống có loại 2 cầu và loại 3-4 cầu với giá bán khác nhau. Cụ thể, không tính thùng ong thì với đàn 2 cầu ong, anh bán 400.000 đồng; với đàn 3-4 cầu, anh bán mỗi cầu giá 180.000 đồng.
Anh Toản cho biết, nuôi ong khai thác mật, ngoài phụ thuộc vào sự phát triển của mùa hoa, loại hoa còn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thời tiết. Khi trời tạnh ráo, nắng nóng, hoa phát triển cho lượng mật nhiều hơn. Ngược lại, nếu gặp trời mưa, phấn hoa bị rửa trôi, ong cho mật không đáng kể.
Hiện nay, sản lượng mật ong của cơ sở sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Anh Toản cũng không quá khó khăn khi tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Các đầu mối nhập mật ong rừng chủ yếu của cơ sở là ở Yên Bái, Hà Nội và một số địa phương thuộc khu vực TP HCM.
Theo Phong Vân (Vnexpress)
Nghệ An: Nợ 650 tỷ đồng, thành "chúa Chổm" sau xây dựng NTM Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Nghệ An được đánh giá là đạt nhiều kết quả quan. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM tại đây đã khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần. Nhân dân hiến hơn 5.100 tỷ đồng Trong năm 2016, Nghệ An có thêm...