Lừa đảo hơn 380 tỷ đồng tại Công ty chứng khoán SME
Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần chứng khoán SME, đề nghị truy tố 6 bị can.
Ảnh minh họa
Trong số này có 5 bị can là lãnh đạo, cán bộ Công ty Cổ phần chứng khoán SME, gồm: Phan Huy Chí (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc); Phạm Minh Tuấn (Phó chủ tịch HĐQT); Nguyễn Thành Nam (nguyên giám đốc chi nhánh TP HCM) và hai cán bộ Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Phương Lan. Bị can còn lại là Cao Tuấn Nghĩa (Giám đốc Cty cổ phần tư vấn Anh).
Trước thời điểm bị phát giác hành vi lừa đảo, Phan Huy Chí đã bị Công an Hà Nội khởi tố điều tra về hành vi giả mạo con dấu, chữ ký.
Theo cơ quan điều tra, năm 2011, bằng thủ đoạn gian dối, tạo dựng bên B, đưa các mã chứng khoán khống vào hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết, hợp đồng ủy thác, cầm cố với Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), Công ty cổ phần đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI) và ngân hàng Habubank, các bị can đã lừa đảo hơn 380 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 21/4/2010, PVI ký 2 hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết với các khách hàng là Hoàng Ngọc Anh (Công ty cổ phần tư vấn Anh) và Công ty SME do Phạm Minh Tuấn làm đại diện.
Theo nội dung hợp đồng, đến ngày 17/4/2011, các khách hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền gốc và lợi nhuận cho PVI với tổng số tiền là 121,8 tỷ đồng (trong đó vốn góp của PVI là 107,8 tỷ đồng).
Tuy nhiên, quá hạn SME mới chỉ thanh toán được hơn 65,6 tỷ đồng. Nhận thấy dấu hiệu bất thường của SME, PVI đã đề nghị Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) vào cuộc điều tra nghi vấn giám đốc Tuấn đã chỉ đạo hai nhân viên Sơn và Lan tạo dựng, sử dụng tài khoản mang tên Hoàng Ngọc Anh và Công ty cổ phần tư vấn Anh, rồi nhập khống số dư các mã chứng khoán vào hai tài khoản trên với mục đích chiếm đoạt tiền góp vốn của PVI.
Cơ quan điều tra xác định bị can Tuấn với vai trò chủ mưu, đã sử dụng nghiệp vụ về chứng khoán để lừa đảo chiếm đoạt của PVI, Habubank, PVFI với tổng số tiền hơn 190 tỷ đồng. Chí bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 99 tỷ đồng… Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng phát hiện các bị can trên đã làm giả hồ sơ khách hàng vay ứng trước tiền bán chứng khoán để lừa BaoVietbank HCM giải ngân 89,7 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cũng đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân tại PVFI, BaoVietbank tuy nhiên do thời hạn điều tra đã hết, nên tách thành vụ án riêng để tiếp tục điều tra.
Theo Tiền Phong
Vừa bị tuyên tử hình, Tổng giám đốc ALC II lại tiếp tục bị truy tố
Vừa bị tuyên tử hình trong vụ án tham nhũng xảy ra Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), nguyên Tổng giám đốc công ty này lại bị truy tố trong vụ án "hô biến" giá mua thiết bị lặn từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng.
Ngày 21.11, Viện KSND Tối cao cho biết đã tống đạt cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), Công ty cổ phần Cát Long Hải và một số đơn vị liên quan.
Dẫn giải bị cáo Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng giám đốc ALC II - sau khi nhận án tử hình. Ảnh: ANTĐ
10 bị can bị truy tố gồm: Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALC II); Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó tổng giám đốc ALC II); Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Đinh Nguyên Tý (nguyên trưởng và hai phó phòng Cho thuê thuộc ALC II); Hoàng Lộc (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam - Vivaco); Lê Phúc Đức (nguyên Trưởng phòng Giám định, thẩm định của Vivaco); Phạm Minh Tuấn (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Xuân Việt); Vũ Đức Hòa và Lê Thị Minh Huệ (nguyên giám đốc và kế toán trưởng Công ty cổ phần Cát Long Hải).
Theo cáo trạng, năm 2003, Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải, phân công Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT. Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ALCII và đã để phát sinh thua lỗ, nợ khó đòi, nợ xấu lớn.
Với mục đích để làm chủ sở hữu gần 89.500m2 đất của Trạm dừng chân Miền Tây (tại Cái Bè, Tiền Giang) và có tiền thanh toán nợ xấu cho các công ty sân sau của mình, Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc với Phạm Minh Tuấn hợp pháp hoá nguồn gốc thiết bị lặn Tinro 2 (do một doanh nhân Nhật giao cho Cát Long Hải sử dụng).
Các bị can trên đã vận chuyển thiết bị lặn này ra Hải Phòng để hải quan ở đây bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng. Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên Công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc để thẩm định, nâng giá thiết bị lặn lên 130 tỷ đồng.
Đồng thời, Vũ Quốc Hảo chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, cán bộ dưới quyền bỏ qua các quy định của ngành ngân hàng trong hoạt động cho thuê tài chính để lập thủ tục và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giải ngân 130 tỷ đồng đảo nợ, mua đất đứng tên Công ty Cát Long Hải.
Hiện CQĐT đã thu giữ, kê biên tài sản gồm 39 triệu đồng do Vivaco nộp khắc phục hậu quả, thiết bị lặn Tinro 2 trị giá hơn 2,5 tỷ đồng, 2 lô đất tại Tiền Giang (trên 107 tỷ đồng).
Trước đó ngày 15.11, hai bị can: Vũ Quốc Hảo đã TAND TP.HCM tuyên án tử hình tham nhũng xảy ra tại Công ty ALC II, Nguyễn Văn Tài cũng bị tuyên phạt 14 năm tù.
Theo Dân Việt
Tử hình 2 giám đốc làm thất thoát 530 tỷ đồng Tòa quyết định tử hình đối với Hảo và Hai. Bên cạnh đó, các bị cáo khác đều được nhận mức án ngang bằng hoặc thấp hơn đề nghị của viện kiểm sát. Hảo bật khóc khi biết mình bị tuyên án tử Tội trạng nghiêm trọng Chiều 15/11, TAND TP.HCM sau hai ngày nghị án đã có quyết định cuối cùng. Theo...