Lừa đảo AI giả giọng nói tràn lan tại Mỹ
Giới chuyên gia cảnh báo một trong những hiểm họa lớn nhất của trí tuệ nhân tạo là bị tội phạm mạng lợi dụng.
Những kẻ lừa đảo đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với các ứng dụng đầy rẫy trên mạng nhằm bắt chước giọng nói của người thân các nạn nhân, trong thủ đoạn đang khiến giới chức Mỹ phát cảnh báo. Theo AFP, tội phạm mạng dùng deepfake, tức sử dụng AI tạo hình ảnh, âm thanh và video giả mạo để lừa đảo và khiến nạn nhân khó phân biệt được thật – giả.
“Mẹ ơi, cứu con !”
Giọng nói giả qua điện thoại nghe như thật đã khiến một bà mẹ tại Mỹ mới đây tưởng rằng con gái mình bị một người đàn ông bắt cóc. “Mẹ ơi, làm ơn cứu con”, bà Jennifer DeStefano, tại bang Arizona, mới đây nghe qua điện thoại tiếng con gái nức nở, trước khi một người đàn ông xen ngang và đòi tiền chuộc. Bà mẹ bị thuyết phục 100% rằng con gái mình vốn đang đi trượt tuyết đã bị bắt cóc. “Tôi không hề thắc mắc xem đó là ai. Hoàn toàn là giọng con bé. Đó là cách con bé hay khóc nên tôi không nghi ngờ chút nào”, bà kể.
AI có thể tạo giọng nói giả khó phân biệt với giọng thật. Anhr AFP
Kẻ lừa đảo dùng một số điện thoại lạ và yêu cầu bà nộp số tiền chuộc lên đến 1 triệu USD. Màn lừa đảo công nghệ AI bị lộ chỉ vài phút sau khi bà DeStefano liên lạc được với con gái mình. Vụ việc đang được cảnh sát điều tra và phản ánh nguy cơ tội phạm mạng lợi dụng khả năng tạo giọng nói của AI. Theo tạp chí Organizer dẫn lời ông Wasim Khaled, CEO của Công ty Blackbird.AI (Mỹ), công nghệ sử dụng AI bắt chước giọng nói giờ đây hầu như khiến mọi người không thể phân biệt với giọng thật. “Điều đó giúp những kẻ lừa đảo lấy tiền, thông tin từ các nạn nhân một cách hiệu quả hơn”, ông cho biết.
Cảnh báo đáng sợ của cựu giám đốc Google: AI có năng lực ‘bóp chết’ loài người
Trò lừa ông bà
Giới chức Mỹ còn cảnh báo về sự gia tăng “trò lừa ông bà”, khi tội phạm mạo danh một đứa cháu đang cần tiền giải quyết một tình huống khó khăn. “Bạn nhận được một cuộc gọi với giọng hốt hoảng của cháu mình. Đứa cháu nói rằng nó đang gặp rắc rối lớn, bị đụng xe và bị tạm giam. Nhưng bạn có thể giúp bằng cách gửi tiền”, theo cảnh báo của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC). Cơ quan này cho biết giọng nói giống hệt của đứa cháu nên mọi người sẽ không thắc mắc, nhưng thực chất đó là giọng nói giả tạo. Những dòng bình luận bên dưới lời cảnh báo của FTC cho thấy nhiều người cao tuổi thừa nhận đã bị lừa theo hình thức này.
“Giờ đây rất dễ tạo giọng nói bắt chước nghe như thật, nên hầu như bất cứ ai hiện diện trên mạng cũng dễ trở thành nạn nhân”, Giáo sư Hany Farid tại Đại học California (Mỹ) cho biết và cảnh báo rằng những trò lừa đảo này đang ngày càng phổ biến. Chuyên gia công nghệ Gal Tal-Hochberg tại Team8, công ty về an ninh mạng tại Israel, cho rằng chúng ta đang tiến nhanh đến thời điểm không thể tin tưởng những gì thấy trên mạng. “Chúng ta sẽ cần công nghệ mới để biết rằng người mà bạn đang nói chuyện có thực sự là người đó hay không”, ông cho biết.
Đã thấy Obama sỉ nhục thậm tệ Trump? Bạn chỉ là một nạn nhân của “deepfake”
Kẻ mạo danh nhân tạo
Công ty an ninh mạng McAfee (Mỹ) mới đây công bố khảo sát mang tên “Kẻ mạo danh nhân tạo”, cho thấy nhiều người không phân biệt được giọng thật và giọng giả. Khảo sát có sự tham gia của 7.054 người từ 9 quốc gia, trong đó có Mỹ và Ấn Độ, cho thấy nhiều người từng là nạn nhân hoặc biết về trường hợp bị lừa bởi công nghệ AI tạo giọng nói. Khoảng 70% thừa nhận họ không tự tin phân biệt giữa giọng thật và giọng do AI tạo ra.
Theo Reuters, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 12.6 ủng hộ đề xuất của một số lãnh đạo các công ty về AI về việc thành lập một cơ quan quốc tế giám sát AI. “Những hồi chuông báo động về hình thức mới nhất của AI là AI tạo sinh đang được gióng lên lớn nhất từ những nhà phát triển đã thiết kế nó. Chúng ta phải nghiêm túc xem xét những lời cảnh báo đó”, ông kêu gọi. Ngoài ra, ông công bố kế hoạch bắt đầu hoạt động của một cơ quan cố vấn cấp cao về AI trong năm nay.
Campuchia kiểm tra tất cả người nước ngoài trên toàn quốc
Cảnh sát Campuchia đang mở chiến dịch truy quét các hoạt động bất hợp pháp ở nước này, trong đó có trấn áp các nhóm mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân chủ yếu là người nước ngoài.
Cơ quan thực thi luật pháp Đài Loan áp giải một nghi phạm đứng sau đường dây lừa đảo người Đài Loan sang Campuchia làm "việc nhẹ lương cao" ngày 18-8 - Ảnh chụp màn hình Washington Post
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng xác nhận bộ của ông đang mở một cuộc kiểm tra toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài sống ở Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Nhà chức trách Campuchia sẽ đặc biệt tìm kiếm những người nước ngoài có dấu hiệu là nạn nhân của những kẻ mua bán người, theo Hãng thông tấn AP và báo Washington Post.
Là một phần trong chiến dịch, cảnh sát hai tỉnh Kandal và Sihanoukville đã kiểm tra các khách sạn, sòng bạc và bất động sản cho thuê có người nước ngoài sinh sống.
Ông Kheang Phearum, người phát ngôn của chính quyền tỉnh Sihanoukville, cam kết sẽ truy lùng bằng được những kẻ đứng sau đường dây mua bán người và đưa chúng ra pháp luật.
"Chúng tôi cũng có đường dây nóng bằng tiếng Khmer, tiếng Trung và tiếng Anh để mọi người liên lạc và nhận được phản hồi ngay lập tức. Chúng tôi sẽ giúp đỡ và giải cứu các nạn nhân, bao gồm cả người nước ngoài thuộc mọi quốc tịch", ông Kheang Phearum nói thêm với báo Khmer Times ngày 21-8.
Một nạn nhân của đường dây mua bán người Indonesia ký vào biên bản sau khi được giải cứu hồi tháng 6-2022 - Ảnh chụp màn hình Khmer Times
Trước đó, theo Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, tính đến ngày 19-8, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ một số người vì tổ chức mua bán người và đã đưa một vài người tự nhận là nạn nhân vào diện bảo vệ.
Ông Sar Kheng không nói rõ có bao nhiêu người bị bắt hoặc quốc tịch của họ là gì, nhưng có không ít người nước ngoài nói với cảnh sát rằng họ bị thu hút bởi "công việc hợp pháp với mức lương cao" ở Campuchia.
"Tuy nhiên, khi đến Campuchia, họ buộc phải làm việc bất hợp pháp với những công việc không đúng như những gì họ đã đồng ý", ông Sar Kheng nêu thực trạng.
Rất nhiều người là công dân các nước Đông Nam Á đã nghe những lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao" để đến Campuchia làm việc.
Hồi giữa tuần này, chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan đã đề nghị Campuchia hỗ trợ tìm kiếm, giải cứu hơn 330 người Đài Loan bị các nhóm tội phạm dụ đến nước này. Indonesia cũng nằm trong số các nước có công dân bị dụ đến Campuchia và bị bắt làm các việc trái ý muốn.
Theo Khmer Times, hơn 200 người Indonesia dự kiến sẽ được hồi hương trong đầu tuần tới sau khi được giải cứu ở Campuchia.
Trước tình trạng nhiều người Việt Nam bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia cùng các cơ quan khác ở Việt Nam và Campuchia đã phối hợp tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân.
Theo Bộ Ngoại giao, nhờ các biện pháp này mà Việt Nam đã kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn và cứu thoát, đưa hơn 500 công dân về nước an toàn cũng như hỗ trợ thủ tục cho hàng ngàn công dân khác.
Israel bắt giữ nhóm tội phạm công nghệ tấn công Bộ Tài chính Pháp Cảnh sát Israel ngày 15/8 thông báo đã bắt giữ một số nghi phạm liên quan đến một âm mưu lừa đảo và rửa tiền kỹ thuật số trị giá nhiều triệu USD nhằm vào Bộ Tài chính Pháp. Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, thông báo của cảnh sát Israel cho biết các nghi phạm tại Israel đã tấn công mạng...