Lừa đảo qua tin nhắn mang màu sắc… tình yêu
Anh Nguyễn Văn Hải, ở quận Long Biên, Hà Nội phản ánh qua đường dây nóng báo: “ Thời gian gần đây tôi nhiều lần nhận được những tin nhắn rất “mùi mẫn” vào buổi tối, thậm chí là ban đêm.
Tin nhắn từ những số ĐT lạ nhưng đều có nội dung tương tự, kiểu như “em rất nhớ anh, hãy ĐT cho em nhé”; “em muốn tặng cho anh món quà…”, “nếu anh không nằm bên vợ thì hãy ĐT cho em”. Tuy nhiên, số liên hệ lại là 1900… Kiểu tin nhắn này làm vợ chồng tôi lục đục vì ghen tuông.
Tương tự, chị Liên ở huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng nhận được các tin nhắn: “Chúc mừng bạn được 1 người bạn tên T gửi tặng 1 bài hát qua tổng đài 19002167 cùng lời nhắn “T rất nhớ bạn”. Gọi nghe bài hát và tâm sự của T bạn nhé”; “Lúc 17g, một người bạn tên H quan tâm bạn rất lâu nhưng không dám nói, H gọi điện đến 19003441 gửi tặng bạn 1 món quà. Gọi nhận quà và nói chuyện với H bạn nhé”… Khi chị Liên gọi đến số 19002167 thì đây là Tổng đài âm nhạc và bị mất 15.000 đồng…
Ảnh minh họa
Sáng 25-6, ĐT của anh Hoàng ở quận Hà Đông nhận được tin nhắn từ số 01679713781 với nội dung: “Gọi vào số 19001279… Em gửi tặng món quà đặc biệt, nhớ nghe lời nhắn rồi trả lời em nhé. Em T”. Tất nhiên, vì đã cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo núp bóng “tình yêu” này, anh Hoàng không ĐT nên không mất 15.000 đồng…
Theo tìm hiểu của PV, loại tin nhắn kiểu này đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây vì không ít người chưa có kinh nghiệm gọi đến các đầu số 1900… và bị mất tiền oan. Anh Hoàng cho biết: “Nếu muốn nghe nhạc, tôi có laptop, có dàn âm thanh gia đình, nghe cả đêm cũng không mất đồng nào. Còn tin những tin nhắn này gọi điện thoại đến số được hướng dẫn là mất ít nhất 15.000 đồng để nhận lại cái bực mình. Các trung tâm nội dung (VD 19001279, 19002167…) làm ăn bậy bạ thì các nhà mạng, đơn vị cho thuê đầu số (Viettel, Vinaphone…) phải chịu trách nhiệm vì đây rõ ràng là tin nhắn lừa đảo”.
Video đang HOT
Điều đáng nói là tất cả các số nhắn tin đến “gạ gẫm” anh Hải, anh Hoàng, chị Liên đều là số rác, gọi lại không được nhưng đích đến lại là những tổng đài âm nhạc 1900… được quản lý chặt chẽ bởi các nhà mạng. Sự lừa đảo là quá rõ, ngoài việc mất tiền, những tin nhắn kiểu này còn dẫn nhiều cặp vợ chồng đến bờ vực đổ vỡ do ghen tuông… Tất nhiên, việc xử lý các nhà mạng là chính đáng và đơn giản vì có bằng chứng, có chế tài xử lý. Vậy tại sao các nhà mạng và Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông không làm?
“Lừa đảo qua tin nhắn mang màu sắc “tình yêu” là đê hèn, không thể chấp nhận được”; “Đừng để khách hàng mất lòng tin”… là những thông điệp khách hàng gửi đến các nhà mạng…
Liên tiếp xảy ra những vụ người Trung Quốc trộm cắp
- Thời gian gần đây cơ quan chức năng liên tục bắt giữ những đối tượng người Trung Quốc có hành vi chiếm đoạt tiền bằng các thẻ ATM, thẻ tín dụng giả. Đáng nói các đối tượng này đã trang bị rất nhiều "đồ nghề" để sản xuất "công cụ" gây án...
Bắt tại trận đối tượng 8x đang rút trộm tiền của ngân hàng
Chiều 19/6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa bắt quả tang một người Trung Quốc có hành vi dùng thẻ rút tiền giả để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng Việt Nam tại các cây ATM...
Tang vật vụ án được cơ quan chức năng thu giữ.
Trước đó, qua công tác trinh sát, Đội 4 PC50 phát hiện khoảng 1 tháng nay trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện một ổ nhóm các đối tượng người nước ngoài chuyên sử dụng thẻ ATM giả để thực hiện chiếm đoạt tiền với số tiền lên đến trên 100 triệu đồng tại các cây ATM.
Lập án đấu tranh, đêm 18/6, tại một cây rút tiền ATM trên đường Nguyễn Trãi thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, tổ công tác Đội 4 Phòng PC50 bắt quả tang Feng Hai Qiang (Phong Hải Cường, sinh năm 1989, ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đang có hành vi dùng thẻ rút tiền giả để rút tiền. Kiểm tra tư trang của Feng Hai Qiang, cơ quan công an thu giữ 14 chiếc thẻ giả các loại, 6,5 triệu đồng mà đối tượng vừa rút được cùng rất nhiều "đồ nghề" để sản xuất thẻ rút tiền giả như máy dập mã số thẻ, máy dập phủ từ, phủ nhũ, phủ bạc lên thẻ... Cơ quan công an cho biết, số thẻ giả thu giữ của Feng Hai Qiang trên bề mặt có in tên một số ngân hàng Trung Quốc nhưng thông tin chủ thẻ lại là người Việt Nam. Đây là một thủ đoạn trộm cắp thông tin thẻ hoàn toàn mới bởi trước đây, các đối tượng sử dụng thẻ giả rút tiền đều trộm cắp thông tin thẻ của người nước ngoài.
Đối tượng Feng Hai Qiang tại cơ quan điều tra.
Theo khai nhận của Feng Hai Qiang, nếu rút tiền trót lọt, anh ta sẽ được đồng bọn chia cho 30% trên tổng số tiền chiếm đoạt được. Toàn bộ "đồ nghề" sản xuất thẻ rút tiền giả được các đối tượng mang từ Trung Quốc sang Việt Nam, sau đó thuê khách sạn ở để thực hiện việc làm thẻ giả.
Hiện Phòng PC50 đang phối hợp Phòng PC45 truy bắt đồng bọn của Feng Hai Qiang đang bỏ trốn, đồng thời xác định các bị hại và tổng số tiền thiệt hại mà ổ nhóm phạm tội này đã chiếm đoạt được trong thời gian vừa qua.
4 đối tượng người Trung Quốc gạ gẫm lái xe taxi cho ăn trộm tiền
Trước đó, ngày 29/4, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội đã phối hợp Công an huyện Thanh Trì, Công an quận Ba Đình và Cục C50 Bộ Công an điều tra, làm rõ ổ nhóm người Trung Quốc có hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". 4 đối tượng bị bắt gồm Phương Quảng Thuận (SN 1983), Dư Chí Hùng (SN 1989), Lâm Bằng (SN 1975) và Trần Sách Kiến (SN 1978), quốc tịch Trung Quốc. Khám xét nơi ở của 4 đối tượng tại 2 khách sạn ở Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình, cơ quan công an thu giữ nhiều thiết bị dùng để sản xuất thẻ tín dụng giả gồm: 1 máy tính xách tay có chứa các thông tin "CC chùa", 1 máy ghi dữ liệu lên dải từ phôi thẻ tín dụng, 1 máy dập nổi thông tin trên thẻ tín dụng, 109 thẻ tín dụng các loại. Kiểm tra sơ bộ cho thấy trong máy tính xách tay các đối tượng mang từ Trung Quốc sang có rất nhiều dữ liệu về thông tin cá nhân của các chủ thẻ tín dụng bị hacker trộm cắp mà chúng chưa kịp sử dụng để sản xuất thẻ giả.
Trước đó, cơ quan công an được quần chúng nhân dân cung cấp thông tin, thời gian gần đây trên địa bàn huyện Thanh Trì xuất hiện một nhóm người Trung Quốc thường la cà, gạ gẫm một số lái xe taxi các hãng có đặt máy POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng của ngân hàng gắn trên xe taxi) cho họ sử dụng thẻ tín dụng thanh toán khống cước taxi, sau khi rút được tiền sẽ "ăn chia" phần trăm cho lái xe.
Phối hợp điều tra, xác minh thông tin, tối 22-4, khi nhóm đối tượng đang thực hiện hành vi rút tiền với phương thức trên đã bị cơ quan công an bắt giữ, đưa về Đội 2 PC50 Công an Hà Nội làm rõ. Theo khai nhận ban đầu của các đối tượng, đầu tháng 2/2014, chúng vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) với mục đích sử dụng thẻ tín dụng giả (thẻ Visa, Master có chứa thông tin tài khoản trộm cắp của người nước ngoài - "CC chùa"), thanh toán qua máy POS để rút tiền mặt chiếm đoạt. Để thực hiện hành vi trên, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, các đối tượng đã vào các diễn đàn của haker trên mạng Internet, mua dữ liệu về "CC chùa" cóp vào máy tính xách tay, chuẩn bị các "đồ nghề" làm giả thẻ khác như máy ghi dữ liệu, máy dập nổi, phôi thẻ... Khi sang Việt Nam, chúng thuê nhiều khách sạn ở đóng giả khách du lịch, hàng ngày sản xuất thẻ tín dụng giả rồi chia nhau đi tiêu thụ, rút tiền chiếm đoạt. Thời gian đầu, các đối tượng vào một số cửa hàng vàng bạc có đặt máy POS để mua hàng. Tuy nhiên khi thanh toán, nhiều thẻ cả nhóm tội phạm này đưa ra báo lỗi tài khoản (do thẻ sản xuất bị lỗi hoặc thông tin thẻ đã được các ngân hàng trên thế giới khóa thẻ do nghi ngờ bị haker). Không mua được hàng, các đối tượng chuyển sang cách thỏa thuận với lái xe taxi tham tiền, quẹt thẻ thanh toán khống cước taxi trên các máy POS đặt trên xe.
Cảnh báo về sự bảo mật thông tin
Theo Thượng tá Ngô Minh An, Phó trưởng Phòng PC 50, cần cảnh báo về độ bảo mật, an toàn của các loại thẻ tín dụng được sản xuất bằng công nghệ dải băng từ được nhiều ngân hàng sử dụng phổ biến như hiện nay. Trong thời gian qua, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã điều tra, xử lý khá nhiều ổ nhóm tội phạm là người nước ngoài sang Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng giả mua các loại hàng hóa có giá trị cao như điện thoại di động, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, vàng bạc đá quý... nhằm chiếm đoạt tiền. Mới đây nhất, ngày 13/3/2014, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 3 bị cáo người Malaysia tổng cộng 38 năm tù giam về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" theo Điều 226b Bộ luật hình sự.
Thượng tá Ngô Minh An khuyến cáo, để phòng ngừa tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, chủ thẻ cần lưu ý mua hàng trên mạng qua những website có uy tín; cần giám sát các thao tác khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ qua máy POS; sử dụng dịch vụ nhắn tin tự động đến máy điện thoại khi có phát sinh giao dịch để kiểm soát tài khoản và ngăn chặn ngay kẻ gian lấy tiền...
Theo_VnMedia
Kiểm tra tải trọng xe: Cố tình cân sai, nhận tiền bỏ túi? Xe chở đúng tải thì bị vẫy vào kiểm tra, còn xe quá tải vẫn ngang nhiên đi qua trạm. Ở đây có sự móc nối giữa "cò" với trạm cân để cố tình cân... nhầm. Thậm chí, lực lượng chức năng còn nhận tiền để làm ngơ cho xe quá tải vượt trạm cân. Nhiều doanh nghiệp vận tải đã phản ánh...