Lửa bùng lên khi nghe ĐTDĐ tại cây xăng, một người bỏng nặng
Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội vừa tiếp nhận và đang điều trị cho một nạn nhân bị bỏng nặng do nghe ĐTDĐ tại cây xăng.
Không nên nghe ĐTDĐ tại cây xăng để tránh tai nạn đáng tiếc. (Ảnh minh họa).
Trước đó vào tối 28-11, anh K, ở Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang đứng tại một cây xăng gần cầu Phù Đổng, quận Long Biên thì ĐTDĐ đổ chuông.
Cẩn thận, anh K vào phòng vệ sinh trong khuôn viên cây xăng để nghe ĐTDĐ. Trong lúc anh K đang nghe điện thoại thì bất ngờ một ngọn lửa bùng phát làm anh K bị bỏng nặng.
Anh K được đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng bỏng khá nặng.
Qua đây lại thêm lời cảnh báo về nguy cơ xảy ra cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng, dầu…
Theo ANTD
Phẫu thuật mũi như thế nào để không bị biến chứng?
Chỉ sau 30 phút bạn có thể từ biệt chiếc mũi gãy, to bè để sở hữu chiếc mũi dọc dừa Hàn Quốc, với quan niệm có thể đem lại tài lộc như ý.
Theo quan niệm tướng số một cái mũi ngắn hơn so với gương mặt, đầu mũi hếch, lỗ mũi to bè thì việc làm ăn sẽ gặp khó khăn, không giữ được tiền của, không phát về sau. Do đó trào lưu thẩm mỹ nâng mũi dọc dừa để nhanh giàu đang ngày càng trở nên "hot".
Phẫu thuật mũi để nhanh giàu
Mỗi ngày có đến cả chục bệnh nhân chờ được đưa lên bàn mổ của Khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện Xanh Pôn. Trong đó có hai người đến giải quyết chiếc mũi phá tướng.
Mũi dọc dừa luôn là niềm mơ ước của nữ giới.
Chị Trần Thanh Hiền (42 tuổi, chủ một tiệm quần áo ở chợ Hà Đông - Hà Nội) than thở: "Các cụ nói cấm có sai bao giờ cả. Mũi tẹt thì khó mà làm ăn ra gì được. Đợt này tôi đi nâng mũi xem việc buôn bán có khá hơn chút nào không."Chị Nguyễn Thu H. 24 tuổi ở Hải Dương luôn ao ước có mũi dọc dừa Hàn Quốc tâm sự: "Công việc của mình rất cần giao tiếp, nhưng với các mũi gãy, bè to này, mình thấy mất tự tin lắm. Nghe nói Saint Paul có các bác sĩ phẫu thuật mũi rất mát tay nên mình đến để có chiếc mũi đẹp như Hàn Quốc."
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng (Khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện Saint Paul) cho biết: "Mấy năm gần đây rộn lên trào lưu phẫu thuật mũi với quan niệm mũi cao ráo sẽ đem lại nhiều may mắn thuận lợi trong làm ăn. Đối tượng chính là chị em phụ nữ tuổi từ 16 đến 50, đông nhất là dưới 40 tuổi."
Tạo hình nâng mũi, thu gọn đầu mũi và cánh mũi là một phẫu thuật phổ biến và đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Thời gian thực hiện một phẫu thuật tạo hình mũi chỉ mất khoảng 20 - 40 phút và không phải nằm viện.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc chống sưng, nề từ 3-5 ngày. Sau khoảng 5 -10 ngày, mũi sẽ hết sưng. Tuy nhiên, để mũi thật sự đẹp thì phải cần từ 3 - 4 tuần.
Việc làm gọn đầu mũi và cánh mũi cũng như nâng cao sống mũi được thực hiện khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, an toàn và hiệu quả cao.
Thực chất biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ mũi Hàn Quốc chính là sự kết hợp giữa sườn của mũi là vật liệu tổng hợp sinh học, những vùng chịu lực bằng vật liệu tự thân: sụn vành tai, sụn vách ngăn... Mô mềm của mũi được tăng cường bằng một lớp mô đệm khác của cơ thể. Kiểu nâng mũi này nếu thực hiện tốt sẽ cho một mũi rất đẹp tự nhiên như mũi thật và rất bền.
Giá cả phụ thuộc vào chất độn
Có rất nhiều lọai vật liệu độn mũi để lựa chọn: vật liệu tự thân (của chính người đó) như sụn sườn, sụn vành tai, xương sọ đính, xương mào chậu, các loại cân mạc... hay dùng vật liệu tương ứng từ người khác... hoặc vật liệu tương hợp sinh học như silicone dẻo, Gore-Tek, Porex, san hô, Hydrogel (Aquamid) Radiesse.
Phẫu thuật ở những cơ sở không đảm bảo dễ gây biến chứng.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì lấy vật liệu tự thân sẽ an toàn nhất. Tuy nhiên, để có một thanh độn dài, thẳng như tháp mũi cần phải lấy sụn sườn, xương mào chậu hay xương đính của sọ. Phẫu thuật lấy vật liệu tự thân này có thể gây đau đớn và biến chứng nguy hiểm.
Dùng vật liệu lấy từ cơ thể người khác hoặc nhân tạo sẽ phải chịu nguy cơ bị cơ thể đào thải, hoặc bị hấp thu khá nhanh chóng khiến mũi bị biến dạng.
Phương pháp lấy sụn ở vành tai ít gây tổn thương nhất, nhưng sụn vùng này quá ít lại dẹp và không được thẳng nên nó chỉ dùng để sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ.
Do đó, silicone dẻo là vật liệu thông dụng và đem lại hiệu quả cao trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi.
Chị phí cho một ca phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc vào chất liệu sụn và tay nghề của bác sĩ. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương giá trung bình một ca nâng mũi từ 5 đến 7 triệu đồng. Còn tại các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân giá có thể bị đội lên đến trên chục triệu.
Biến chứng có thể gặp phải
Nâng mũi là một trong những phẫu thuật đơn giản và hầu như không để lại sẹo hay biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu thực hiện tại các cơ sở không có kinh nghiệm sẽ khiến bệnh nhân phải khổ sở đi "chữa cháy" nhiều lần.
Sau cuộc phẫu thuật nâng mũi tại một cơ sở tư nhân trên đường Lê Văn Hưu chị Trần Thị Ngọc Th. ở (Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội) phải nhập viện Bệnh viện Da Liễu Trung ương để phẫu thuật lại vì mũi mới bị lung lay, lệch sụn mũi (biến chứng hay gặp nhất ở những bệnh nhân nâng mũi). Nguyên nhân là bác sĩ đặt sụn mũi không vào đúng vị trí, gây lệch sống mũi.
Bác sĩ Phạm Cao Kiêm (Phó Khoa Lazer phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu Trung ương) cho biết: "Mũi chị Th. bị lệch sang một bên, sờ vào có cảm giác lung lay là do không tách được màng xương. Bác sĩ đó chỉ đặt lớp sụn lên trên màng xương khiến lớp sụn bị trôi ra, không cố định chắc chắn."
Trường hợp này thường xảy ở những phòng khám không có uy tín. Bác sĩ Phạm Cao Kiêm cảnh báo, những loại sụn trôi nổi, chất liệu không tốt có thể gây tiêu xương sống mũi do sự đè ép của sụn nhân tạo. Khi xương sống mũi bị tiêu, mũi sẽ sụp xuống do mất điểm tựa.
Các bác sĩ cho biết, đáng sợ nhất với những người nâng mũi là nguy cơ nhiễm trùng. Nếu mảnh ghép bị nhiễm trùng thì chỉ 5 - 7 ngày sau, mũi sẽ ũng mủ, gây đau nhức và đỏ toàn bộ mũi.
Thông thường, sau khi làm mũi, bệnh nhân sẽ gặp phải hiện tượng sưng nề do máu tụ, nhưng thường sẽ hết nhanh. Nếu sau một tuần vẫn còn sưng thì phải đến bác sĩ kiểm tra vì có thể do máu tụ quá đặc, cần tẩy rửa kịp thời.
Với trường hợp bị nhiễm trùng, cách xử lý duy nhất là phẫu thuật bỏ sụn ngay lập tức, bơm rửa mũi bằng thuốc sát trùng. Khoảng 3 - 6 tháng sau, bệnh nhân mới có thể làm lại mũi.
Phẫu thuật nâng mũi không nên thực hiện cho những người có bệnh về máu toàn thân như máu khó đông, tiểu đường, lao phổi, nhiễm trùng tai mũi họng đang ở giai đoạn phát triển (viêm mũi, viêm xoang nặng). Những phụ nữ đang ở ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cũng được khuyến cáo không nên làm phẫu thuật thẩm mỹ vì nguy cơ mất máu cao.
Theo VTC
Người "phù phép" cứu rỗi những nỗi đau tật nguyền Bằng những nỗ lực không ngừng trong hơn 20 năm gắn bó, PGS.TS Trần Thiết Sơn - Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện Xanh Pôn - đã mang lại nụ cười, niềm tin cho hàng ngàn bệnh nhân bị khiếm khuyết. Truyền thống gia đình có 5 chuyên gia...