Lựa chọn khó khăn của người dân tại các vùng nông thôn Trung Quốc
Nhiều người dân ở nông thôn Trung Quốc đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: ở lại những ngôi làng không đủ nguồn lực hoặc di cư đến các thành phố khan hiếm việc làm.
Theo một cuộc khảo sát của Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng quá trình đô thị hóa nhanh chóng của nước này cũng dẫn đến những vấn đề cấp bách ở khu vực nông thôn, như không đủ khả năng chăm sóc người già, tỷ lệ ly hôn gia tăng và tỷ lệ sinh sản giảm.
Tình trạng này đe dọa gây trở ngại cho các kế hoạch phát triển nông thôn và giảm bớt khoảng cách giữa cuộc sống ở thành phố và nông thôn.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và trang mạng xã hội Weibo đã thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 115.000 cư dân, trong đó 34.000 người ở nông thôn và 81.000 người ở thành thị, trong dịp Tết Nguyên đán vào giữa tháng 2/2024.
Nghiên cứu cho thấy Trung Quốc đang trải qua quá trình hội nhập giữa thành thị và nông thôn, với số lượng nông dân mua nhà và ô tô tại các thành phố đang tăng và mua sắm trực tuyến ở các vùng nông thôn cũng đang phổ biến hơn, nhờ vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy 2/3 dân số Trung Quốc sống ở các thành phố vào năm 2023 so với 40% cách đây hai thập kỷ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Vũ Hán nhận xét do sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, nên lối sống đô thị hóa ở các vùng nông thôn đang phải đối mặt với một cái bẫy “tiến thoái lưỡng nan”.
Đã có cảnh báo rằng cư dân nông thôn đang ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì một cuộc sống chất lượng cao, bằng chứng là các ngôi làng ngày càng vắng người.
Khoảng 74% những người được khảo sát cho biết chưa tới 60% người dân trong làng chọn ở lại và 30% cho biết làng của họ có chưa đầy 30% số dân.
Video đang HOT
Theo báo cáo, ở một số làng quê, nhiều hộ nông dân đóng cửa suốt năm, không ai ở nhà. Người lao động chính thường làm việc bên ngoài làng, trẻ em đi học ở nơi khác và người già thì hầu hết đã qua đời.
Đối với những người rời bỏ quê hương, các thành phố họ đến cũng không phải là nơi có nhiều cơ hội việc làm, 43% người lao động đến từ nông thôn cho biết cơ hội việc làm ở thành thị đang thu hẹp.
Báo cáo cũng nêu rằng các hộ gia đình ở nông thôn đang phải đối mặt với áp lực tăng cao về chi phí cho cuộc sống bị thành thị hóa.
Ngoài ra, còn tình trạng tỷ lệ ly hôn tăng và mức sinh giảm. Khoảng 1/3 người ở nông thôn nói rằng tỷ lệ ly hôn đang tăng trong cộng đồng của họ và gần 60% cho biết họ chỉ muốn có một con hoặc không muốn có con.
Tình hình suy giảm dân số là một trong những vấn đề nan giải của Trung Quốc cùng với tình trạng dân số già nhanh chóng và lực lượng lao động ngày càng thu hẹp.
Báo cáo cho biết: “So với dân số trẻ, người già ở vùng nông thôn đang gặp khó khăn trong quá trình phát triển lối sống thành thị-nông thôn”.
Bắc Kinh đã đưa ra các hướng dẫn về thúc đẩy “nền kinh tế tóc bạc” nhằm xây dựng hoặc điều chỉnh các ngành để phục vụ nhu cầu của người già nhằm giải quyết tình trạng dân số già đi nhanh chóng, khi có 15,4% người từ 65 tuổi trở lên tính tới cuối năm 2023.
Mục tiêu trước đây của chính phủ là giúp hai triệu hộ gia đình cao tuổi nâng cao điều kiện sống từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 12/2024 về việc thanh niên thành thị tìm kiếm việc làm ở các vùng nông thôn để nỗ lực phục hồi nền kinh tế nông thôn, đến cuối năm 2025, sẽ có 300.000 thanh niên được đào tạo nâng cao tay nghề trở về nông thôn để phát triển nông thôn.
Trong số những người tham gia, 10.000 người dự kiến sẽ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi 10.000 người khác sẽ được giúp đỡ để thành lập doanh nghiệp mới.
'Hôn nhân 1 ngày' bùng nổ ở nông thôn Trung Quốc
Ở một số vùng nông thôn Trung Quốc, nhiều đàn ông nghèo không lấy được vợ đã thuê phụ nữ để tổ chức đám cưới giả với mong muốn có thể được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên khi qua đời.
Đám cưới giả hôm 7/7. Ảnh: SCMP
Nhìn bề ngoài, đám cưới ngày 7/7 ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Bắc, trông không khác gì những đám cưới bình thường ở miền Bắc Trung Quốc, khi MC phát biểu trước người thân và bạn bè của cô dâu chú rể.
"Chúng ta hãy chúc mừng tân lang tân nương, những người đang tổ chức hôn lễ long trọng ngày hôm nay. Xin chúc họ một đời hạnh phúc", MC nói.
Nhưng cuộc hôn nhân của đôi tân lang tân nương này chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 ngày.
Tạp chí Phoenix Weekly đưa tin hôn nhân 1 ngày đang bùng nổ ở các vùng nông thôn của tỉnh Hà Bắc, khi những người đàn ông độc thân mong muốn được chôn cất trong phần mộ tổ tiên sau khi qua đời.
Ở một số vùng, có luật lệ đàn ông quá nghèo khó không lấy được vợ - thường được gọi một cách miệt thị là "guanggun" hay "đàn ông ế vợ" - sẽ không được chôn cất trong phần mộ của gia đình hoặc bước chân vào nhà thờ tổ. Người ta cho rằng điều này nhằm ngăn họ làm hỏng phong thủy gia đình và liên lụy tới con cháu trong nhà cũng không có vợ.
Nhiều nơi quan niệm đàn ông được phép chôn trong phần mộ tổ tiên sẽ được con cháu trong gia tộc chăm sóc, hưởng tiền vàng mã và đồ vật mà họ đốt cho người thân ở thế giới bên kia.
Theo báo cáo, các cuộc hôn nhân 1 ngày đã trở nên phổ biến ở khu vực này trong 5 - 6 năm trở lại đây. Chúng đã trở thành một giải pháp thay thế cho cuộc hôn nhân ma phổ biến một thời. Hôn nhân ma là lễ cưới giữa hai người đã chết hoặc giữa người chết với người sống.
Đám cưới giả hôm 7/7. Ảnh: Douyin
Bà mối họ Wu, người điều hành dịch vụ hôn nhân một ngày, cho hay bà có sẵn vài cô dâu chuyên nghiệp. Phí thuê cô dâu là 3.600 tệ và phí môi giới là 1.000 tệ. Cô dâu sẽ tham gia đám cưới, đi tới phần mộ tổ tiên của chú rể để báo với gia tiên rằng họ đã kết hôn. Bà Wu cho hay đa số cô dâu làm nghề bảo mẫu hoặc nhân viên mát xa và không phải người địa phương, bởi nhiều người lo lắng làm nghề này sẽ ảnh hưởng bản thân nếu người nhà biết.
Cô dâu xuất hiện trong đám cưới ngày 7/7 là Tian. Tian chia sẻ cô cần tiền để nuôi chồng con. Cô mở quán mát xa, kiếm được vài nghìn tệ mỗi tháng. Gia đình không biết Tian làm thêm việc này. Cô giấu danh tính bằng cách trang điểm đậm, đội tóc giả trong đám cưới. Tian, 48 tuổi, làm việc cho bà Wu từ năm 2021 và là cô dâu trẻ nhất trong nhóm.
Còn chú rể trong đám cưới hôm 7/7, họ Song, gọi cuộc hôn nhân kéo dài một ngày là "thỏa thuận" vì anh không phải trả tiền sính lễ, thường có giá khoảng 100.000 nhân dân tệ. cho nhà gái.
Bà Wu cho hay bà đang giúp đỡ nhiều người theo cách này bởi họ là người nghèo. "Đời này chẳng có gì là thật ngoài tiền", bà nói.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người so sánh hôn nhân một ngày với dịch vụ cho thuê bạn trai hoặc bạn gái, vốn đang phổ biến ở những người trẻ tìm cách giảm áp lực hôn nhân từ cha mẹ.
Một số người đã sốc bởi nỗi ám ảnh của những người đàn ông về việc được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.
"Tôi không hiểu tại sao có tục lệ người độc thân không được chôn trong phần mộ tổ tiên. Ngoài ra, tại sao lại quan tâm nhiều đến việc đó khi ta đã không còn nữa?" một người bình luận.
"Tôi từng chứng kiến nhiều vụ lừa người sống, nhưng chưa từng thấy ai lừa người đã khuất", một người khác nói.
"Người ta nói hôn nhân là nấm mồ của tình yêu. Đúng thế thật", một người khác mỉa mai.
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc và Mỹ phải 'cùng tôn trọng, tồn tại hòa bình' Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh và Washington "cần và phải" tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Bali (Indonesia) hồi tháng 11.2022. Ảnh REUTERS Hãng Reuters...