Lừa đảo lấy tiền trên mạng còn…. trình bày lý do đi lừa
Bỏ đại học do nghiện game và cá độ bóng đá, lại lười lao động không có tiền chơi game, bị cáo Anh đã lập ra các trang mạng ảo, đăng thông tin để lừa gạt những người muốn vay vốn ngân hàng, chiếm đoạt tiền của các bị hại.
Ngày 2/2/2014, TANDTC phúc thẩm Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm tại trụ sở TAND tỉnh TT- Huế đối với bị cáo Tuấn Anh. Tại phiên tòa, vẫn tỏ thái độ ngạo nghễ, không có một chút ăn năn, hối cải…
Trước đó Bị cáo Hoàng Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), đã bị TAND tỉnh TT- Huế xử sơ thẩm 4 năm tù giam về tội “sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông thuần túy, Tuấn Anh là con trai thứ năm đồng thời cũng là con út trong gia đình. Cha mẹ Tuấn Anh là người hiền lành, chất phác, thấy con mình ham học, cũng khá sáng dạ, dù khó khăn, vất vả vẫn cố gắng cho cậu con trai ăn học đến nơi nến chốn.
Niềm vui cho gia đình khi cậu con trai đỗ vào Trường Đại học Nông lâm Huế chưa được lâu thì cậu con trai phải bỏ học vì “nghiện” game, chơi cá độ bóng đá. Không hề biết thương cha, thương mẹ, cậu “ấm” sau khi nghỉ học chẳng chịu đi làm lụng gì để nuôi bản thân, phụ giúp cho gia đình. Suốt ngày, y cắm đầu, cắm cổ dán mắt vào máy vi tính.
Đến một ngày, không có tiền để thỏa mãn cơn nghiện game, Tuấn Anh đã vận dụng sự sáng dạ, ranh ma và xảo quyệt của mình bằng cách lên mạng Internet lập các trang website lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin: credit88.tk, thauchi.com, dichvuvay.com, để đăng nội dung chuyên hỗ trợ, hướng dẫn làm hồ sơ vay tín chấp ngân hàng; đồng thời, đăng tin lên các trang mạng rao vặt như: vatgia.com, raovat.com, raovat.net, raovat.vn, rongbay.com,… Trên các website đó Tuấn Anh hướng dẫn “nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì đăng ký tên, số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử (email) lên mục đăng ký thông tin khách hàng trên website, sẽ có người gọi điện thoại hướng dẫn”. Khách hàng nào có nhu cầu vay tiền, thì đăng ký thông tin đề nghị hỗ trợ vay tín chấp ngân hàng.
Sau đó, Tuấn chủ động điện thoại cho khách hàng và tự xưng tên là Tuấn Anh, cán bộ tín dụng của Ngân hàng ACB, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh rồi tư vấn cho khách hàng cách gửi hồ sơ trực tuyến để được phê duyệt cho vay, đồng thời thỏa thuận mức phí dịch vụ mà khách hàng phải trả dựa trên số tiền mà khách hàng đề nghị vay. Tuấn Anh cung cấp cho khách hàng số điện thoại, địa chỉ email của mình để khách hàng gửi hồ sơ vào các địa chỉ email: tuananhcredit@acb.com.vn,dichvutinchap@gmail.com; …. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn, Tuấn Anh yêu cầu khách hàng phải chuyển trước 50% tiền phí dịch vụ theo thỏa thuận ban đầu vào các tài khoản do Tuấn Anh chỉ định và hướng dẫn người nộp tiền không ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp.
Video đang HOT
Bị cáo tại tòa
Để phục vụ cho việc sử dụng mạng Internet chiếm đoạt tài sản, Tuấn Anh đứng tên mở hai tài khoản tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Huế đều mang tên Hoàng Tăng Rỗi. Đồng thời, nhờ một số người quen biết mở thêm cho mình một số tài khoản tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Huế, Ngân hàng ACB Phòng giao dịch Lý Thái Tổ, TP. Đà Nẵng, Ngân hàng ACB Chi nhánh Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng ACB Chi nhánh Phú Hội, TP. Huế. Cùng với việc mở nhiều tài khoản ngân hàng, y mua hàng trăm sim điện thoại rác sử dụng để liên lạc cho việc lừa đảo của mình. Khi đã nhận được tiền phí dịch vụ mà khách hàng ứng, y còn nhắn tin tới khách hàng với nội dung “anh/chị đã bị lừa…”. Sau đó y bặt vô âm tín.
Anh Đinh Hoàng Phúc (ngụ tại phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh) là nạn nhân đầu tiên. Được biết, cuối năm 2012, khi anh Phúc truy cập trang web credit88.tk, thauchi.com để tìm hiểu thông tin vay vốn ngân hàng và đăng ký thông tin cá nhân đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn vay ngân hàng 50.000.000 đồng. Sau đó, Tuấn Anh gọi điện thoại cho anh Phúc tự xưng là nhân viên Ngân hàng ACB Chi nhánh Lý Thường Kiệt, thành phố Hồ Chí Minh, hướng dẫn cách nộp hồ sơ trực tuyến vào địa chỉ email và đưa ra mức “phí” dịch vụ làm hồ sơ vay vốn là 3 triệu đồng.
Đến ngày 07/01/2013, anh Phúc chuyển khoản số tiền 1,5 triệu đồng vào tài khoản tên Nguyễn Hữu Trung, theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng “dởm”. Sau khi nhận được tiền đặt cọc, Tuấn Anh gọi điện hướng dẫn anh Phúc đến Ngân hàng ACB Chi nhánh Lạc Long Quân, TP Hồ Chí Minh để nhận tiền, đồng thời yêu cầu anh Phúc chuyển số tiền còn lại là 1,5 triệu đồng vào tài khoản tên Lê Thị Hoàng Oanh. Không hề nghi ngờ chút gì, nạn nhân tiếp tục nộp hết phí dịch vụ còn lại. Ngờ đâu, nộp xong tiền thì nạn nhân mới hoảng hốt, thất vọng tràn trề khi nhận được tin nhắn của tên tội phạm: “Anh đã bị lừa, vì mê cá độ bóng đá, cắm xe máy của bố nên em phải làm thế này!”. Nạn nhân gọi lại thì điện thoại Tuấn Anh “Thuê bao quý khách …”.
Cũng dàn dựng vở kịch như thế, Tuấn Anh tiếp tục lừa của chị Danh Thị Phương Quyên (trú tại quận Tân Bình, TP- Hồ Chí Minh) 8 triệu đồng, anh Võ Thành Lân ( trú tại quận 6, TP Hồ Chí Minh 4 triệu đồng và anh Trần Quốc Sơn (trú tại quận 9, TP- Hồ Chí Minh) 5 triệu đồng. Riêng anh Sơn, “cậu ấm” nhắn tin tỉ mỉ hơn: “Anh bị lừa, tôi còn nhỏ đã mê chơi game nên mới lừa anh…!”. Ngoài ra, cơ quan Công anđiều tra xác định được Tuấn Anh đã chiếm đoạt tiền của 29 khách hàng khác với tổng số tiền là 66,5 triệu đồng.
Bước ra vòng móng ngựa là một thanh niên đang còn rất trẻ, nhìn khuôn mặt rất thư sinh, ánh mắt rất tự tin, không một chút sợ sệt. Tại phiên tòa, Tuấn Anh trả lời các câu hỏi của thẩm phán rất suôn sẻ và mạch lạc.
Kết thúc phần xét hỏi, phiên tòa chuyển sang phần tranh luận, mọi người tham dự trong hội trường càng “té ngửa” hơn khi bị cáo tiếp tục màn “hùng biện” xảo quyệt trước HĐXX.
Dù xảo quyệt và điêu ngoa đến mấy, HĐXX cũng buộc Tuấn Anh phải nhận mọi hành vi tội lỗi do mình gây ra. Do không có tình tiết nào mới nên HĐXX tuyên phạt bị cáo Tuấn Anh y án sơ thẩm 4 năm tù giam.
Theo Công lý
Lộn xộn xung quanh vụ một luật gia đòi tiền "hứa thưởng" 145 tỉ đồng ở TPHCM
Xuất cảnh, ngôi nhà được Nhà nước quản lý theo diện "nhà vắng chủ", rồi từ nước ngoài, gia đình này quay lại Việt Nam làm đơn xin lại nhà. Gặp luật gia tư vấn về pháp luật, rồi đến hợp đồng hứa thưởng trị giá 35% tổng trị giá nhà và đất.
Tuy nhiên, xung quanh chuyện ngôi nhà này, đã xảy ra nhiều tranh chấp và phải chờ tòa phán quyết.
Ngôi nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3.
Sau nhiều năm thụ lý vụ án dân sự, ngày 27.1, TAND TPHCM đã xét xử vụ kiện đòi tiền hứa thưởng lên đến 145 tỉ đồng của một luật gia và nhiều yêu cầu xung quanh, liên quan đến ngôi nhà số 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3. Diễn biến vụ kiện dân sự liên quan đến ngôi nhà số 446-448, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM (hiện là trụ sở ngân hàng ACB), sau 2 buổi đưa ra xét xử (ngày 20 và 27.1), trưa 27.1, TAND TPHCM đã nghị án và cho biết, sẽ tuyên án vào chiều 3.2 tới. Xung quanh ngôi nhà có giá trị hàng trăm tỉ đồng này đã xảy ra tranh chấp với nhiều người và đơn vị.
Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh. Khi gia đình này đi xuất cảnh thì căn nhà được Nhà nước quản lý theo diện "nhà vắng chủ". Ông Kha mất năm 2004, bà Khanh và ông Nguyễn Đắc Quang (con trai) về Việt Nam xin lại nhà. Năm 2007, bà Khanh làm "hợp đồng hứa thưởng" cho, tặng toàn bộ tài sản nhà, đất cho ông Quang, có làm chứng của Trung tâm Thông tin tư vấn pháp luật Tân Việt (thuộc Hội Luật gia VN), do luật gia Đặng Đình Thịnh - Chánh văn phòng (hiện là GĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP.HCM-Hội Luật gia VN) - ký tên, đóng dấu. Sau đó, ông Quang, bà Khanh làm "hợp đồng hứa thưởng" với luật gia Đặng Đình Thịnh 35% tổng giá trị nhà đất (theo đơn kiện của ông Thịnh đòi tiền thưởng là 145 tỉ đồng). Ngày 28.6.2011, Bộ Xây dựng ra quyết định trả nhà cho bà Khanh. Ngày 4.7.2011, UBND TPHCM cũng ban hành quyết định trả nhà cho bà Khanh.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi ông luật gia Đặng Đình Thịnh: "Hợp đồng hứa thưởng theo ông là hợp pháp không?", ông Thịnh cho rằng: "Tôi thấy là hợp pháp... vì ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây!". Tòa hỏi tiếp: "Ông ký hợp đồng hứa thưởng với tư cách gì ?", ông Thịnh trả lời: "Tôi ký hợp đồng hứa thưởng với tư cách công dân". HĐXX vặn lại: "Pháp luật có quy định cho việc hứa thưởng để đi đòi nhà không?", lúc này ông Thịnh cho rằng: "Theo tôi biết, cá nhân, tổ chức thuê ai làm thì ai làm thì có thưởng. Có trường hợp thưởng lên đến 60%...". Nghe vậy, vị bồi thẩm đoàn, HĐXX liền nói: "Hợp đồng đòi nợ có thưởng thì có, nhưng trường hợp hợp đồng hứa thưởng để chạy nhà thì chưa có"... Lúc này, ông Thịnh cho rằng, đây không phải là hợp đồng hứa thưởng để... chạy nhà!
Xuất phát từ 2009, bà Khanh ký giấy ủy quyền cho ông Quang làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, được quyền quản lý, cho thuê, bán, tặng, nên ông Khanh đã làm văn bản khai nhận di sản thừa kế số 006111 ngày 6.9.2011 và đã làm trước bạ chủ sở hữu ngôi nhà vào ngày 12.9.2011 (sau khi có quyết định trả nhà của Bộ Xây dựng và UBND TPHCM). Liên quan tới ngôi nhà này có nhiều vụ kiện đan xen, phức tạp. Cụ thể, do ông Khanh thực hiện giao dịch với nhiều người, dẫn đến luật gia Thịnh kiện bà Khanh, ông Quang ra toà đòi số tiền "hứa thưởng" lên đến 145 tỉ đồng.
Trong khi đó, bà Đặng Thu Hà nộp đơn kiện ông Quang, bà Khanh vì phá vỡ hợp đồng mua bán nhà, mà ông Quang đã nhận tiền cọc bán nhà với số tiền là 210 tỉ đồng (giá bán 250 tỉ đồng). Ông Quang nộp đơn kiện bà Khanh (con kiện mẹ) về "hợp đồng hứa thưởng cho tặng toàn bộ nhà, đất". Ngân hàng ACB kiện ông Quang, bà Khanh về "hợp đồng cho thuê nhà 50 năm" do ông Quang, bà Khanh đã ký hợp đồng với ACB và ông Vũ Huy Hoàng kiện đòi 22 tỉ đồng (tiền đặt cọc) do ông Quang ký hợp đồng bán ngôi nhà này cho ông Hoàng.
Theo Chí Hải
Lao động
Hủy một phần bản án vụ "siêu lừa" Huyền Như HĐXX đã quyết định tuyên hủy một phần bản án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại 5 công ty để điều tra lại. Sau hơn 1 tuần nghị án, sáng 7/1, Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao tại TP HCM đã đưa ra phán quyết cấp phúc thẩm đối với vụ án "siêu lừa" Huyền...