Lừa đảo bằng thẻ tín dụng giả
Trưa 8-3 tại trung tâm siêu thị Crescent Mall, đại lộ Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q7, ba vị khách nước ngoài bước đến quầy điện thoại di động Samsung ở tầng 3. Lựa chọn một hồi, sau khi ngã giá với nhân viên bằng tiếng Anh, cả ba đồng ý lấy 20 chiếc ĐTDĐ cao cấp với tổng số tiền gần 200 triệu đồng (trong đó có 17 chiếc Galaxy Note, mỗi chiếc hơn 16 triệu đồng).
Ba đối tượng Malaysia bị tạm giữ tại CAP Tân Phú, Q7
Sau đó ba vị khách người Malaysia rút trong bóp một xấp thẻ tín dụng ra thanh toán. Nhưng khi đưa vào máy, nhân viên chỉ cà được hai thẻ với số tiền 64 triệu đồng thì họ quay sang nói chuyện to tiếng với nhau rồi bảo nhân viên chờ để lấy thẻ khác để trong xe. Lúc này quản lý cửa hàng điện thoại thấy thái độ các vị khách có dấu hiệu khuất tất nên ngầm liên hệ với ngân hàng nơi phát hành hai thẻ trên thì được biết đây là thẻ giả.
Bảo vệ của siêu thị lập tức tạm giữ ba người này và điện báo CAP Tân Phú. Khám xét tại chỗ ba đối tượng Tye Soon Hin (SN 1980), The Chee Wan (SN 1980) và Jackson Tan Pei Loong (SN 1983, cùng quốc tịch Malaysia), CA thu giữ tang vật gồm 51 thẻ tín dụng giả các loại, 64 triệu đồng, 1.100 USD, 620 ringgit (tiền Malaysia).
Được biết, đầu tháng 1-2012 tại cửa hàng điện máy trên đường Pasteur, P.Bến Nghé, Q1 cũng có ba vị khách người Malaysia vào lựa chọn mua máy tính bảng Ipad và ĐTDĐ iPhone với tổng số tiền 56 triệu đồng. Chúng cũng dùng thẻ tín dụng visa thanh toán, nhưng máy quét thẻ không chấp nhận. Nhân viên cửa hàng nghi ngờ gọi đến ngân hàng phát hành thẻ thì được biết là thẻ giả nên đã giữ hai vị khách lại. Thấy bị phát hiện, chúng bỏ chạy, quần chúng đuổi theo bắt được Giam Wei Lun (26 tuổi, quốc tịch Malaysia), hai tên còn lại chạy thoát.
Theo CATP
Công an quận 1:Bắt nhóm người nước ngoài dùng thẻ tín dụng giả mua hàng
Sáu đối tượng người Malaysia đã bị Công an quận 1 bắt giữ để làm rõ hành vi dùng hộ chiếu và thẻ tín dụng giả mua hàng.
Khoảng 15 giờ ngày 17-2-2012, Saravanan Navanithan (SN 1990) và Shankaran Shamugam (SN 1983, cùng quốc tịch Malaysia) đến cửa hàng máy tính số 27 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, quận 1 mua chiếc Ipad 2 trị giá 18,5 triệu đồng. Lúc trả tiền, Saravanan viện lý do không đủ tiền mặt, đề nghị được thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế. Hai chiếc đầu anh ta đưa bị trục trặc không thanh toán được. Người đàn ông đi cùng móc ra chiếc thẻ thứ ba. Thực hiện việc giao dịch mua bán xong nhưng thấy hành vi của khách có nhiều khả nghi, nhân viên bán hàng là chị Phạm Thị Diệu (SN 1982, ngụ Q10) liền điện thoại đến ngân hàng xác minh thì được biết là thẻ tín dụng giả. Nhận được tin báo, Công an quận 1 lập tức có mặt, kiểm tra người hai đối tượng thu giữ thêm 13 thẻ tín dụng các loại. Xác minh nhanh, toàn bộ số thẻ này là giả.
Tại cơ quan điều tra, Saravanan và Shankaran khai số thẻ trên của người đàn ông Trung Quốc tên Wong giao tại Malaysia, bảo họ đến Việt Nam rút tiền và mua hàng. Mở rộng vụ án, CAQ1 kết hợp với các phòng nghiệp vụ Công an TP.Hồ Chí Minh bắt giữ thêm bốn người gồm: Vijaya Kurami Supramaniam (SN 1980), Vengadesa Muniyandi (SN 1972), Koay Chong Han (SN 1982) và Tan Bee Ling (SN 1979), đều mang quốc tịch Malaysia.
Tan Bee Ling và đồng bọn bị bắt giữ
Vijaya và Vengadesa khai do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhận lời một người đàn ông Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả đến Việt Nam mua hàng. Ngày 9-2, cả hai cùng Saravanan và Shankaran nhập cảnh vào Việt Nam, được Koay Chong Han và Tan Bee Ling ra sân bay đón, đưa đến khách sạn Giang Linh trên đường Lý Tự Trọng, Q1 lưu trú. Tại đây, Tan Bee Ling đưa thẻ tín dụng giả cho Vijaya và Vengadesa, hướng dẫn cách sử dụng. Tính đến ngày bị bắt, Vijaya đã ba lần dùng thẻ tín dụng giả mua hai iPad và một ĐTDĐ, mỗi lần trót lọt được trả công một triệu đồng. Riêng Vengadesa đã nhiều lần sử dụng thẻ tín dụng giả để mua quần áo và hai chiếc máy ảnh Canon trị giá khoảng 70.000.000 đồng. Số tài sản mua được Vijaya và Vengadesa đều đưa lại cho Tan Bee Ling.
Giải trình về số thẻ giả trên, Tan Bee Ling và Koay Chong Han cho hay đêm 8-2 họ đến sòng bài chơi và thua sạch tiền, Tan được người đàn ông Trung Quốc tên Seah Hu cho mượn 2.000USD. Trở thành con nợ, Tan Bee Ling bị Seah Hu khống chế, buộc phải dùng thẻ tín dụng giả đi mua những món hàng điện tử đắt tiền về giao lại cho ông ta. Tổng cộng Tan đã nhận từ Seah Hu ba lần, mỗi lần một xấp khoảng vài chục thẻ tín dụng giả sau đó giao lại cho Vijaya và Vengadesa.
Chiều 17-2, sau khi phát hiện đồng bọn sa lưới, Tan Bee Ling điện thoại cho Vengadesa và Vijaya yêu cầu thu gom đồ đạc đến khách sạn Ngọc Anh trên đường Thái Văn Lung để tìm đường bôn tẩu. Khám xét nơi này, công an thu giữ 18 thẻ tín dụng giả các loại. Tại nơi tá túc của Tan Bee Ling ở khách sạn An Đông center trên đường Sư Vạn Hạnh, P9Q5, công an thu ba thẻ tín dụng giả cùng nhiều hóa đơn cà thẻ sau khi mua hàng.
Năm 2011, CAQ1 đã bắt giữ gần chục đối tượng là người Malaysia sử dụng thủ đoạn dùng thẻ visa giả để rút tiền và thanh toán các hóa đơn mua hàng. Số thẻ giả cùng hóa đơn mua hàng thu giữ được với số lượng lớn cho thấy các đối tượng đã thực hiện êm xuôi nhiều phi vụ. Đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác khi người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mua hàng.
Theo CATP
Một thanh niên ngoại quốc dùng thẻ tín dụng giả lừa đảo Sáng nay 16.12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Koay Keng Chen (SN 1989, quốc tịch Malaysia) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 139 khoản 2 điểm e Bộ LHS. Theo truy tố, bị cáo Chen đã dùng thẻ tín dụng giả để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó,...