Lúa cháy đen, dân Quảng Nam cắt cho bò ăn
“Hạt thì lép, cây đen như bị cháy. Gia đình đã đầu tư khoảng 3 triệu đồng chi phí cho ruộng lúa nhưng bây giờ đành phải cho người dân cắt về cho bò ăn chứ không thu hoạch được”.
Ngày 30-3, chị Nga (thôn Cẩm Trung, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) buồn bã phản ánh với Pháp Luật TP.HCM.
Tương tự, lão nông Trần Văn Cương (59 tuổi) tay chống cằm nhìn cánh đồng lúa chết cháy buồn xo: “Nhà tui được Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước cấp gần 20 kg giống lúa OM để gieo sạ. Thời gian đầu lúa phát triển bình thường nhưng đến giai đoạn có bông thì bị đen và hư hại hết, không biết vì nguyên nhân gì”.
Ông Huỳnh Nhuận, Chủ tịch UBND xã Tiên Cẩm (huyện Tiên Phước), thông tin: “Giống lúa OM người dân gieo trồng dẫn đến bị thiệt hại chủ yếu là hai loại OM 4900 và OM 6976. Trong hai loại thì giống lúa OM 4900 thiệt hại nặng hơn. Thiệt hại đối với người dân sử dụng giống lúa này ở địa bàn xã Tiên Cẩm là 100%. Cuối tuần này sẽ có đoàn kiểm tra, thống kê diện tích và sản lượng lúa bị thiệt hại để có thể hỗ trợ cho người dân”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nhuận, đây là giống lúa có năng suất cao, cơm rất ngon. Nhiều hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt năm ngoái đã đăng ký để được hỗ trợ cấp giống về gieo sạ.
Trong khi đó, ông Lê Văn Phụng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, cho biết việc lúa chết cháy và hạt bị lép hiện chưa thể kết luận được là do chất lượng giống lúa OM không tốt. Có thể do những cánh đồng ở khu vực đó bị hạn hán nên xảy ra tình trạng như vậy. Hiện Phòng NN&PTNT cũng đang tiến hành thống kê, kiểm tra lại nguyên nhân xảy ra tình trạng trên để xử lý vụ việc.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, giống lúa thuần OM 4900 được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, giống lúa OM 6976 được lai tạo và tuyển chọn từ chương trình lai tạo giống lúa giàu sắt thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo Quang Nam (Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh)
Triển khai chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ
Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhằm hưởng ứng chương trình do Bộ NNPTNT phát động về giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ để tiết kiệm chi phí sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn vùng tại vùng ĐBSCL, hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố trong vùng đã thống nhất triển khai kế hoạch hành động.
Mục đích của chương trình là tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực đầu tư của hệ thống khuyến nông trong vùng để thực hiện tốt các nội dung của chương trình, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và thực hành của nông dân về giảm lượng giống lúa gieo sạ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong năm 2016 và các năm sau.
Người dân ngoại thành Hà Nội gieo sạ vụ đông xuân 2016. Ảnh: A.T
Các cơ quan khuyến nông sẽ triển khai đợt tuyên truyền tập trung, sâu rộng đến nông dân trong nội dung của chương trình do Bộ NNPTNT phát động, từ đó thay đổi nhận thức về tác dụng và sự cần thiết giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm chủ động ứng phó với xu hướng hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng gay gắt ở vùng ĐBSCL, thông qua đó nông dân tự giác tham gia chương trình. Các tổ chức khuyến nông sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị để lựa chọn các hình thức tuyên truyền sau đây:
Đồng thời, các tỉnh tổ chức chương trình tập huấn tập trung cho nông dân nòng cốt và cộng tác viên khuyến nông cơ sở về kỹ thuật gieo sạ thưa (80 - 100kg giống/ha) gắn với kỹ thuật 3G3T (3 giảm, 3 tăng), 1P5G (1 phải, 5 giảm), SRI (kỹ thuật canh tác lúa cải tiến), IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp)... và kỹ thuật sản xuất câc cây trồng chuyển đổi trên đất lúa đã xác định cho từng tiểu vùng. Ít nhất mỗi huyện, thị xã trong vùng tổ chức được 2 lớp tập huấn cho nông dân nòng cốt, cộng tác viên khuyến nông để họ tiếp tục hướng dẫn nông dân làm theo. Thời gian tập huấn tập trung từ 25.3 đến 30.5.
Tại các tỉnh triển khai 2 dự án khuyến nông trung ương (Dự án xây dựng mô hình sản xuất lúa 3G3T và SRI, Dự án xây dựng mô hình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ xuống 80kg/ha tại ĐBSCL), khẩn trương tổ chức chọn điểm, chọn hộ phù hợp, tập huấn cho nông dân trước thời vụ xuống giống và tổ chức cung cấp giống, vật tư đảm bảo chất lượng và hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình hình thành các tổ hơp tác, HTX để liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi tỉnh/thành phố tham gia dự án cần xây ít nhất 1 mô hình mẫu của dự án để tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm.
Tại mỗi tiểu vùng sinh thái của mỗi tỉnh/thành phố lựa chọn và xây dựng các mô hình liên kết chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phù hợp với quy hoạch chuyển đổi của tỉnh và nhu cầu thị trường, đảm bảo gắn kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trọng tâm là chuyển sang trồng bắp lai hoặc bắp nếp, đậu nành, ngoài ra có thể chuyển trồng đậu phộng, mè, rau đậu, cây ăn trái hàng hóa (cam, bưởi, xoài, thanh long...).
Kế hoạch này đã được Trung tâm Khuyến nông quốc gia thống nhất và ký kết với 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
Theo Danviet