Lừa đảo xuất khẩu lao động: Nhận tiền rồi bỏ trốn
Dù không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên quảng cáo, thu tiền của hàng chục người rồi đóng cửa, biến mất
Nạn nhân gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, trong khi kẻ lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Điển hình là Công ty TNHH Ngoại ngữ và Dịch thuật quốc tế Hàn Quốc Hana (gọi tắc là Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana). Doanh nghiệp này được cấp phép thành lập vào ngày 26-5-2014 do bà Lê Thị Kim Tiếm (SN 1982) làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Địa chỉ công ty nằm ở 27/1/2 Nguyễn Văn Cự, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM. Hiện văn phòng công ty đã đóng cửa, bà Tiếm mất liên lạc và đi khỏi nơi cơ trú.
Dính quả lừa
Trong đơn tố cáo gửi đến Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Hóa cho biết từ tháng 6-2016, bà Tiếm đã nhận của ông và 7 người khác ở tỉnh Quảng Bình 870 triệu đồng và 15.000 USD với hợp đồng đưa 8 người sang Hàn Quốc làm việc. Sau khi ký hợp đồng, nhận tiền đầy đủ, bà Tiếm không thực hiện những điều khoản đã ký mà hứa hẹn, ký thêm phụ lục, làm bản cam kết sẽ sớm đưa con em của họ sang Hàn Quốc trong thời gian không xa.
Đơn khiếu kiện và căn nhà được cho là trụ sở của Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana
Video đang HOT
Chờ quá lâu không thấy bà Tiếm làm thủ tục cho con, ông Hóa và nhiều người đến trụ sở công ty hỏi thăm. Tại đây, bà Tiếm tiếp tục đưa ra các giấy tờ mà sau này họ mới biết là giả mạo, gồm visa và vé máy bay để giải thích rằng phía đối tác Hàn Quốc có trục trặc nên trấn an mọi người đợi một thời gian nữa. Những lần lên công ty hỏi thăm, ông Hóa mới biết không chỉ có nhóm của ông mà còn hàng chục, gần cả trăm nạn nhân như mình. “Bà Tiếm cho chúng tôi ký cam kết sẽ xuất cảnh vào tháng sau, nếu không sẽ hoàn tiền lại, mà chúng tôi ký vài lần như vậy. Quá chán nản, chúng tôi không ký nữa mà xin rút hồ sơ, đòi lại tiền. Ngay khi thấy chúng tôi có ý lấy lại tiền, bà Tiếm tìm mọi cách để khất lần khất lữa và cho đến giờ này, đã gần 3 năm, chúng tôi “tiền mất – tật mang” – ông Hóa than thở.
Tháng 8-2018, nhóm của ông Hóa gửi đơn kiện lên Công an TP HCM với mong muốn lấy lại số tiền đã vay mượn đóng cho bà Tiếm để tìm hướng khác cho con em họ. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính được chuyển lòng vòng từ thành phố xuống quận, từ quận lên thành phố, rồi xuống cả phường làm cho những người nông dân ít hiểu biết pháp luật như ông Hóa nản lòng. Mãi sau đó, ông Hóa và nhóm của ông mới nhận được thư phúc đáp và hướng dẫn trình báo tại Công an quận Bình Tân, nơi Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana đóng trụ sở. Tuy nhiên, khi nhóm ông Hóa làm theo hướng dẫn và được Công an quận Bình Tân tiếp nhận và cho đến nay, họ vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào.
Văn phòng đóng cửa, chủ biến mất
Theo thư phản ánh của các nạn nhân, phóng viên đã tìm đến địa chỉ của Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana trên đường Nguyễn Văn Cự. Tuy nhiên, văn phòng đã đóng cửa, hỏi các nhà bên cạnh thì được biết văn phòng này đã không còn hoạt động kể từ khi hằng ngày có hàng chục người đến đòi tiền, gây mất trật tự một thời gian. Chúng tôi liên lạc vào các số điện thoại của bà Tiếm và công ty mà nạn nhân cung cấp nhưng không kết nối được.
Theo điều tra của phóng viên, Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana được cấp phép thành lập vào ngày 26-5-2014 do bà Lê Thị Kim Tiếm làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Địa chỉ nằm ở số 1165/4/2 Tỉnh lộ 10, khu phố 9, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM. Sau đó, văn phòng công ty chuyển về số 27/1/2 Nguyễn Văn Cự, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM. Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana đăng ký trên giấy phép kinh doanh 2 mã ngành: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (mã: 7490) và Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (mã: 85590).
Phóng viên đã điều tra, xác minh qua cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, hành vi thu tiền, làm hợp đồng đưa người sang Hàn Quốc làm việc của Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, điều mà hàng trăm lao động bị lừa đang băn khoăn, lo lắng là sự việc đã diễn ra khá lâu, họ đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng kêu cứu nhưng đến nay, vẫn chưa có kết quả, kẻ lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Công an TP HCM vào cuộc
Một điều tra viên Cơ quan CSĐT ( PC03), Công an TP HCM, cho biết đã nắm được vụ việc và sau quá trình điều tra, xác minh, PC03 khẳng định Công ty Quốc tế Hàn Quốc Hana không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài. Kết quả xác minh tại Công an phường Tân Tạo A và Công an phường Tân Tạo, quận Bình Tân, được biết: đương sự Lê Thị Kim Tiếm, sinh ngày 16-6-1982, chứng minh nhân dân số 301090625, cấp ngày 11-4-2008 tại Công an tỉnh Long An, hiện không có mặt tại địa phương, đi đâu không rõ và không báo lại chính quyền nơi cư trú.
Để phục vụ công tác điều tra và xử lý vụ việc theo pháp luật hình sự, PC03 đã ra thông báo tìm người có liên quan, yêu cầu bà Lê Thị Kim Tiếm đến PC03, Công an TP HCM để làm rõ những nội dung liên quan đến vụ việc đang điều tra.
Theo nld.com.vn
Hải Phòng : Bắt quả tang 9 nhân viên bến phà bán vé quay vòng
Công an Hải Phòng vừa bắt giữ 9 cán bộ, nhân viên làm việc tại bến phà Gót - Cái Viềng vì đã có hành vi bán vé quay vòng nhằm trục lợi bất chính.
Thông tin từ Công an TP.Hải Phòng cho biết, vào khoảng 15h10 ngày 26.4, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an TP.Hải Phòng đã bắt quả tang nhân viên tại 2 đầu bến phà Gót - Cái Viềng (thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng) thực hiện hành vi quay đầu vé bán cho khách.
Bến phà gót.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Phòng PC03 đã bắt giữ 9 nhân viên làm việc tại bến phà này để phục vụ công tác điều tra.
Theo nguyên tắc, khi khách mua vé ở quầy bán vé rồi đi qua cửa soát vé, nhân viên soát vé phải xé vé và trả lại vé cho khách. Tuy nhiên, các nhân viên tại 2 đầu bến phà Gót - Cái Viềng đã cố ý không xé vé và giữ lại các vé còn nguyên rồi đưa ra quầy vé bán lại, thu tiền bất chính. Vé được quay đầu chủ yếu là vé ô tô và xe máy.
Bên cạnh đó, nhóm cán bộ, nhân viên bến phà này còn cho các phương tiện chạy theo tuyến, chở hàng trọng tải lớn trả tiền trực tiếp để qua phà mà không lấy vé.
Sáng 27.4, trao đổi với PV Dân Việt về sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Phát - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng xác nhận: "Công ty đã nhận được thông tin từ cơ quan công an về việc 9 nhân viên bị tạm giữ về hành vi bán vé quay vòng ở bến phà Gót - Cái Viềng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, công ty đã cử một cán bộ xuống đảm nhiệm chức vụ bến trưởng thay bến trưởng đang phải viết tường trình phục vụ công tác điều tra, đồng thời ổn định tinh thần cán bộ nhân viên phục vụ người dân đi phà trong dịp lễ 30.4".
Ông Phát cũng cho biết thêm, đây không phải là lần đầu xảy ra sự việc trên, mặc dù Công ty đã nhiều lần kiểm tra, chấn chỉnh, kể cả xử lý cán bộ ở bến phà Gót - Cái Viềng.
Theo Danviet
Đột kích 2 kho hàng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc Kiểm tra 2 kho hàng kinh doanh hàng hoá ở phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, công an phát hiện có nhiều thùng hàng hoá không có hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ... Ngày 10-3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Đồng Nai cho biết vừa...