Lúa gạo đã trộn chung bùn đất!
Lúa, gạo, ngô… tất cả đều đa trộn chung với bùn đất. Quần áo, chăn màn cung bi vùi dưới những lớp bùn vàng bóng… Trâu bò, lợn gà trôi theo dòng nước lũ. Sau cơn “đại hồng thủy”, người dân ngheo đa trắng tay.
Nước từ sông Ngàn Trươi, Ngàn Sâu ở huyện Hương Khê đổ về đã làm cho vùng đất nghèo của huyện 30A duy nhất tại Hà Tĩnh bị ngập nặng. Đến 11h trưa 17/10, vẫn có gân 5.900 hộ dân bị cô lập, hơn 1.800 hộ bị ngập trong nươc lu.
Đang lật đật chạy đi cứu nguy cho trường học, trên người măc áo phao, chị Trương Thị Vân, giáo viên trường mầm non Hương Thọ ( Vũ Quang) nói: “Hôm qua trường này bị ngập lên đến cửa sổ, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học của trường mặc dù đã được gác lên cao nhưng vẫn bị ướt sũng. Giờ nước rút rồi chúng tôi tranh thủ dọn dẹp để mai mốt đón các em học sinh về học. Đến được đây tôi phải đi đến 3 lần đò, học sinh chắc sẽ mấy ngày nữa mới quay lại học được chứ giờ xã Hương Thọ vẫn đang bị chia cắt”.
Cây cầu nối thôn Kim Cò vơi thôn Kim Quang bị cuôn trôi môt đoan dai hơn 15 mét
Người dân bắt đầu di chuyển đồ đạc trở về sau lu lut
Nươc đang rút dần. Những con đường đang hiện dần sau màn nước còn lấp xấp, những người dân di tản sau cơn lũ đang trở về với ngôi nhà đa bi bao lu lam xiêu vẹo, đổ nát… Con đường huyện lộ 5 dài gần 30km nối từ thị trấn Vũ Quang đi xã Hương Quang vẫn còn bị chia cắt nhiều điểm. Mặc dù nước đã rút nhưng mực nước tại đập tràn ở thôn Tùng Quang vẫn đang ở mức từ 40cm đến 50cm. Để đi qua đoạn đường này rất nguy hiểm do nước chảy xiết và có nhiều vùng xoáy.
Video đang HOT
Cây cầu Công Trình nối giữa thôn Kim Cò vào vùng rốn lũ Kim Quang cũng bị nước lũ cuốn đi 15m. Trận lũ quét ập xuống thôn Kim Quang khoảng 5h30 sáng ngày 16/10. Nước lũ ào lên chỉ trong vòng 40 phút rồi nhanh chóng dâng lên hơn 2m đổ về hớn 208 hộ dân trong xã. Do vào ban ngày nên bà con đã kịp chạy lũ, nhưng toàn bộ tài sản cũng đành phó mặc cho hà bá. Trong ký ức của nhiều người dân tại đây, cơn lũ năm nay sẽ là cơn lũ kinh hoàng nhất từ trước đến nay. “Tui sống đã 53 tuổi rồi mà chưa thấy trận lũ mô nước khiếp như ri. Năm 2010, cao lắm cũng chỉ tầm mức con lạch chứ có đến thềm nhà mô” – Bà Nguyễn Thị Thức bàng hoàng kể lại.
Nước vào nhà bà Thức hơn 1m, bà cùng con gái và 2 cháu chỉ kịp vớ vội một chăn mỏng để lên trên chạn ngồi nhìn nước cuồn cuộn dưới chân. Xót xa nhất là ngôi nhà của chị Bùi Thị Thúy – con gái bà Thức. Ngôi nhà vừa mới cất ra ở riêng chưa được bao lâu giờ giờ chẳng còn gì. “Sáng sớm thấy nước bắt đầu lên dần. Em với các cháu đang ngủ ở bên nhà vội vàng chạy lên nhà mẹ em ở sát một bên. Chưa kịp dọn dẹp gì thì nhìn xuống đây thấy nhà cứ xiêu dần rồi nước lũ nhổ tất cả luôn. Phía ở nhà mẹ em nước cũng lên gần đến ngực. Mẹ em bắc thêm mấy tấm ván lên chạn tủ để mấy bà cháu ngồi lên. Em không hại chi, chỉ hại tay chân yếu không ôm nổi các cháu. Mâm, thau, nồi niêu chi cũng trôi cả. Xót nhất là nhìn mấy bao lúa hắn trôi mà không làm chi được…” – giọng chị Thúy nghèn nghẹn.
Tất cả quần áo của vợ chồng chị và các con cũng bị nước lũ cuốn trôi. Bộ quần áo rộng hơn người cũng phải lấy từ quần áo của bà Thức. Con trai chị mới 4 tháng tuổi chỉ con môi một chiếc áo len. Tranh thủ nước rút, sáng nay mấy mẹ con chị mới chạy ra vớt được một ít quần áo định đem về phơi sấy để mặc lại. “Sáng em phải xin một ít nước cháo ở mấy nhà có bếp gas cho cháu ăn. Nhà có củi mà ướt cũng không dùng được.Nhà em giờ không có chi nữa cả, ra hết ngoài kia rồi”, chỉ Thúy chỉ tay về phía cuối con lạch có mấy mái tranh thấp thoáng.
Nước lũ rút nhanh nhưng hiện tại đời sống của người dân tại đây vẫn rất khó khăn nhất là nguồn lương thực và nguồn nước. Phần lớn giếng ăn các hộ dân vẫn còn đục, chưa thể sử dụng.
Mấy ngày qua, gia đình anh Nguyễn Văn Quyết và rất nhiều hộ dân khác tại thôn Kim Quang vẫn đang ăn uống trông chờ vào những nhà dân ở trong thôn. Nước vào nhanh anh và các con chỉ kịp lên sạp để đứng. 10 bao gạo trong nhà giờ chỉ còn 1 bao nhưng bị ẩm mốc. Số ngô còn lại cũng hoà chung với bùn đất, sáng nay vợ chông anh cố gắng vớt vát lại một ít để ngâm đãi nhưng xem ra vô vọng. Đàn gia cầm hơn 50 con cũng bị chết hết, còn trơ lại chiếc chuồng trông trơn.
Ngô trộn bùn
Ông Nguyễn Đình Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Hương Quang (Vũ Quang) vừa đi kiểm tra ở cơ sở về cho biết: “Có 4 nhà ở tại thôn Tùng Quang, Kim Quang đã bị cuốn trôi hoàn toàn. Kèm theo đó là hàng trăm ha hoa màu, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp cũng bị tàn phá theo lũ. Có khoảng 50 – 60 con trâu, bò tài sản giá trị nhất của những người nông dân cũng bị trôi theo nước, thiệt hại mà xã phải gánh chịu là không thể kể hết”.
Sau trận lũ nhiều gia đình tại đây đang phải đối mặt với cảnh trắng tay và nợ nần. Nghĩ về đàn bò đang không biết trôi về đâu, bà Nguyễn Thị Châu (xóm Kim Thọ – xã Hương Quang) thở dài: “Có lẽ mất hết thật rồi, cả đàn bò 80 con giờ có thấy con mô về chuồng mô”. Hiện chồng bà là ông Phan Quyến cùng con trai vẫn đang đi xuôi về các xã Hương Đại, Hương Thọ để tìm bò. Hai ngày sau lũ, gia đình bà vẫn mai miêt đi tìm số “cơ nghiệp” nhưng vô vọng. Được biết, để có nhưng con trâu bo nay, gia đình bà Châu phải vay hơn 700 triệu đồng chưa tra.
Phượng Vũ
Theo Dantri
Bão lũ làm ít nhất 21 người chết và mất tích, 92 người bị thương
Sau bão, nước lũ tiếp tục bủa vây người dân các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình. Đã có ít nhất 21 người chết và mất tích, 92 người bị thương...
Theo báo cáo sơ bộ từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phong chống lụt bão TƯ, sau bão sô 11 là mưa lớn tập trung diễn ra trong thời gian ngắn. Bơi vây các tỉnh tư Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh nhiều nơi người dân đang bị cô lập trong lũ. Số người chết và mất tích tăng từng ngày. Báo cáo mới nhất từ các địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam... cho biết, đã có 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người khác bị thương.
Do ngập lụt, tình hình giao thông tại nhiều địa phương đang gặp nhiều khó khăn, nhiều khu vực dân cư bị cô lập trong lũ.
Nhiêu trương hoc ơ Nghê An ngâp trong nươc lu (Ảnh: Nguyễn Duy)
Nghệ An báo cáo, đường QL7 nhiêu đoan ngâp sâu nưa met. Đường ĐT531 co nơi ngập tơi 2,5m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm tiêu vè báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo an toan giao thông. Đến sáng nay 18/10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã thuôc cac huyên Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Nghi Xuân. Quốc lộ 8A co đoan ngâp sâu, co đoan sạt lơ gây ach tăc.
Nhiều tuyến đương thuộc các tỉnh Quảng Trị, TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... còn đang bị ngập, sạt lở. Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17/10 (riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong).
Bão số 11 cũng gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân và chính quyền tinh Quảng trị, Quảng Ngãi, Kon Tum... Đã có trên 500 ngôi nhà bị sập, trôi; trên 12 nghìn nhà bị tốc mái, hư hỏng; gần 200 nhà khác bị ngập.Trên 20 trường học tại các địa phương bị tốc mái, hư hỏng, nhiều trụ sở cơ quan, bệnh viện bị ngập, tốc mái, hư hỏng. Bão gây thiệt hại nặng đối với ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, làm 41 tàu thuyền bị chìm trong khu neo đậu, 36 tàu thuyền khác bị hư hỏng...
Các địa phương báo cáo vẫn đang triển khai công tác khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường cũng đang được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất của nhân dân.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Lũ nhấn chìm nhà dân, 8 người chết và mất tích Mưa lớn, kết hợp với thủy điện xả lũ đã nhấn chìm hàng ngàn căn nhà của người dân ở 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong biển nước; ít nhất 8 người đã chết và mất tích do nước lũ. Nhiều nơi ở Hà Tĩnh nước lũ nhấn chìm nhà dân trong biển nước Mưa lớn do ảnh hưởng của bão...