Lừa đảo có con cấp cứu cần viện phí: Nghi vấn lộ thông tin từ app điện thoại
Phụ huynh và ngành giáo dục hết sức lo lắng và bức xúc khi thông tin của con em mình, từ lớp/trường học, tên giáo viên chủ nhiệm cho đến ngày tháng năm sinh bị các đối tượng “đọc vanh vách”.
Vậy thông tin học sinh lộ lọt từ đâu?
Trường Tiểu học Lê Lai ( quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) náo loạn vì nhiều phụ huynh nhận được cuộc gọi lừa đảo báo tin con em mình bị tai nạn
Đến sáng 16-3, anh Nguyễn Trịnh Anh Tuấn (1980, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), là bạn của một phụ huynh học sinh đang học ở Trường THCS Hồ Nghinh (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Tuấn cho biết, khoảng 14 giờ ngày 15-3, người bạn của anh nhận cuộc gọi từ một số máy lạ với nội dung “con anh đang cấp cứu trong bệnh viện với tình trạng nguy kịch” và đọc vanh vách thông tin cá nhân của cháu, sau đó ngắt máy. Sau đó gọi điện lại thì không được, trong khi lại đang công tác xa nên bạn của anh Tuấn nhờ anh chạy khắp các bệnh viện ở Đà Nẵng để tìm con. Tuy nhiên, sau đó cháu vẫn đi học ở trường bình thường.
“Bạn tôi tin ngay vì người gọi nói vanh vách tên con, trường lớp và tên cô giáo chủ nhiệm. Hơn nữa ban đầu họ chỉ thông báo “con bị nạn đang đi cấp cứu” chứ không nói đến chuyện tiền”, anh Tuấn kể.
Video đang HOT
Không chỉ ở Trường THCS Hồ Nghinh, trò lừa “con bị tai nạn cấp cứu nguy kịch, cần phải chuyển tiền để mổ gấp…” xuất hiện ở nhiều trường như Tiểu học Núi Thành, Tiểu học Lê Lai, Tiểu học Phan Đăng Lưu (quận Hải Châu); Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận Liên Chiểu),…
Bà Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành cho biết, trong chiều 14-3, bà nhận 30 phản ánh từ cha mẹ học sinh về vụ việc gọi điện thoại lừa đảo. Theo phản ánh của cha mẹ học sinh, các đối tượng lừa đảo bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu gọi vào thời điểm học sinh đang ngủ trưa, lúc này chỉ có cô giáo quản sinh quán xuyến giờ ngủ học sinh, không có giáo viên chủ nhiệm. Các đối tượng giả danh giáo viên chủ nhiệm, thông báo cha mẹ học sinh là “con đang cấp cứu tại Bệnh viện” sau đó chuyển điện thoại qua người tự xưng là nhân viên cấp cứu. Tùy trường hợp, các đối tượng yêu cầu chuyển 20 triệu đồng để nộp viện phí hoặc yêu cầu cha mẹ học sinh chờ sẽ có nhân viên cấp cứu gọi điện.
Tương tự, theo bà Trần Thị Tường Vi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu), lớp 4/2 đã có gần 20 cha mẹ học sinh nhận được cuộc gọi lừa đảo này. Cha mẹ học sinh bức xúc và bày tỏ thắc mắc là vì sao đối tượng lừa đảo lại có thông tin chính xác về tên tuổi học sinh, giáo viên chủ nhiệm và tên tuổi, số điện thoại của cha mẹ học sinh.
Nghi vấn việc “lộ” thông tin, theo ông Nguyễn Đức Tú Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hải Châu, hiện đơn vị đang tổng hợp thông tin từ các trường để chuyển cho cơ quan chức năng. Vài hiệu trưởng phản ánh, dịch Covid-19 một số trường đã cài app “ Sức khỏe học đường” và phụ huynh phải đăng nhập bằng số điện thoại, khai báo thông tin đầy đủ. Ngoài ra, có trường hợp người lạ giới thiệu là nhân viên Trung tâm ngoại ngữ đứng trước cổng trường tìm cách hỏi thông tin các thành viên trong gia đình nhất là xin thông tin email, số điện thoại của cha mẹ học sinh.
Sau khi phối hợp với Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng hướng dẫn trường học, phụ huynh từng bước về việc nhận cuộc gọi lừa đảo, đại diện Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao – Công an TP Đà Nẵng cho biết, đến hiện tại, địa phương vẫn chưa ghi nhận trường hợp thiệt hại nào. Hiện đơn vị đang xác minh, điều tra, truy đối tượng giả danh lừa nhiều phụ huynh nói trên.
“Các trường thường cập nhật thông tin như họ và tên học sinh cùng số điện thoại phụ huynh phục vụ cho công tác tuyển sinh, tổng kết,… và các đối tượng lừa đảo đã khai thác và lợi dụng từ nguồn này”, đại diện Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao nhận định.
Tòa trả hồ sơ vụ 'địa ốc Alibaba', đề nghị điều tra bổ sung do xuất hiện 34 bị hại mới
Ngày 9/8, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định trả hồ sơ vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền" xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba) cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố đề nghị điều tra bổ sung.
Trước đó, vụ án được lên lịch xét xử sơ thẩm từ ngày 12/8 đến ngày 12/10.
Lực lượng chức năng phong tỏa, khám xét trụ sở Công ty Alibaba tại quận Thủ Đức. Ảnh tư liệu: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Cụ thể, kể từ khi phát thông báo hạn chót tiếp nhận trình báo của các bị hại trong vụ án này là ngày 31/8, đến nay có 34 cá nhân tới Tòa án trình báo là bị hại trong vụ án. Từ đó, Tòa án đề nghị Viện Kiểm sát bổ sung danh sách những bị hại này và số tiền chiếm đoạt của từng bị hại.
Bên cạnh đó, Tòa án đề nghị Viện Kiểm sát xác định lại số lượng bị hại và thiệt hại của vụ án, ví dụ như dự án Alibaba Center Town, dự án Aliababa Bình Châu... Đồng thời, đề nghị Viện Kiểm sát xác định lại các vấn đề sau: Kết luận điều tra có sự trùng lặp bị hại không? Có bỏ sót bị hại không? Một số bị hại không xác định cụ thể là bị hại của dự án nào? Đồng thời, cần làm rõ tư cách tố tụng của các trường hợp nhiều cá nhân đứng tên trên cùng một hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất.
Trước đó vào tháng 3/2022, sau 3 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 21 bị can về tội "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015; trong đó hai bị can Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giữ 49,5% cổ phần công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) bị truy tố thêm tội "Rửa tiền" theo Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015. Riêng bị can Huỳnh Thị Kim Thắng bị truy tố về tội "Rửa tiền".
Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực tế, toàn bộ các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đưa ra quyền chọn hoặc các phụ lục hợp đồng kèm theo chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án.
Quá trình điều tra, Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội. Cáo trạng kết luận, bằng các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
Cách thức tiếp cận để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng tăng Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Ảnh minh họa. (Nguồn: tribuneindia.com) Bộ Công an vừa có Báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về...