Lừa đảo trên Facebook tiếp tục hoành hành
Liên tiếp những ngày gần đây, tin nhắn rác trên Facebook tiếp tục tấn công người dùng một cách mạnh mẽ hơn và phương thức lừa đảo vẫn nhắm vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng.
Tin nhắn rác trên Facebook liên tiếp tấn công người dùng
Theo phản ánh của anh Tiến Lực (ngụ quận 8, TPHCM): “Cách đây ít lâu, tình trạng tin nhắn rác, spam trên Facebook Messenger đã ít hẳn đi thì một tuần trở lại đây, nó lại trở lại với mật độ dày đặc hơn. Đáng chú ý, đa phân tin nhắn giả danh nhà cung cấp Facebook.”
Trong khi đó, theo chị Ánh Trâm (ngụ Thủ Đức, TPHCM): “Không chỉ tin nhắn lừa đảo nói trúng thưởng với giải thưởng hấp dẫn mà tôi còn nhận rất nhiều tin nhắn chào bán SIM, nhìn mà thấy nản.”
Theo nội dung gửi về cho Dân trí, các tin nhắn lừa đảo trên Facebook hiện nay đều có phương thức hoạt động tương tự như trước đây. Cụ thể, tin nhắn lừa đảo mạo danh nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội Facebook thông báo tài khoản của người dùng trúng thưởng giải nhất của chương trình “Tri ân khách hàng Facebook Messenger quý III/2015″. Trong thông báo, giải thưởng rất giá trị với tổng giải thưởng lên đến 172 triệu đồng. Những kẻ lừa đảo yêu cầu người dùng gọi đến số điện thoại được ghi trong tin nhắn để làm hồ sơ nhận giải hoặc truy cập vào một website thông báo dự thưởng.
Về hình thức, như đã nói trước đây, những dạng lừa đảo không mới và phương thức lừa đảo không quá cao siêu. Chúng đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của người dùng với những món hời lớn. Khi truy cập và hoàn tất các thủ tục, những tên lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng nộp lệ phí bằng nhiều hình thức như chuyển khoản, nạp thẻ cào… Tùy vào giải thưởng và mức độ lừa đảo mà các tin tặc đưa ra “lệ phí” cao hay thấp.
Chưa kể, có nhiều website còn được lập ra để người dùng hoàn tất hồ sơ với việc đăng nhập tài khoản Facebook trên website lừa đảo. Từ đó, chúng sẽ chiếm quyền điều khiển tài khoản và phát tán tin nhắn rác đến những tài khoản bạn bè trong danh sách của bạn.
Video đang HOT
Tin nhắn bán SIM trên Facebook gây nhức nhối
Mặt khác, tin nhắn rác trên Facebook chào bán SIM cũng đang gây nhức nhối cho người dùng. Chị Trâm cho biết: “Mỗi lần thấy tin nhắn chào bán SIM trên Facebook là chỉ muốn xóa ngay. Tại sao các nơi bán SIM lại đi chọn các hình thức phát tán như trên, không chỉ gây phản cảm, khó chịu và không thể tìm đến những khách hàng tiềm năng. Chưa kể, đó là một vết nhơ về thương hiệu và mỗi lần nghe cái nơi bán SIM chỉ muốn quay lưng mà đi.”
Người dùng cần tỉnh táo trước những tin nhắn lừa đảo thông báo trúng thưởng trên Facebook. Chú ý, không nhấp vào những đường dẫn lạ và các website không uy tín. Hãy cài đặt một phần mềm diệt virus có chứa tính năng bảo vệ khi kết nối Internet, giúp cảnh báo và loại bỏ những mối nguy hại được tải về từ Internet…
Quốc Phan
Theo Dantri
Nguy cơ nào khiến người dùng bị chiếm đoạt tài sản trên Facebook
Trong bài viết trước, báo ĐS&PL đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về lừa đảo trên mạng xã hội. Trong kỳ này, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân.
LTS: Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, nạn lừa đảo càng phức tạp bởi nhiều chiêu trò. Điều này cũng gây khó cho cơ quan chức năng trong điều tra, ngăn chặn. Báo Đời sống & Pháp luật xin gửi tới quý độc giả loạt bài: "Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và viễn thông".
Để độc giả hiểu rõ hơn những nguy cơ người dùng mạng xã hội phải đối mặt hàng ngày khi tham gia mạng xã hội, phóng viên báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Hữu Trung - Chuyên gia an ninh hệ thống Công ty cổ phần BKAV.
PV: Trước hết, là một chuyên gia an ninh mạng, xin anh hãy cho biết, người dùng mạng xã hội hàng ngày đang đối mặt với những nguy cơ bị đánh cắp tài khoản, thông tin cá nhân như thế nào?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Theo như đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng thuộc BKAV, tình trạng lừa đảo đánh cắp tài khoản mạng xã hội rồi chiếm đoạt tài sản đang diễn biễn phức tạp và ngày càng nở rộ. Thực chất, các hành vi lừa đảo đều bắt nguồn từ việc người sử dụng để lộ thông tin tài khoản dẫn đến những hệ lụy về sau. Theo như thống kê của BKAV trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có hơn 1000 trang web giả mạo facebook được lập ra.
Thủ đoạn của những kẻ đánh cắp tài khoản này tương đối giống nhau, từ một trang web được lập ra như đã nói ở trên, khi người dùng truy cập vào thấy giống giao diện Facebook sẽ điền các thông tin tài khoản để truy cập dẫn đến việc các đối tượng xấu có thể có được các thông tin này và đánh cắp tài khoản.
PV: Ngoài ra nguyên nhân nào khiến người sử dụng mạng xã hội có nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Ngoài việc chúng ta không biết mà nhấn vào những website giả mạo để lộ thông tin rồi bị chiếm tài khoản dẫn đến bị lừa đảo, một bộ phận người sử dụng khác lại trực tiếp gửi thẻ hay tiền cho đối tượng lừa đảo. Đây không còn là việc liên quan đến kỹ thuật nữa mà là vấn đề cho ý thức của người sử dụng.
Anh Nguyễn Hữu Trung - chuyên gia an ninh mạng công ty BKAV
PV: Theo nghiên cứu của công ty BKAV, có hay không việc cá nhân nào đó có thể kích lượng like, share trên facebook mà không cần dùng chức năng quảng cáo? Vì đây là hình thức lừa đảo phổ biến của các đối tượng nhắm vào người sử dụng Facebook để kinh doanh.
Anh Nguyễn Hữu Trung: Các đối tượng xấu ít nhiều có thể thực hiện hành vi tạm gọi là hack like, share. Để làm được điều này, với các hình thức chiếm đoạt thông tin đăng nhập như đã nói ở trên, chúng sẽ sử dụng tài khoản của chúng ta để like, share các fanpage trên mạng xã hội. Một hình thức khác được nhóm đối tượng áp dụng là post những hình ảnh, ứng dụng độc lên facebook, khi người dùng không biết, nhấn vào sẽ dính mã độc và tự động like, share mà không biết.
Như vậy, các hình thức kiểu như hack like đều là phi pháp và hoàn toàn có thể gây tác dụng ngược với người sử dụng.
PV: Phía các đơn vị an ninh mạng đã có những biện pháp nào cảnh báo tới cộng đồng mạng nhằm tránh những sự việc đáng tiếc hay chưa?
Anh Nguyễn Hữu Trung: Chúng tôi đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người sử dụng mạng xã hội nhưng hầu hết mọi việc đều quyết định bởi yếu tố cẩn trọng của người sử dụng. Ví dụ như khi nhận được các tin nhắn thông báo trúng thưởng, khuyến mãi thì mọi người nên xác thực các thông tin này bằng cách tìm hiểu về các đơn vị tổ chức sự kiện như vậy.
Hoặc một trường hợp khác là khi được bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, chúng ta toàn toàn có thể gọi điện, nhắn tin để xác thực trước khi thực hiện giao dịch. Chính sự chủ quan của người sử dụng là yếu tố quan trọng khiến đối tượng xấu có thể thực hiện hành vi lừa đảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành Trung (thực hiện)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Từ một cú click, triệu tin nhắn rác "quấy quả" người dùng Rao bán chào mua các dự án bất động sản, tải nhạc, trò chơi, quảng cáo sim số đẹp, thậm chí tung cả tin đồn chính trị... là "nghìn lẻ một" kiểu tin nhắn rác đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều chủ thuê bao di động. Với cách thức phát tán vô cùng đơn giản, mức giá mỗi tin nhắn...