Lựa chọn và quyết định
Nếu tôi không biết tự quyết định cho mình, thì rất có thể người khác sẽ phải đưa ra quyết định cho tôi. Và lại rất có thể quyết định của họ chẳng phù hợp với tôi một chút nào.
Joseph Henry là một nhà khoa học Mỹ, ông là Chủ tịch đầu tiên của tổ chức danh giá Smithsonian (Học viện nghiên cứu và giáo dục kết hợp với khu liên hợp bảo tàng cấp quốc gia). Trong cuộc đời mình, ông được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nước Mỹ, nổi tiếng vì sự tài năng và tính kiên quyết. Tuy nhiên, ông cũng từng kể một câu chuyện khá kỳ khôi về thời thơ ấu của mình.
Hồi nhỏ, cậu bé Joseph sống với bà, và có lần, bà của cậu trả tiền trước cho một người thợ đóng giày để ông ta làm cho Joseph một đôi giày mới.
Ông thợ đóng giày đo chân cho Joseph và nói với cậu rằng cậu có thể chọn một trong hai kiểu: giày mũi tròn và giày mũi vuông. Cậu bé Joseph không thể quyết định được. Bởi vì đối với một gia đình như nhà Joseph, thì lâu lắm mới có thể có một đôi giày mới – và chắc chắn đó sẽ là đôi giày duy nhất của cậu trong một thời gian dài trước mắt. Tức là, đây sẽ là một quyết định thật lớn lao!
Thấy Joseph còn lúng túng, ông thợ đóng giày bảo cậu bé cứ về suy nghĩ vài ngày rồi quyết định cũng được. Thế là ngày qua ngày, hôm nào Joseph cũng tới cửa hàng, có khi một ngày còn tới 3-4 lần! Lần nào Joseph cũng xem xét tất cả các đôi giày của ông thợ kia đóng ra để cố gắng chọn ra mẫu giày cho mình. Giày mũi tròn có vẻ thực tế và thuận tiện hơn, nhưng giày mũi vuông thì trông rõ ràng là người lớn và hợp thời hơn. Joseph lại tiếp tục lần lữa. Cậu cũng muốn quyết định thật nhanh để có giày đi, nhưng cậu cũng muốn mình phải chọn được mẫu giày mà chắc chắn sau đó không phải hối tiếc. Thế là Joseph vẫn không thể quyết định được.
Cuối cùng, ông thợ đóng giày đã quá sốt ruột nên bảo Joseph phải nghĩ nhanh lên. Nhưng Joseph vẫn như vậy: hôm nào cũng đến tiệm giày và hôm nào cũng ra về trong khi chẳng được ra được câu trả lời nào dứt khoát. Thế rồi một hôm, khi Joseph tới tới cửa hàng giày thì ông thợ đóng giày đưa cho cậu một chiếc hộp được gói kỹ bằng giấy nâu. Chính là đôi giày mới của cậu! Joseph sung sướng chạy như bay về nhà, vội vã xé lớp giấy bọc ra và thấy một đôi giày da mới tinh, bóng loáng, đẹp tuyệt. Chỉ có điều: một chiếc có mũi tròn và một chiếc là mũi vuông!
Video đang HOT
Joseph Henry kết luận: “Đó là bài học để đời của tôi về sự chọn lựa và quyết định. Nếu tôi không biết tự quyết định cho mình, thì rất có thể người khác sẽ phải đưa ra quyết định cho tôi. Và lại rất có thể quyết định của họ chẳng phù hợp với tôi một chút nào. Cho nên tốt nhất là tôi tự đưa ra quyết định của mình ngay từ đầu.
Và nếu tôi lựa chọn sai từ lần này sang lần khác, cũng không sao cả. ít nhất tôi cũng sẽ không phải đi đôi giày một bên mũi tròn và một bên mũi vuông. Ngoài ra, cho dù tôi có sai thì có thể đó chính là kinh nghiệm để lần sau tôi lựa chọn tốt hơn kia mà”.
Theo Guu
Bàn chân và đôi giày
Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang - những bước chân của sự vững vàng.
Khi sinh ra, nó cũng như tất cả mọi con người khác. Một đứa bé thánh thiện và trần trụi.
Rồi nó tập đứng, ngã lên ngã xuống, ngã rất nhiều nhưng nó vẫn gượng dậy, gồng mình lên và một ngày, nó đã có thể đứng vững. Đứng vững trên đôi chân của chính mình. Lớn thêm một chút, nó chập chững tập đi. Những bước đi đường đời, nhiều sỏi đá và đầy rẫy chông gai.
Đến một ngày, nó nhìn thấy một đôi giày. Một đôi giày thật đẹp, thật xinh xắn và thật ấm áp.
Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang - những bước chân của sự vững vàng.
Nhưng đến một ngày, nó cảm thấy bàn chân nhói đau. Nó nhìn lại và chợt nhận ra một điều - đôi giày quá chật so với bàn chân của nó.
Nghiến răng, nó cố tiếp bước nhưng càng đi, cảm giác càng nặng nề, đôi bàn chân càng như thắt chặt và đôi bàn chân đau, bàn chân bầm tím. Đến lúc đó nó chợt hiểu rằng, thì ra đôi giày này không phải dành cho nó.
Và lúc đó dẫu thích thú, dẫu quý mến, dẫu thật sự cần thiết... nhưng khi biết nó không dành cho mình, nó vẫn vui vẻ, gượng cười, tháo bỏ đôi giày, để sang một bên và sẵn sàng tiếp bước.
Không còn giày ở bên nữa... bàn chân sẽ phải tự bước đi bằng chính da thịt của mình... dẫu sẽ là "yếu ớt", dẫu có là mỏng manh, dẫu có đau đớn nhưng nó sẽ vẫn tiếp bước. Bước trên đôi chân trần của chính mình, chẳng phải nó từng bước đi như thế, như lúc mới sinh đó sao? Quan trọng là nó đã tìm thấy và lựa chọn cho mình một lối đi, một con đường phù hợp... Bàn chân nay đã tìm thấy một con đường cho chính mình. Và nó sẽ lại bước tiếp cùng với biết bao bàn chân khác trên con đường của cuộc đời, con đường dài hun hút, con đừng đẫy rẫy những chông gai...
Thà chấp nhận đau vì sỏi đá hơn là đau vì sự chịu đựng, vì sự gượng ép... Đau chỉ vì muốn có một đôi giày không vừa vặn và không thực sự dành cho mình.
Có những điều chỉ khi mất đi rồi, người ta mới nhận ra là mình từng có nó và lúc đó, người ta mới biết trân trọng nó.
Cái gì đã vỡ là vỡ... thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ...
Tạm biệt một số thứ... một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình.
Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến...
Theo Guu
"Cái váy, đôi giày tôi mua cho con, họ cắt tan tành rồi vứt lại trước cổng nhà!" Ngay tờ mờ sáng hôm sau, bà ngoại, mẹ bé ra tận nhà tôi. Họ đập cửa rầm rầm, mắng tôi không tiếc lời. Thậm chí, họ còn đòi tát vào mặt tôi vì đã chở con bé đi. Tôi là chủ nhân bài viết "Vì chiếc bánh Trung thu mà vợ chồng tôi sắp phải ra tòa". Trước hết, tôi xin chân...