Lừa đảo bằng trò biến tờ giấy màu xanh thành 100 USD
Bằng thủ đoạn làm quen qua mạng internet rồi nhờ nhận giùm tiền từ nước ngoài gửi về, Mbouwe Ebubu đã lừa của chị Vân hàng trăm triệu đồng.
Ngày 24/9, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt Mbouwe Ebubu (sinh năm 1974 quốc tịch Nam Phi) 7 năm tù về tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Mbouwe Ebubu đang chờ hội đồng xét xử nghị án.
Theo cáo trạng, đầu năm 2014, chị Trần Nguyễn khánh Vân (sinh năm 1986 trú tại quận Thủ Đức TP HCM) quen biết với một người nước ngoài qua mạng internet. Người này tự xưng tên là Alex Hopeson, sinh năm 1974, quốc tịch Mỹ.
Tới ngày 12/3/2014, Alex Hopeson liên lạc và báo với chị Vân sẽ gửi 1 két sắt có 320.000 USD thông qua công ty vận chuyển Parcel delvery and courier seviese (trụ sở tại Malaysia), nhờ chị Vân nhận và giữ giúp.
Từ ngày 14/3 tới 19/3, chị Vân liên tục nhận được các cuộc điện thoại yêu cầu nộp tiền để nhận hàng. Trong thời gian này, chị Vân đã gửi 5 lần với tổng số tiền 231 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng tại Việt Nam theo yêu cầu của Mbouwe Ebubu và đồng bọn.
Tối 20/3/2014, tại nhà chị Vân, Mbouwe Ebubu giao cho chị Vân một valy có chứa 21 xếp giấy màu xanh rồi biểu diễn biến 4 tờ trong số này thành 4 tờ 100 USD. Sau khi ra về, Mbouwe Ebubu gọi điện yêu cầu chị Vân đưa tiền mua hóa chất để tẩy những xếp giấy thành USD. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo nên chị Vân đã báo công an Thủ Đức.
4 ngày sau, trong lúc Mbouwe Ebubu đang nhận tiền từ chị Vân thì bị công an quận Thủ Đức bắt quả tang. Tại cơ quan điều tra Mbouwe Ebubu đã khai nhận toàn bộ hành vi lừa đảo của mình.
Video đang HOT
Xuân Duy
Theo Dantri
Lậy tẩy "mánh lới" lừa đảo của "thiếu tá quân đội rởm"
Thất nghiệp nhưng đi sắm một bộ quân phục với quân hàm Thiếu tá, đối tượng "nổ" với mọi người có nhu cầu xin việc làm, "chạy án" là có quen biết rộng, có thể "lo lót" để có việc làm hoặc được giảm án. Vì quá tin lời, nhiều người đã "dính bẫy".
Như Dân trí đã đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam vừa bắt quả tang và đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Đình Vi (SN 1989, trú xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) vì có hành vi giả danh Thiếu tá quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Vi bị bắt quả tang khi nhận tiền "chạy án" tại quán cà phê
Từng được nhận làm bảo vệ có trụ sở tại TPHCM, Nguyễn Đình Vi được phân công bảo vệ tại một tổ ở chi nhánh Viettel Quảng Nam, quá trình đi làm, được mọi người mách chỗ mua giày tất để đi làm cho lịch sự, Vi cũng đã tự sắm cho mình một đôi giày và tất của sĩ quan quân đội.
Đến ngày 15/8/2015, Vi hết hạn hợp đồng lao động, với bản tính lười nhác, thích thể hiện, Vi không tiếp tục xin việc và nảy sinh ý định sẽ giả danh sĩ quan quân đội để "lòe" gia đình, người thân và lừa đảo xin việc cho những người có nhu cầu.
Để chuẩn bị hành nghề, Vi đến tiệm khắc dấu đặt làm một bảng tên Nguyễn Đình Vi theo mẫu của quân đội, tiếp tục sắm thêm cho mình bộ quân phục, mũ kê-pi cùng bộ cấp hàm sĩ quan Thiếu tá.
Ngày 28/8/2015, trên đường từ thị trấn Phú Thịnh xuống xã Tam Dân (huyện Phú Ninh), Nguyễn Đình Vi thấy ở lô đất trống có cắm bảng bán đất kèm theo số điện thoại liên hệ. Vi liên lạc với chủ đất là chị Nguyễn Thị Thảo (SN 1990, trú tại thôn Hòa bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh) để hỏi mua miếng đất và hẹn gặp trao đổi.
Đối tượng Nguyễn Đình Vi trong trang phục sĩ quan Thiếu tá
Qua nói chuyện, Vi lần dò hoàn cảnh của chị Thảo biết được gia đình chị đang gặp khó khăn, mẹ đang thất nghiệp, bố bị thương tật nhưng mới bị cơ quan Công an bắt tạm giam khi đang vận chuyển thuốc nổ trái phép.
Sẵn có bộ quân phục đang mặc trên người, Vi tự giới thiệu với chị Thảo mình làm Trưởng phòng Tài chính của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, có quen biết nhiều cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước như Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Phó Giám đốc Ngân hàng SHB, Cục thuế Quảng Nam, Sở Nội vụ...có khả năng xin việc và "chạy án".
Cả tin vào những lời tự giới thiệu của Vi, chị Thảo tin tưởng nhờ Vi quan tâm giúp cho gia đình Thảo. Trong qua trình gặp gỡ trao đổi, Vi đề nghị chị Thảo chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc cho mẹ đồng thời lo chuẩn bị tiền và quà để Vi đi gặp gỡ, giao lưu và xin việc.
Cụ thể, Vi đã nhận của chị Thảo 3 lần tiền tổng cộng là 5 triệu cùng phần quà gồm thịt heo rừng, gà, nho và bánh với giá trị gần 2 triệu đồng. Số quà trên Vi đem về nhà cho vợ ăn và đãi bà con quanh nhà. 5 triệu lấy từ Thảo, Vi không đem đi xin việc mà đem đi sửa sang chiếc xe máy của mình.
Một bộ quân phục khác cùng mũ kê-pi được tìm thấy trong chiếc xe của Vi dùng để đi lừa đảo
Không dừng lại ở đó, Vi hứa với chị Thảo là đã xin được cho mẹ chị Thảo làm tạp vụ tại Cục thuế Quảng Nam, làm việc từ sáng đến 15h chiều với mức lương ưu đãi là 4 triệu/tháng. Tỏ ra quan tâm thương hại đến gia đình Thảo, Vi nói thêm với chị Thảo là quen biết bên Công an có thể chạy án cho cha Thảo với giá giảm án từ 3 năm xuống 1 năm là 4-5 triệu, còn trắng án thì phải tốn từ 300-400 triệu đồng. Tuy nhiên qua nhiều lần tiếp xúc với Vi, chị Thảo đã nghi ngờ hành vi của Vi có dấu hiệu lừa đảo nên làm đơn trình báo cơ quan Công an.
Qua xác minh đơn tố cáo của chị Thảo, chiều ngày 7/9, tại quán cà phê An Hà (đường Nguyễn Chí Thanh, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ), Phòng An ninh điều tra Công an Quảng Nam phối hợp với Công an phường Tân Thạnh bắt quả tang đối tượng Nguyễn Đình Vi mặc quân phục sĩ quan quân đội với cấp hàm Thiếu tá đang nhận phong bì có chứa 4,5 triệu của chị Thảo cùng một số giấy tờ liên quan khác để lo lót xin việc và "chạy án".
Sau khi thông tin "sĩ quan Thiếu tá" Nguyễn Đình Vi bị bắt quả tang về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nạn nhân Lê Thị Nhân (SN 1988, trú phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cũng đã gửi đơn tố cáo Nguyễn Đình Vi với hành vi lừa đảo tương tự.
Theo đơn của chị Nhân, đầu tháng 4/2015, vợ chồng chị có thông qua một người anh làm cùng tổ bảo vệ với Vi giới thiệu Vi có mối quan hệ rộng, có khả năng xin việc được nên vợ chồng chị Nhân đã nhờ Vi xin việc. Vi tự giới thiệu là sĩ quan quân đội làm Trưởng phòng Tài chính nên có quen với bên ngân hàng, hứa xin cho chị Nhân vào làm kế toán trưởng tại Ngân hàng SHB. Vi yêu cầu chị Nhân làm hồ sơ xin việc và đưa trước cho Vi 10 triệu để đi gặp gỡ "sếp" xin việc.
Chưa hết, thỉnh thoảng Vi lại gọi điện cho chị Nhân cần thêm tiền để lo lót thêm chỗ này chỗ kia, đồng thời gợi ý xin cho chồng chị Nhân vừa mới nghỉ tài xế taxi Mai Linh sang làm tài xế cho Sở Nội vụ với những lời hứa hẹn "có cánh". Dù khó khăn nhưng vợ chồng chị Nhân đã chạy vạy đưa cho Vi tổng cộng 27 triệu đồng.
Tuy nhiên, do chờ mãi không thấy thông báo gọi đi làm, chị Nhân sốt ruột liên lạc với Vi thì số điện thoại không liên lạc được, tìm đến nhà Vi thì gặp được bà Sen (mẹ Vi) cũng khoe con trai quen biết rộng và đã xin cho được nhiều người rồi, động viên chị Nhân yên tâm.
Sau nhiều lần hẹn nhưng việc không thành, Vi chủ động gọi điện thoại gặp chị Nhân vòi thêm tiền, chị Nhân không đồng ý thì Vi trả lại cho chị Nhân 5,5 triệu đồng cùng tờ giấy hồ sơ lý lịch tự khai, bảo chị Nhân muốn nhanh đi làm thì khai gấp, không cần ký xác nhận gì. Chỉ đến khi hay tin Vi bị bắt về hành vi lừa đảo xin việc, chị Nhân mới hoảng hốt biết rằng mình cùng gia đình đã bị lừa và đã đến trình báo cơ quan công an.
Thủ đoạn giả danh cán bộ tiếp xúc với nhiều người có nhu cầu xin việc tuy không phải là mới, nhưng bằng những lời lẽ "có cánh", hứa hẹn cùng cái mác "sĩ quan", không những chị Thảo, chị Nhân bị lừa mà còn có thể có thêm nhiều nạn nhân nữa.
Sau khi đối tượng Vi bị bắt, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cũng thông báo ai là nạn nhân liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đối tượng Nguyễn Đình Vi thực hiện, hãy liên lạc ngay với Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam để cung cấp thông tin, phối hợp làm việc.
C.Bính - K.Thái
Theo Dantri
Kiếm tiền từ Google, dễ trở thành đối tượng của lừa đảo Hiện nay, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có rất nhiều người đang hàng ngày hàng giờ kiếm tiền trên mạng từ tài khoản Google Adsense. Khi giao dịch bùng phát, các đối tượng phạm tội đã "nhắm" tới kẽ hở giữa người bán và người mua để lừa đảo. Đối tượng Vương Trọng Sơn bị bắt giữ vì...