Lừa gạt môi giới hôn nhân là ‘mua bán người’
Môi giới hôn nhân không bị cấm nhưng cũng chưa có khung pháp lý cụ thể nên nhiều người đã lợi dụng hình thức này để “hợp thức hóa” việc mua bán người.
Ảnh minh họa
Đánh vào tâm lý “sính ngoại”, khao khát đổi đời và sự cả tin của những cô gái trẻ, những người này luôn vẽ nên viễn cảnh sung túc, hào nhoáng về cuộc sống nơi xứ người với mục đích để những cô gái này tin vào đó và chấp nhận việc kết hôn. Điều này biến một loại hình dịch vụ trở thành “cái bẫy” đối với nhiều người và trường hợp em gái bạn là một trong số đó.
Để xác định được trách nhiệm của người giới thiệu phải căn cứ động cơ mục đích, do đó có những giả thiết sau:
Video đang HOT
- Thứ nhất, người giới thiệu chỉ có thiện chí “môi giới” cho em gái bạn, không nhằm đạt được bất kỳ lợi ích vật chất khác và bản thân họ cũng không nắm bắt được sự thật về người chồng mà chỉ nói theo những gì họ biết. Trong trường hợp này, hành vi “môi giới” của người giới thiệu không có dấu hiệu của tội phạm do đó không đặt ra vấn đề xử lý hình sự.
- Thứ hai, người giới thiệu biết về hoàn cảnh thật của chồng em bạn nhưng cố tình nói sai sự thật, thậm chí “tô vẽ” một viễn cảnh tương lai xa hoa nơi xứ người, với mục đích để em bạn chấp nhận kết hôn, sau đó giao em gái bạn cho người nước ngoài để hưởng một lợi ích vật chất nhất định. Hành vi nói sai sự thật nêu trên bản chất là sự lừa gạt của người giới thiệu nhằm biến em gái bạn thành một loại hàng hóa để trao đổi lấy lợi ích vật chất cho bản thân mình.
Trường hợp này, hành vi môi giới của người giới thiệu có dấu hiệu của “Tội mua bán người” theo quy định tại Điều 119 Bộ luật hình sự, án 2-7 năm tù.
Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP cũng quy định chi tiết về thủ đoạn môi giới hôn nhân được sử dụng để thực hiện việc mua bán người như sau: “a) Người môi giới dùng thủ đoạn cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và đã giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”.
Như vậy, trong trường hợp hành vi “môi giới” có yếu tố lừa gạt để buộc một người kết hôn với người nước ngoài nhằm mục đích đạt được một lợi ích vật chất thì hành vi này có dấu hiệu của tội “Mua bán người” theo quy định tại Điều 119, Bộ luật hình sự. Sau khi môi giới thành công, người môi giới đưa người ra nước ngoài sẽ thuộc trường hợp tăng nặng khung theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 119. Chế tài áp dụng trong trường hợp này là từ 5 năm đến 20 năm.
Theo VNE
Khởi tố một giám đốc làm giả giấy tờ, buôn gỗ lậu
Với chiêu thức làm giả hồ sơ, con dấu của hạt kiểm lâm, hai đối tượng đã hợp thức hóa hàng trăm m3 gỗ mang đi tiêu thụ.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), công an tỉnh Phú Yên xác nhận đang điều tra làm rõ vụ án vi phạm các quy định về khai báo và bảo vệ rừng.
Cơ quan công an đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng gồm: Phùng Xuân Úy (SN 1971, là giám đốc Công ty TNHH Chung Úy) và Lê Quang Vĩnh (SN 1965, cùng ngụ phường Eatam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc).
Bước đầu tại cơ quan công an cả 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trong thời gian từ tháng 1 đến 3/2013, Uý và Vinh đã lập khống hợp đồng kinh tế mua bán, vận chuyển gỗ, ký khống bảng kê lâm sản, phiếu xuất kho và hồ sơ con dấu của Hạt kiểm lâm TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm hợp thức hóa hơn 330m3 gỗ hộp từ nhóm 2 đến nhóm 3. Số gỗ này, Úy và Vinh chuyện từ Đắc Lắc về Phú Yên tiêu thụ, thu lợi bất chính.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Minh Mẫn
Theo ANTD
Không thừa nhận mại dâm là vì 'sĩ diện'? Vấn đề mại dâm có nên được thừa nhận là một nghề trong xã hội lại nóng lên khi thời gian gần đây vấn đề này được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các phiên chất vấn ở một số Hội đồng nhân dân. Câu chuyện có nên hợp thức hóa mại dâm, coi...