Lựa chọn khó khăn của tổng thống Philippines sau phán quyết Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ phải tìm giải pháp tránh xung đột với Trung Quốc nhưng không làm tổn hại lợi ích quốc gia trên Biển Đông.

Lựa chọn khó khăn của tổng thống Philippines sau phán quyết Biển Đông - Hình 1

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AP

Dù thể hiện lập trường mềm mỏng nhằm giữ gìn mối quan hệ thương mại lâu dài với Trung Quốc, dưới sức ép của tinh thần dân tộc và lợi ích về chủ quyền, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không thể nhượng bộ Bắc Kinh một khi nước này bác bỏ phán quyết về “đường lưỡi bò” mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp đưa ra, theo National Interest.

Theo giáo sư khoa học chính trị Richard Javad Heydarian thuộc đại học De La Salle, không giống như người t.iền nhiệm Benigno Aquino, tân Tổng thống Philippines Duterte dường như không muốn đối đầu với Trung Quốc, thậm chí đã bày tỏ nghi ngờ về cam kết bảo vệ đồng minh của Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột với Trung Quốc.

Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực mạnh tay đầu tư mua sắm các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền trước những hành động quyết liệt của Trung Quốc, ông Duterte vẫn duy trì quan điểm coi việc mua sắm chiến đấu cơ là hành động “lãng phí t.iền bạc”. Mối quan tâm chính của ông Duterte là vấn đề an ninh nội địa, đặc biệt là khi các nhóm cực đoan có liên quan tới Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía nam đảo Mindanao đang có xu hướng hồi sinh mạnh mẽ.

Ông Duterte cũng tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ song phương lâu dài với Trung Quốc, bất chấp có thể phải hy sinh một số lợi ích về lãnh thổ trong tranh chấp trên Biển Đông. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa, một trong những quan chức nước ngoài đầu tiên mà ông Duterte tiếp xúc, hai bên đã gấp rút đề cập khả năng Bắc Kinh sẽ đầu tư lớn vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Philippines.

Thực tế này khiến nhiều người cho rằng ông Duterte có thể sẽ lựa chọn biện pháp mềm mỏng với Trung Quốc sau khi PCA đưa ra phán quyết.

Lựa chọn khó khăn của tổng thống Philippines sau phán quyết Biển Đông - Hình 2

Bãi cạn Scarborough chụp từ vệ tinh. Ảnh: Inquirer.

Tuy nhiên, bình luận viên Igor Gauquelin của Analyst cho rằng ông Duterte không thể nhượng bộ Trung Quốc thái quá, khi nhóm các nước công nghiệp G7, Australia và tất cả các bên liên quan ở châu Á đã gián tiếp hoặc công khai bày tỏ ủng hộ vụ kiện này.

Bên cạnh đó, sức ép từ tinh thần dân tộc và các nhóm lợi ích trong nước sẽ buộc tân tổng thống Philippines phải duy trì các biện pháp cứng rắn nếu tòa ra phán quyết có lợi cho Manila.

Theo Gauquelin, thể chế dân chủ của Philippines có mối quan hệ chặt chẽ với các gia tộc và các nhóm lợi ích. Bên cạnh thể hiện lợi ích quốc gia, chính sách đối nội và đối ngoại của Manila còn có sự tham gia của các nhóm lợi ích đến từ giới quân sự và các tập đoàn năng lượng.

Video đang HOT

Với việc Philippines đã đồng ý mở cửa nhiều căn cứ quân sự cho Mỹ đến đồn trú luân phiên, cũng như ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích quân sự và năng lượng đối với chính trị trong nước, phán quyết của PCA có thể đặt ông Duterte trước những lựa chọn khó khăn.

Một khi phán quyết của PCA được đưa ra, nhóm lợi ích năng lượng của Philippines rất có thể sẽ làm giống như dưới thời chính phủ t.iền nhiệm, tiếp tục hối thúc tân tổng thống dựa vào phán quyết có lợi của PCA để mở rộng phạm vi khai thác dầu khí trên Biển Đông và tăng cường hợp tác với bên ngoài, khiến ông Duterte khó có thể nhượng bộ Bắc Kinh.

Hơn nữa, dư luận Philippines gần đây thể hiện tinh thần dân tộc tương đối mạnh mẽ trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với Philippines đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử, và dưới áp lực từ dư luận, khả năng khôi phục quan hệ không thể diễn ra một sớm một chiều.

Nút thắt trong mâu thuẫn Trung Quốc – Philippines nằm ở bãi cạn Scarborough. Lấy lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, vốn bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012, đã trở thành chủ đề chính trị được dư luận quan tâm ở Philippines. Sau khi PCA công bố phán quyết, ông Duterte có thể sẽ phải tiếp tục thực thi chính sách đối ngoại của người t.iền nhiệm Aquino, ít nhất là trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trước những động thái của Trung Quốc.

“Một điều chắc chắn rằng chính quyền của ông Duterte sẽ đứng trước sức ép lớn từ mọi phía buộc phải giành lấy lợi ích chiến lược lớn nhất từ vụ kiện. Rất có thể ông Duterte, người đã hứa sẽ thực thi một chính sách đối ngoại độc lập, sẽ thực hiện các biện pháp tiếp theo dựa trên bản chất của phán quyết và cái mà ông coi là lựa chọn thực tế nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia Philippines và tránh xung đột không cần thiết với Trung Quốc”, ông Heydarian nhận định.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Tranh cãi trong nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông

Chính sách và chiến lược của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông chưa rõ ràng do những bất đồng trong giới phân tích và hoạch định chính sách.

Tranh cãi trong nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc bồi đắp cải tạo trái phép đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Digital Globe

Căng thẳng trong khu vực đang ngày một lên cao trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông vào ngày 12/7. Trong khi cam kết ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế trong khu vực, Trung Quốc lại khăng khăng bác bỏ thẩm quyền của tòa, thậm chí còn ngang nhiên tuyên bố bác bỏ phán quyết.

Mặt khác, Bắc Kinh ra sức vận động, lôi kéo các nước khác ủng hộ lập trường "giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương" trên Biển Đông của mình, phản đối "sự can thiệp của bên thứ ba". Đồng thời, hải quân Trung Quốc lại tổ chức một đợt tập trận quy mô lớn ở Biển Đông kéo dài một tuần, ngay trước thềm phán quyết của PCA.

Theo Foreign Policy, thực tế trên chứng tỏ Trung Quốc có vẻ không hoàn toàn rõ họ muốn đạt được gì trên Biển Đông, khiến các nước có liên quan không thực sự hiểu rõ ý đồ Bắc Kinh trên vùng biển này. Các chuyên gia phân tích cho rằng điều này là do trong nội bộ Trung Quốc đang có ba luồng tư tưởng đấu đá lẫn nhau để giành ưu thế trong giới phân tích và hoạch định chính sách Biển Đông.

Ba trường phái

Theo Feng Zang, chuyên gia tại Đại học Quốc gia Australia, và là giáo sư trợ giảng tại Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Trung Quốc, có những luồng tư tưởng khác nhau trong giới phân tích Trung Quốc về các chính sách tối ưu đối với Biển Đông và có thể tạm chia họ thành ba nhóm: nhóm duy thực, nhóm cứng rắn và nhóm ôn hòa. Các ấn phẩm nghiên cứu, bài viết trên truyền thông cùng những ý kiến được chia sẻ trực tuyến tại Trung Quốc đã hé lộ phần nào những quan điểm khác biệt này, đồng thời cho thấy sự đa dạng về quan điểm trong lòng Trung Quốc.

Theo ông Feng, do tính chất căng thẳng của tình hình hiện nay, các nhà phân tích Trung Quốc hiếm khi công khai những ý kiến chỉ trích lập trường Biển Đông của chính phủ. Điều này có thể lý giải vì sao thế giới bên ngoài thường không biết tới những tranh luận đó. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận tại Trung Quốc về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với việc nắm bắt những định hướng trong chính sách đối ngoại tương lai của Bắc Kinh.

Những người duy thực tin rằng nền tảng chính sách Biển Đông của Trung Quốc đã vững chắc và không cần điều chỉnh. Họ hiểu những cái giá phải trả về mặt ngoại giao và uy tín, nhưng thường hạ thấp chúng do đề cao sự hiện diện thực tế cùng năng lực hữu hình của Trung Quốc hơn là hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Niềm tin của họ xuất phát từ nhận thức thực dụng về chính trị quốc tế, rằng sức mạnh hữu hình - thay vì những yếu tố "phù du" như danh tiếng, hình ảnh hoặc luật quốc tế - mới là yếu tố quyết định. Họ tin rằng thời gian đang ủng hộ Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể duy trì sự trỗi dậy. Ông Feng tin rằng quan điểm chính trị này đang chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định liên quan đến Biển Đông của Trung Quốc.

Những người duy thực tin rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc bằng cách tăng cường sự hiện diện hữu hình trên Biển Đông. Nhưng họ lại không thực sự chắc chắn biết sẽ làm gì với các đảo nhân tạo phi pháp mới xây dựng. Liệu Bắc Kinh có nên tiếp tục triển khai những công trình quân sự mới, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống vũ khí tấn công hay phòng thủ hay không? Những người duy thực muốn Trung Quốc duy trì sức mạnh trên Biển Đông, nhưng lại không biết bao nhiêu là đủ.

Trong khi đó, nhóm đối tượng thứ hai, những người có tư tưởng cứng rắn, lại đưa ra những câu trả lời đầy tính cảnh báo cho những câu hỏi phe duy thực chưa thể trả lời. Họ không chỉ cho rằng Trung Quốc cần hiện diện trên cả 7 đảo nhân tạo nước này cải tạo trái phép ở Biển Đông, bao gồm đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, mà còn tin rằng Trung Quốc cần tiếp tục mở rộng lãnh thổ và sức mạnh quân sự trên Biển Đông.

Quá trình mở rộng đó bao gồm biến các đảo nhân tạo thành những căn cứ nhỏ, chiếm thêm một số nếu không muốn nói là toàn bộ thực thể do các nước khác kiểm soát, hoặc biến "đường 9 đoạn" mơ hồ thành đường khẳng định chủ quyền.

Những người có tư tưởng cứng rắn không hề bận tâm tới mối lo ngại của thế giới bên ngoài, họ chỉ muốn tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc. Ông Feng cho rằng quan điểm này hiện chưa chiếm thế thượng phong quá trình ra quyết định ở cấp cao, nó chỉ thường xuất hiện trong giới chức quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc.

Chính sách cứng rắn như vậy trên Biển Đông chắc chắn sẽ có lợi cho những lợi ích chính trị của nhóm người này. Nhưng theo ông Feng, trong dư luận Trung Quốc nói chung cũng có những người mang tư tưởng cứng rắn, mà đại đa số có cái nhìn cảm tính và nông cạn về tình hình Biển Đông. Những người có tư tưởng cứng rắn này kêu gọi Bắc Kinh phải quyết liệt hơn dựa trên tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cảm tính, chứ không phải cân nhắc kỹ càng về lợi ích Trung Quốc.

Sự khác biệt giữa hai nhóm tư tưởng cứng rắn và duy thực là trong khi quan điểm của phe cứng rắn cũng dựa trên tình hình chính trị thực tế, họ lại có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đặc biệt cao, khiến việc chung sống với các quốc gia khác trở nên khó khăn.

Mặc dù những người có tư tưởng cứng rắn hiện chưa chiếm ưu thế trong quá trình hoạch định chính sách, giới lãnh đạo Bắc Kinh không thể dễ dàng phớt lờ hoặc bác bỏ họ, do lo ngại có thể thổi bùng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong dư luận, một lực lượng có thể dễ dàng trở nên mất kiểm soát.

Nhóm thứ ba, những người ôn hòa, tin rằng đã đến lúc Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách để làm rõ mục đích của mình trên Biển Đông. Những người ôn hòa nhận ra rằng sự mù mờ hiện nay của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền và toan tính chiến lược của mình đang làm thế giới bên ngoài gia tăng e ngại và mất lòng tin. Họ cho rằng chính phủ không thể đưa ra những lý lẽ chiến lược thuyết phục và thúc đẩy đối thoại một cách hiệu quả với thế giới bên ngoài.

Những người thuộc nhóm này tin rằng lối tiếp cận "cứ làm rồi tính" với những quyết định chiến lược lớn như xây đảo nhân tạo đã khiến Trung Quốc gây tổn hại cho chính lợi ích của mình. Việc cố gắng "hợp pháp hóa" bất kỳ hoạt động xây dựng đảo nào cũng chỉ khiến làm gia tăng hoài nghi thay vì tranh thủ ủng hộ từ bên ngoài.

Những người ôn hòa cho rằng Trung Quốc cần dần làm rõ "đường 9 đoạn", bởi việc cố ý duy trì sự mù mờ chỉ khiến tấm bản đồ trở thành một gánh nặng lịch sử và trở ngại không cần thiết trong việc đạt được nhượng bộ ngoại giao. Theo họ, hoàn toàn phản tác dụng khi diễn giải tấm bản đồ như một đường khẳng định chủ quyền, bởi làm vậy chỉ khiến Trung Quốc trở thành đối thủ với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, cũng như với Mỹ.

Theo những người ôn hòa, vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là nước này thiếu một chiến lược rõ ràng và hiệu quả tại Biển Đông.

Quan điểm của những người ôn hòa rõ ràng khác xa các nhóm duy thực và cứng rắn, nhưng cả ba đều thống nhất ở một điểm chung quan trọng: sự cần thiết của hoạt động xây đảo. Hầu hết học giả nước này khi được hỏi đều không cho rằng việc này là sai lầm.

Họ có thể đưa ra nhiều lý do khác nhau để lý giải cho việc xây dựng đảo, từ tạo chỗ đứng chiến lược tại Biển Đông tới cải thiện điều kiện sống cho nhân sự Trung Quốc đồn trú tại đây. Họ cũng có những đ.ánh giá khác nhau về hậu quả, nhưng tất cả đều tin rằng với sự trỗi dậy hiện tại của Trung Quốc, Bắc Kinh phải hiện diện trên Biển Đông, nhất là khi hầu hết các bên tuyên bố chủ quyền khác đã hiện diện trong khu vực nhiều thập kỷ.

Hiện trạng mới

Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần chỉ trích hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc. Nhưng với sự đồng thuận rõ ràng trên phạm vi toàn quốc tại quốc gia này, cộng với thực tế Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cấm một cách nghiêm ngặt hoạt động cải tạo, xây dựng trên các thực thể trên biển, việc không ngừng công kích hoạt động xây dựng đảo có lẽ là chính sách chưa thực sự hiệu quả, ông Feng nhận định.

Vấn đề có tính chiến lược hơn mà các quốc gia quan tâm sẽ là tạo ra một hiện trạng mới nhưng ổn định trong khu vực, một hiện trạng đòi hỏi Trung Quốc phải làm rõ những ý định chiến lược của mình trên Biển Đông, chuyên gia này viết.

Nhưng chính các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cũng không thể trả lời một cách rõ ràng rằng hiện trạng mới đó có diện mạo như thế nào. Trong ba nhóm quan điểm trên, chỉ có những người có tư tưởng cứng rắn cực đoan mới đưa ra được câu trả lời, nhưng giải pháp của họ tiềm ẩn đầy bất ổn. Phần còn lại của Trung Quốc vẫn đang tranh luận về chiến lược của nước này tại Biển Đông. Đây là một thực tế quan trọng, cho thấy chính sách Biển Đông của Trung Quốc chưa được xác quyết, do đó còn có thể được điều chỉnh.

Ông Feng cho rằng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cần tạo những điều kiện thuận lợi để định hình chính sách của Trung Quốc theo hướng hoà giải và hợp tác hơn. Cụ thể, họ cần giúp nâng cao tầm quan trọng của những người ôn hòa trong quá trình ra quyết định của Trung Quốc, biến những quan điểm ôn hòa từ thiểu số thành sự đồng thuận đa số.

Về phần mình, Trung Quốc cần phải làm rõ các mục tiêu chính sách và trấn an các nước láng giềng, cũng như Mỹ. Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc nói rằng nền ngoại giao của Trung Quốc đang ở "tuổi vị thành niên". Nhưng một Trung Quốc đang trỗi dậy, mang trách nhiệm trong khu vực và toàn cầu, cần phải học cách nhanh chóng trưởng thành, nhà ngoại giao này nhấn mạnh.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ
05:50:08 05/07/2024
800 hộ dân Quảng Trị đang sống trong vùng sạt lở thực sự nguy hiểm
17:30:59 05/07/2024
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
06:12:45 05/07/2024

Tin đang nóng

Baifern: công khai 2 mối tình đều tan vỡ, bị tố bòn rút khi hẹn hò Nine
17:13:48 06/07/2024
Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Nam ca sĩ từng bị đồn yêu Mai Phương Thúy: "Tôi sẵn sàng để người ta lợi dụng"
20:24:13 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024
Nữ danh ca chịu nhiều oan ức khi làm vợ 4 của nhạc sĩ nổi tiếng, U70 hạnh phúc bên chồng 2
20:26:43 06/07/2024
Sau Duy Nhất - Tuấn Hưng, đến lượt Binz có phản ứng về Anh Trai Say Hi
17:17:57 06/07/2024
Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng
18:33:51 06/07/2024

Tin mới nhất

Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024

23:08:18 06/07/2024
Sản lượng ngũ cốc ở các quốc gia thiếu hụt lương thực thu nhập thấp dự kiến sẽ tăng vào năm 2024, nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở nhóm 44 quốc gia.

Điểm danh 7 mặt trận có thể bùng phát xung đột Israel - Iran

23:07:36 06/07/2024
Israel và Hamas đã xảy ra một số cuộc xung đột và đụng độ kể từ khi nhóm vũ trang Palestine nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, hai năm sau khi IDF rút quân khỏi vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng trong nhiều thập kỷ.

Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế

23:03:40 06/07/2024
Bộ Tài chính ước tính việc đóng cửa các cửa hàng miễn thuế tại khu vực đến ở các sân bay quốc tế giúp thúc đẩy chi tiêu của khách du lịch nước ngoài thêm 570 baht/người/chuyến đi.

Sức mạnh chiến đấu cơ mà Không quân Mỹ sắp mang tới Nhật Bản có gì?

22:31:47 06/07/2024
Lầu Năm Góc cho biết số lượng chiến đấu cơ F-35B cũng sẽ được điều chỉnh tại Căn cứ Không quân Thủy quân lục chiến Iwakuni, trên đảo Honshu ngay phía Nam Hiroshima.

Dịch sốt Tây sông Nile bùng phát tại Israel khiến 12 người t.ử v.ong

17:14:43 06/07/2024
Bộ Y tế Israel báo cáo 61 trường hợp nhiễm virus mới, nâng tổng số trường hợp được phát hiện ở nước này kể từ đầu tháng 5 vừa qua lên 236 người.

Hành trình màu xanh

16:36:38 06/07/2024
Là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, song rừng nhiệt đới Congo tại châu Phi có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong 80 năm, do gia tăng trồng trọt, các hoạt động đốn gỗ và khai thác mỏ trái phép.

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden đưa ra tuyên bố rõ ràng về việc tranh cử

16:32:23 06/07/2024
Trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang chịu áp lực từ một số thành viên đảng Dân chủ yêu cầu ông từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng, ông cho biết đã nói chuyện với ít nhất 20 nghị sĩ và họ đều mong muốn ông tiếp tục tranh cử.

Xung đột Hamas - Israel: Hai bên chuẩn bị nối lại đàm phán giải phóng con tin

16:29:41 06/07/2024
Nguồn tin xác nhận đề xuất này đảm bảo rằng các bên trung gian sẽ bảo đảm lệnh ngừng b.ắn tạm thời, cung cấp viện trợ và rút quân Israel miễn là những cuộc đàm phán gián tiếp tiếp diễn để thực hiện giai đoạn hai của thỏa thuận.

Thủ tướng Slovakia xuất hiện trước công chúng sau vụ á.m s.át bất thành

16:25:44 06/07/2024
Theo Bộ Nội vụ Slovakia, kẻ tấn công có động cơ chính trị và không đồng tình với các quyết định của chính phủ, trong đó bao gồm cả vấn đề liên quan Ukraine.

Ứng cử viên theo đường lối cải cách Masoud Pezeshkian giành chiến thắng

15:51:59 06/07/2024
Ông Pezeshkian là ứng cử viên duy nhất theo đường lối cải cách tham gia tranh cử tổng thống tại Iran, trong khi 3 ứng cử viên còn lại đều theo đường lối cứng rắn.

Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban

15:49:57 06/07/2024
Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang sứ mạng hòa bình của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine.

Lốc xoáy tại Sơn Đông (Trung Quốc) khiến 5 người t.hiệt m.ạng

15:45:56 06/07/2024
Các cơn lốc xoáy không phải là hiện tượng hiếm gặp tại Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, 10 người đã t.hiệt m.ạng sau khi một cơn lốc xoáy hoành hành tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!

Nhạc việt

01:03:11 07/07/2024
Chúc mừng sinh nhậtSơn Tùngtròn 30 tuổi! Hôm nay, nam nghệ sĩ cùng hàng triệu người hâm mộ đã cùng thổi nến để đón chào đầu ba với nhiều các hoạt động trên MXH làm netizen không khỏi ôm bụng cười!

Bắt tàu vận chuyển 45.000 lít dầu FO không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hải Phòng

Pháp luật

00:21:26 07/07/2024
Cụ thể, lúc 20h tối 5/7, tại khu vực vùng biển gần đền Bà Đế (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện thủy gắn số HP-00189-TS.

Ở Nam Định có một món bánh "ăn là ghiền": Mách bạn 5 địa chỉ ngon nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

23:39:31 06/07/2024
Những chiếc bánh xíu páo nóng hổi, thơm phức là món ăn vặt được người Nam Định cực kỳ yêu thích. Du khách đến đây cũng phải tìm mua để nếm thử hoặc mang về làm quà cho người thân.

Độ Hoa Niên tập 23: Bùi Văn Tuyên và Lý Dung cởi trần tắm chung

Phim châu á

23:26:09 06/07/2024
Những ngày qua, phim cổ trang Độ Hoa Niên liên tục gây bão mạng xã hội với chuyện tình dây dưa hai kiếp người của trưởng công chúa Lý Dung (Triệu Kim Mạch đóng) và Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách đóng).

Nam Cường bị stress, ngủ mơ cũng đọc thoại khi nhận vai diễn chàng trai bị thiểu năng

Hậu trường phim

23:13:44 06/07/2024
Nam Cường thậm chí ngủ còn mơ thấy mình thoại, ra đường đi mua đồ hay nói chuyện với bạn bè thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, chưa thoát được vai, cứ tưởng như mình là một cậu bé vậy.

EWC: Fan quốc tế nói gì về trận thua chóng vánh của Gen.G?

Mọt game

23:08:29 06/07/2024
Tối ngày 05/07 vừa qua, Gen.G (nhà đương kim vô địch Hàn Quốc) đã phải nhận lấy một trận thua 0-2 muối mặt trước đối thủ Trung Quốc TOP Esports.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

Tin nổi bật

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Bộ ba Anh Tài đưa khán giả ngược về những năm 2000, còn làm 1 điều khẳng định mình không "hết thời"!

Tv show

22:58:28 06/07/2024
Một trong những tiết mục gây chú ý ở tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là của nhóm Thanh Xuân Học Đường gồm Phạm Khánh Hưng - Đăng Khôi - Quốc Thiên.

Diễn viên hài Tony Knight qua đời ở t.uổi 54 do... cành cây rơi trúng!

Sao âu mỹ

22:50:20 06/07/2024
Diễn viên hài người Anh Tony Knight (còn được gọi là Dog Listener) đã qua đời sau tai nạn bất ngờ tại một lễ hội ở Pháp.

Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'

Sao châu á

22:46:24 06/07/2024
Kim Min Hee, Huỳnh Tâm Dĩnh, Ryoko Hirosue... đ.ánh mất danh tiếng, sự nghiệp lao đao vì vướng bê bối ngoại tình, phá hoại gia đình người khác.

Cây hài sân khấu: NSƯT Ngọc Trinh - hài tỉnh rụi, hài như không

Sao việt

22:34:16 06/07/2024
NSƯT Ngọc Trinh là cô đào chánh xinh đẹp và tài năng của kịch nói, có thể lấy nước mắt khán giả dễ như không. Nhưng không ngờ, chị cũng là một cây hài rất giỏi, tạo nên những tràng cười bể rạp.