Lừa gửi video có ảnh đại diện chiếm tài khoản Facebook ở VN
Gần đây, nhiều người dùng Facebook liên tục nhận những tin nhắn chứa ảnh đại diện (avatar) giả dạng link video YouTube. Những liên kết này chứa mã độc đánh cắp tài khoản.
Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam cho biết họ nhận được các tin nhắn với nội dung bao gồm đường link cùng hình ảnh đại diện của mình. Liên kết này giống một đoạn video của chủ tài khoản được chia sẻ trên YouTube.
Thủ đoạn này khiến nạn nhân tò mò click vào để xem video này nói gì về mình và sập bẫy. Những tin nhắn này được gửi trực tiếp từ bạn bè của nạn nhân, khiến họ “tin tưởng” và nhấp vào đường link trên.
Mã độc lây lan nhanh vì mỗi tài khoản click vào liên kết lại trở thành một điểm phát tán mới
Khi đó, người dùng sẽ được chuyển đến một trang web có giao diện giống với YouTube, tuy nhiên đây chỉ là một trang web giả mạo, được hacker dựng lên để dẫn dụ người dùng đăng nhập tài khoản Google, hoặc đòi hỏi cài đặt thêm những phần mềm độc hại khác để xem video.
“Mình bấm vô video để xem thì nó yêu cầu phải cài thêm cái tiện ích lạ mới xem được, nhưng chỉ cần click vô hình thì toàn bộ bạn bè trên Facebook đều nhận được tin nhắn”, Ngọc Trâm sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH&NV chia sẻ.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Võ Thắng, Giám đốc trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, cho rằng những tin nhắn này đều chứa mã độc. Khi người dùng vô tình nhấp vào đường link, mã độc sẽ được cài vào máy.
Có loại mã độc tự động ghi hình từ webcam, sau đó chuyển hình ảnh ra ngoài, có loại sẽ mã hóa dữ liệu và đánh cắp thông tin.
Theo ông Thắng, những người dùng click vào đường link lạ có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân nếu phần mềm virus trên máy chưa cập nhật dữ liệu về loại mã độc đó. “Tốt nhất, người dùng Facebook không nên click vào link lạ để tránh rủi ro”, ông Thắng cho biết.
Trong năm ngoái, một số mã độc phát tán qua Facebook ở Việt Nam cũng dùng thủ đoạn tương tự để bẫy người dùng. Khi đó, kẻ gian gửi những đường link lạ có hiển thị hình ảnh trang Facebook cá nhân của nạn nhân, khiến họ tò mò và nhấp vào xem.
Theo cảnh báo từ các tổ chức bảo mật và an ninh mạng tại Việt Nam, những mã độc loại này thường tấn công thẳng vào máy tính Windows, tự động cài extension (tiện ích mở rộng) của trình duyệt để hiển thị quảng cáo.
Đối với máy Mac, link chứa mã độc thường yêu cầu người dùng đăng nhập vào website giả mạo Google, Facebook,… để xem nội dung và chiếm tài khoản của những người nhẹ dạ tin theo trò lừa đảo này.
Khải Trần
Theo Zing
Bức ảnh mèo kỳ lạ khiến người đăng bị khoá Facebook
Varun Krishnan, blogger người Ấn Độ, vừa bị Facebook khoá tài khoản sau khi chia sẻ bức ảnh mèo với bạn bè.
"Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó thật sự xảy ra với tôi", Krishnan trao đổi với tờ Mashable Ấn Độ. Câu chuyện xảy ra khi blogger này gửi cho bạn mình tấm ảnh con mèo mặc vest tìm thấy trên WhatsApp. Ngay sau đó, anh bị yêu cầu xác nhận danh tính của tài khoản Facebook Messenger. Messenger thông báo rằng tài khoản Facebook của anh đã bị vô hiệu hoá.
Bức ảnh mèo chứa những dòng chữ mờ khiến Facebook khoá tài khoản của những người đăng ảnh.
Thời điểm đó, Krishnan không nhận được lời giải thích nào từ trang mạng xã hội của Mark Zukerberg. Bức ảnh hài hước trở thành nguyên nhân cho những rắc rối của anh. Blogger người Ấn cố gắng tìm điểm bất thường của tấm ảnh, nhưng tất cả chỉ là những dòng chữ mờ khó hiểu.
Một số người dùng Facebook khác thử chia sẻ bức ảnh và rơi vào tình huống tương tự. Trong khi đó, phóng viên của tờ Mashable không bị khoá tài khoản vì hành động này.
Ít lâu sau đó, Facebook đã cấp quyền sử dụng tài khoản cho Krishnan và gửi lời xin lỗi. Tuy nhiên, mạng xã hội này vẫn không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. "Chúng tôi phát hiện ra lỗi và đã sửa lại. Chúng tôi xin lỗi vì sự phiền phức này", cộng đồng bảo mật Facebook nói với FoneArena.
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị tố rằng khoá tài khoản người dùng vì việc họ chia sẻ ảnh. Phương pháp đánh giá và kiểm tra nội dung trên mạng xã hội này bị chỉ trích rất nhiều.
Tháng trước, hơn 100 trang chế ảnh lớn của Facebook bị khoá tài khoản vì dẫn link về một trang web; còn tài khoản South African TV và Radio Producer Msizi Nkosi lại bị xoá quyền truy cập vì chia sẻ hình ảnh Swazi Maidens mặc trang phục truyền thống.
Facebook cũng từng gây bức xúc khi xoá bức ảnh Napalm Girl - tác phẩm đạt giải Pulitzer của phóng viên AP Nick Ut từ trang cá nhân của một nhà báo Na Uy. Khi đó, mạng xã hội này cho rằng bức ảnh vi phạm quy tắc ảnh khỏa thân.
Quân Quân
Theo Zing
Một số thủ thuật độc đáo khi sử dụng Facebook Không chỉ dừng lại ở những việc cập nhật trạng thái, lướt thông tin từ bạn bè, đọc tin..., có rất nhiều điều mà bạn có thể làm với dịch vụ mạng xã hội Facebook, theo Pocket-lint. Facebook sẽ thêm phần hữu dụng nếu người dùng biết chinh phục các thủ thuật Lưu ý: Hầu hết những thủ thuật dưới đây áp dụng...