Lừa được gần 100 tỷ, vẫn ở nhà thuê cấp 4
Siêu lừa Nguyễn Thị Nhã
Lừa gần trăm tỷ đồng như thế nhưng khi bị bắt, trong túi của Nhã chẳng còn đồng nào, một số tài khoản của Nhã tại các ngân hàng thì rỗng không. Theo lời khai của Nhã, cô ta sử dụng chi tiêu cá nhân và trả nợ. Điều này xem ra chưa hợp lý, bởi hiện Nhã cũng chỉ đang ở thuê trong một căn hộ cấp 4 xập xệ với giá 1,6 triệu đồng/tháng, ăn mặc thì xuềnh xoàng, cũng không có dấu hiệu chơi bời, quán xá.
Siêu lừa này là Nguyễn Thị Nhã, 28 tuổi, trú tại phường Hoa Lư, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Một cô gái học giỏi, từng tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, thế nhưng lại vận dụng trí tuệ của mình vào trò lừa đảo cực kỳ tinh vi. Nhã giới thiệu mình làm ở Tập đoàn VNPT, giả danh là em họ của ông Trần Lê Nguyên Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT để lôi kéo các cổ đông vào kinh doanh thẻ điện thoại, thẻ mạng, thẻ game, thẻ cáp quang… với lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Chẳng hạn, mua 100 thẻ điện thoại trị giá 88 triệu đồng, chỉ 10 ngày sau, sẽ đổ cho các đại lý, người góp vốn (tạm gọi là cổ đông) đã được hưởng lãi 10 triệu đồng. Mua 200 thẻ trị giá 176 triệu đồng thì được chia lãi 20 triệu đồng. Trong khi đó, các cổ đông chỉ việc góp tiền, còn Nhã sẽ chịu trách nhiệm lấy hàng, xả hàng, rồi chuyển tiền vốn và lãi cho cổ đông.
Trong các cuộc gặp, nhận tiền với các cổ đông, Nhã khôn ngoan đều hẹn lên Phòng Giao dịch của Tập đoàn VNPT ở phố Đinh Tiên Hoàng. Rồi lựa đúng thời điểm cổ đông đến, cô ta đi ra từ cửa của Phòng Giao dịch này và đưa cổ đông ra quán nước gần đó làm việc cho “cơ quan đỡ thắc mắc việc kinh doanh bên ngoài”. Lúc đầu, các cổ đông cũng bỏ tiền ít một để mua những lô nhỏ. Đúng hạn, Nhã chuyển tiền lãi và vốn đầy đủ cho họ. Sau đó, Nhã nói rằng, có những lô hàng lớn hơn, cần điều động thêm vốn lớn hơn. Vì có kiến thức học tại trường đại học nên những vấn đề Nhã đưa ra về thị trường và kinh doanh khá hợp lý và thuyết phục các cổ đông.
Một biện pháp Nhã đưa ra rất có hiệu quả, đánh vào lòng tham của các cổ đông, đó là nếu mua những lô hàng lớn, cổ đông sẽ được thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị cao như điện thoại iPhone, máy tính Ipad, xe máy Honda SH, hoặc LX… Thực tế, cô ta đã “đầu tư” mua hai chục cái điện thoại di động iPhone, hàng chục iPad, gần chục chiếc xe máy SH, LX để làm quà khuyến mại trước cho các cổ đông, để họ càng tin tưởng và ham lời. Sau khi cầm được vốn kha khá của họ, cô ta chuồn luôn.
Video đang HOT
Người đầu tiên bị Nhã lừa là chị Lê Thị Kiều T., trú tại quận Ba Đình (Hà Nội). Trước đây, Nhã thuê nhà ở cạnh mẹ đẻ của chị T. và nhận bà là mẹ nuôi. Cứ một điều mẹ, hai điều con ngọt xớt như vậy, mục đích cuối cùng của Nhã chỉ là bắt mối với chị T. để dụ chị vào trò kinh doanh thẻ như nêu trên. Tin lời Nhã, chị T. đã chuyển cho cô ta gần 22 tỷ đồng. Ngoài ra, chị T. còn rủ người bạn của mình là chị Trần Thị Th., trú tại quận Đống Đa góp vốn với Nhã để kinh doanh. Lúc đầu, chị Th. chung với chị T. góp vốn cho Nhã. Đến cuối tháng 8/2012, chị Th. không chung với chị T. nữa mà trực tiếp góp vốn đầu tư cho Nhã.
Từ tháng 4/2012 đến tháng 11/2012, chị Th. đã chuyển tiền nhiều lần cho Nhã qua tài khoản của cô ta tại ngân hàng BIDV, Techcombank. Trong quá trình huy động vốn của chị Th., để tạo lòng tin, thỉnh thoảng, Nhã chuyển cho chị Th. vài chiếc điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, xe máy SH không giấy tờ, nói là quà khuyến mại của công ty tặng chị Th.. Tuy nhiên, nhiều lần thấy Nhã hứa hẹn xả hàng rồi chuyển trả cả tiền gốc và lãi mà không làm, chị Th. đã tìm gặp Nhã đòi ráo riết. Nhã mới trả cho chị Th. được 820 triệu đồng nhưng sau đó lại rỉ rả rằng cần tiền “để tiếp các sếp” cho thuận lợi việc kinh doanh tiếp theo của hai chị em nên yêu cầu chị Th. chuyển lại 180 triệu đồng. Sau đó, chị Th. không liên lạc được với Nhã luôn. Theo tố cáo của chị Th., số tiền Nhã đã chiếm đoạt của chị là hơn 33 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn một nạn nhân khác tên là Nguyễn Thị M. đã làm đơn tố cáo bị Nhã lừa đảo với thủ đoạn tương tự, chiếm đoạt của bà số tiền hơn 38 tỷ đồng.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của các nạn nhân, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C45) đã giao cho các điều tra viên của Phòng 9 điều tra, thụ lý. Qua xác minh, các điều tra viên phát hiện Nhã không hề làm việc cho VNPT, cũng không có người anh họ nào là Phó Tổng Giám đốc VNPT. Mọi hành vi của Nhã nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân mà thôi. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, các điều tra viên đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Nhã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khám xét nơi ở của Nhã, cơ quan Công an thu được một số tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo, trong đó có hóa đơn mua 3 chiếc xe SH, 3 chiếc xe LX… Sau đó, ngày 14/3, cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Thị Nhã.
Lừa gần trăm tỷ đồng như thế nhưng khi bị bắt, trong túi của Nhã chẳng còn đồng nào, một số tài khoản của Nhã tại các ngân hàng thì rỗng không. Vậy khoản tiền “khủng” lừa đảo được ở đâu? Theo lời khai của Nhã, cô ta sử dụng chi tiêu cá nhân và trả nợ. Điều này xem ra chưa hợp lý, bởi hiện Nhã cũng chỉ đang ở thuê trong một căn hộ cấp 4 xập xệ với giá 1,6 triệu đồng/tháng, ăn mặc thì xuềnh xoàng, cũng không có dấu hiệu chơi bời, quán xá. Đây cũng là một vấn đề đang được các điều tra viên quan tâm, làm rõ.
Ngoài 3 bị hại nói trên, theo các điều tra viên, số người bị Nhã lừa đảo theo kiểu này chưa thể dừng lại. Bởi theo tài liệu các anh nắm được, ngay trước ngày bị bắt, dù đang bị các bị hại truy lùng gắt gao, Nhã vẫn lén hẹn gặp một cổ đông khác, quê ở Hải Phòng, bị cô ta cho vào “tròng” tại phố Đinh Tiên Hoàng để nhận của người này 300 triệu đồng.
Đề nghị ai là nạn nhân của Nguyễn Thị Nhã, liên hệ với điều tra viên Nguyễn Hoàng Hà, Phòng 9 Cục C45, số điện thoại 0904861855 để phối hợp giải quyết.
Theo 24h
Giả người nước ngoài, vờ tặng quà để lừa đảo
Tang vật vụ việc (ảnh minh họa)
Ngày 12/3, Phòng CSHS Công an Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Minh Thi (SN 1988, quê Đồng Nai) về hành vi sử dụng mạng internet để chiếm đoạt tài sản.
Thi khai, trong thời gian du học tại Malaysia quen một số người gốc Phi. Những người này bàn với Thi sẽ lấy ảnh và tên giả tự xưng là người quốc tịch Anh để chat, làm quen với phụ nữ Việt Nam.
Đến khi "thân thiết" các đối tượng sẽ giả vở gửi cho bị hại một kiện hàng có giá trị lớn. Nhằm củng cố lòng tin cho "con mồi", các đối tượng gửi cho họ đường link vào một website của một Cty chuyển phát nhanh (thực chất trang web giả do các đối tượng lập ra) để kiểm tra thông tin kiện hàng sắp được nhận.
Đến gần ngày "nhận hàng", Thi gọi điện cho bị hại, tự xưng là cán bộ Hải quan đang giữ kiện hàng từ Anh gửi về và đề nghị bị hại nộp tiền "thuế hải quan sân bay" và lót tay từ 550 - 15.000 USD mới trả hàng. Sau khi bị hại chuyển tiền, Thi cắt đứt liên lạc.
Bước đầu, công an làm rõ có 2 bị hại đã bị nhóm của Thi lừa 200 triệu đồng.
Theo 24h
Lừa hàng chục hộ dân với chiêu xuất khẩu LĐ Nguyễn Đức Lễ và Nguyễn Tuấn Anh tại Trại tạm giam Công an Khánh Hòa. Với lời hứa đưa đi xuất khẩu lao động, hai đối tượng đã chiếm đoạt của hàng chục người với số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng. Chiều 6/3, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa thi hành lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng Nguyễn...