Lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh viêm não
Dùng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm màng não không chỉ căn cứ vào phổ tác dụng, độ mạnh của kháng sinh mà còn căn cứ vào đặc tính thấm qua hàng rào thần kinh trung ương…
Rào cản khi dùng thuốc
Trong bệnh viêm màng não, việc dùng thuốc kháng sinh là điều bắt buộc, thậm chí phải dùng sớm, ngay từ đầu để hạn chế biến chứng. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh trong trường hợp này có một cấu trúc cản trở tới việc dùng thuốc, đó là hàng rào máu não.
Hàng rào máu não là một cấu trúc có tác dụng bảo vệ não bộ, chống lại tuyệt đối sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ bên ngoài. Nó gồm ba lớp là tế bào nội môi, màng nền và tế bào màng não. Vì não là bộ phận tối quan trọng nên nó ngăn chặn tất cả mọi tác nhân, kể cả thuốc. Do đó không phải tất cả mọi kháng sinh đều có thể sử dụng để điều trị, cho dù bình thường kháng sinh đó là rất mạnh và rất hữu hiệu. Trong điều trị bệnh viêm màng não, nên lựa chọn những kháng sinh có thể đi qua hàng rào máu não để có thể tác động vào vi khuẩn. Những kháng sinh này phải có đặc điểm: kích thước phân tử nhỏ, ưa mỡ và hạn chế biến chứng trên thần kinh.
Các kháng sinh có thể dùng
Nhóm thứ nhất là kháng sinh dòng cephalosporin: Nhóm kháng sinh này các thế hệ trước đây vốn là những kháng sinh ưa nước, rất dễ hòa tan trong nước nên hầu như khó tan trong mỡ. Do vậy mà về cơ bản không đi qua được hàng rào máu não. Tuy nhiên, do sự cải tiến các thế hệ về sau, các thế hệ mới hơn của kháng sinh cephalosporin có tính năng vừa tan trong nước lại vừa tan trong mỡ. Các thế hệ này có thể đi qua hàng rào máu não mức độ trung bình. Cho nên, nếu dùng nhóm này chỉ nên dùng thế hệ 3 và 4 mà không dùng thế hệ 1 và 2.
Các kháng sinh thế hệ 3 và 4 có thể dùng là cefelidine, cefepime, cefluprenam, ceftriaxone. Khi dùng nhóm này hết sức chú ý biến chứng gây co giật ở thần kinh trung ương. Thực tế lâm sàng cho thấy, có khoảng 33% trẻ em bị co giật do thuốc khi dùng nhóm này.
Video đang HOT
Nhóm thứ 3 là kháng sinh chloramphenicol: Chloramphenicol là một kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chúng làm rối loạn sự tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn vào tiểu phân 50S của riboxom. Đặc điểm của kháng sinh này là ái tính với mỡ và kích thước phân tử nhỏ nên dễ đi vào thần kinh trung ương. Kháng sinh này tác dụng mạnh với vi khuẩn gây viêm màng não loại H influenza, cầu khuẩn màng não, phế cầu khuẩn. Cần chú ý tai biến thuốc có thể gây hội chứng xanh xám trên trẻ em. Thận trọng với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tuyệt đối không dùng với trẻ dưới 2 tuổi.
Nhóm thứ 5 là kháng sinh macrolid: Nhóm kháng sinh này có ái tính mạnh với mỡ. Thuốc thuộc loại đi qua hàng rào máu não mức độ trung bình. Không nên dùng như một thuốc chính mà chỉ nên coi như là thuốc dùng phối hợp. Lưu ý là thuốc có tác dụng kém với phế cầu khuẩn, nên nếu người bệnh bị viêm màng não do phế cầu khuẩn thì đây không phải là thuốc ưu tiên.
Nhóm thứ 6 nên lựa chọn là sulfonamid và trimethoprim: Các phân tử sulfonamid và trimethoprim có kích thước nhỏ, ái tính với mỡ lại gắn vừa phải với protein nên có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng. Đây là hai kháng sinh thuộc dạng kìm khuẩn được dùng để điều trị viêm màng não do phế cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột. Chú ý là có thể bị thiếu máu cấp tính nếu dùng liều cao.
Theo SK&ĐS
Kháng sinh nhóm macrolid - Thuốc uống dễ bị lạm dụng
Các thuốc kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến trong điều trị chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do tình trạng lạm dụng và tùy tiện trong điều trị đã khiến cho nhiều thuốc trong nhóm này trở nên kém tác dụng hơn trước.
Vì sao phải lựa chọn kháng sinh?
Một nguyên tắc trong sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn là cần phải làm kháng sinh đồ để chọn thuốc đặc hiệu đối với từng loại vi khuẩn. Tuy nhiên, làm kháng sinh đồ mất khá nhiều thời gian trong khi bệnh nhân cần dùng thuốc ngay. Vì vậy, việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hiện nay thường được các thầy thuốc căn cứ vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân để chọn loại thuốc điều trị. Để chọn được loại thuốc thích hợp, thầy thuốc trước khi kê đơn cần định hướng mầm bệnh theo vị trí nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở những vị trí khu trú trên cơ thể. Kết hợp với phổ kháng khuẩn của loại thuốc đó, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân dùng thuốc sao cho đảm bảo 4 yếu tố: hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế. Các macrolid là kháng sinh dùng đường uống để đưa thuốc vào cơ thể nên rất hay được kê đơn và điều trị tại nhà. Vì vậy, cần phải cân nhắc và chọn thuốc sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất mà đảm bảo yếu tố kinh tế trong dùng thuốc.
Cần lưu ý rằng, phổ kháng sinh trong các tài liệu hoặc đơn thuốc chỉ để tham khảo vì độ nhạy cảm của vi khuẩn còn phụ thuộc từng địa phương. Do đó trong nhiều trường hợp, việc dùng thuốc kháng sinh có thể chọn lựa bởi các nhóm khác nhau mà vẫn có cùng kết quả điều trị. Chẳng hạn đối với một nhiễm khuẩn hô hấp dưới mắc phải ở cộng đồng có thể lựa chọn một thuốc thuộc nhóm macrolid có giá tiền rẻ thay vì một thuốc rất đắt tiền mà hiệu quả điều trị của hai loại thuốc này là tương đương như nhau. Vì thế, nếu dùng zithromax hoặc spiramycin đều cho kết quả khỏi bệnh thì nên chọn loại thuốc rẻ tiền hơn để đảm bảo tính kinh tế trong việc dùng thuốc. Hai loại thuốc kháng sinh đường uống này hiện nay đang được sử dụng tại nhiều bệnh viện với chỉ định đôi khi giống nhau.
Các kháng sinh nhóm macrolid dùng đường uống rất thông dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan...), nhiễm trùng da, mô mềm... Gần đây, tình trạng lạm dụng thuốc và dùng thuốc không đúng cách như uống không đủ liều, không đủ thời gian... đã làm thuốc này ít nhiều bị một số loại vi khuẩn kháng lại. Tuy nhiên, đây vẫn là loại thuốc kháng sinh tốt được lựa chọn để điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm như nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang, bệnh AIDS, bệnh dạ dày...
Làm kháng sinh đồ là cách tốt nhất để lựa chọn kháng sinh.
Một số macrolid hay dùng
- Spiramycin là một kháng sinh nhóm macrolid thông dụng hiện nay. Khi dùng đường uống, thuốc này phân bố tốt trong các tổ chức, đặc biệt là xương và dịch phế quản. Trong trường hợp một số loại vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh nhóm cefalosporin thì các thuốc được lựa chọn là kháng sinh nhóm macrolid, như erythromycin hoặc spiramycin.
Spiramycin không độc đối với gan, chịu được môi trường acid. Trên thị trường có loại biệt dược rodogyl (hoặc dorogyl) là thuốc để điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí và nhiễm khuẩn răng miệng, dạ dày... trong viên thuốc gồm có metronidazol phối hợp với spiramycin.
Từ erythromycin, khi thay đổi các nhóm thế người ta tạo ra được một loạt các kháng sinh bán tổng hợp bền vững trong môi trường acid, nâng cao sinh khả dụng và mở rộng phổ tác dụng lên vi khuẩn như roxithromycin, clarythromycin hiện nay được sử dụng rất nhiều trong các nhiễm khuẩn nhạy cảm. Đặc biệt, nó còn được sử dụng trong các phác đồ phối hợp với thuốc khác để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm khuẩn Helycobacter Pylori. Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị cho bệnh nhân AIDS.
- Azithromycin có phổ tác dụng rộng hơn và thời gian bán thải (T 1/2) rất dài, trên 70 giờ nên chỉ cần dùng một số lần uống thuốc rất ít cho cả đợt điều trị.
- Ngoài ra, nhóm macrolid chứa 16 cacbon còn có josamycin và midecamycin đều là các thuốc có phổ tác dụng tương đối rộng và so với các thuốc kể trên thì rất ít bị tương tác với các thuốc cùng sử dụng. Tuy nhiên đây cũng là các thuốc nhập ngoại có giá khá đắt, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Hiện nay có tâm lý thích sử dụng các macrolid thay cho một số thuốc uống nhóm betalactam vì các biệt dược của macrolid thường có giá bán cao hơn các thuốc như amoxycilin, cephalexin. Tuy nhiên, lựa chọn kháng sinh để sử dụng có hiệu quả và hợp lý cần căn cứ vào độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với từng loại thuốc chứ không phải là giá tiền của loại thuốc đó.
ThS. Lê Quốc Thịnh
Theo Sức khỏe đời sống
Mất ngủ vì thiếu... can-xi! Mất tập trung, mệt mỏi, mất ngủ là những triệu chứng bạn thường gặp? Bạn vẫn nghĩ đó là do áp lực công việc, quá sức...? Nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng, phần lớn người dân sống ở thành thị bị mất ngủ, nhiều khả năng do bị thiếu canxi. Mỗi ngày, 1 người Phần Lan/ Thụy Sĩ nạp khoảng 6g...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội

Công dụng đáng kinh ngạc của loài rau dại với sức khỏe ít người biết đến

Bệnh sởi, hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Bị lệch một bên mặt sau khi ngủ dậy

Cảnh giác với bệnh ung thư máu hiếm gặp

Những sai lầm sau khi tắm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Con vắt dài hơn 6 cm sống cả tuần trong mũi bệnh nhân

Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng

70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí
Có thể bạn quan tâm

EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong
Thế giới
15:44:55 04/04/2025
Vụ tin đồn 'mẹ giết 2 con' gây xôn xao ở Quảng Nam: Người nhà nói gì?
Tin nổi bật
15:23:16 04/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng đẹp như nữ hoàng trên sàn catwalk, "xả vai" để mặt mộc về với chồng con vẫn xinh "miễn chê"
Sao thể thao
15:10:29 04/04/2025
Bí mật về vai diễn đầy nước mắt của NSƯT Kim Tuyến trong 'Mẹ biển'
Hậu trường phim
15:07:31 04/04/2025
Cơ quan chức năng chỉ ra thiếu sót của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Sao việt
15:02:58 04/04/2025
Chế Thanh nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với 'vua nhạc sến' Vinh Sử
Tv show
15:01:10 04/04/2025
Con gái Tom Hanks tiết lộ tuổi thơ 'bạo lực, thiếu thốn, hỗn loạn' trong hồi ký
Sao âu mỹ
14:55:15 04/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' và công thức 'ăn tiền' của Jason Statham
Phim âu mỹ
14:48:06 04/04/2025
Nữ tỷ phú Madam Pang cực thần thái, chiếm trọn "spotlight" khi đến Hà Nội sau vụ khóc nức nở vì khoản nợ 300 tỷ
Netizen
14:45:15 04/04/2025
Mẹ biển Tập 15: Biển còn sống bất ngờ trở về trong đêm
Phim việt
14:34:47 04/04/2025