Lừa bán số lô đề online ‘trúng 100%’
Lâm xưng danh nhân viên công ty xổ số, dụ người chơi mua số đề với cam kết “chính xác 100%”, giá 20 triệu đồng.
Trên Facebook, Lâm đăng bài quảng cáo dịch vụ bán số lô đề online, khẳng định các con số được “lấy trực tiếp tại công ty nhà nước”, “khả năng trúng 100%”. Người mua chuyển cho Lâm 20 triệu đồng sẽ nhận được “con số đổi đời”.
Nghe lời chào mời hấp dẫn, Duy Tiến, 24 tuổi, quê Phú Thọ, đã chuyển khoản cho Lâm. Nhưng sau khi gửi bằng chứng chuyển tiền, Tiến bị cắt đứt liên lạc và mới hay bị lừa.
Cũng là nạn nhân của trò bán số lô đề online, Tuyết Nhung, 39 tuổi ở Thái Bình, bị mất gần 400 triệu đồng. Giữa năm 2020, Nhung quen Dương qua Facebook và được hứa cung cấp con số chuẩn xác. Lần đầu, Nhung thu hồi được ít vốn. Đến ngày thứ hai, các con số không trùng khớp, chị tiếc tiền và định sẽ không chơi nữa. Nhưng trước những lời gạ gẫm, Nhung lại xiêu lòng.
“Em cứ vào mỗi con 500 điểm, như vậy bao giờ mới gỡ được hết. Em cứ yên tâm đánh, số chuẩn 100000%”, Dương nhắn. Những ngày sau, Nhung thắng lẻ tẻ 1-2 con số nhưng sau đó thua là chính. Qua một thời gian, khoản nợ tăng dần.
Muốn gỡ nợ, Nhung quyết vay lãi thêm 80 triệu đồng để “chơi lớn” theo tư vấn của Dương. Nhưng lần đó kết quả không trùng khớp, Nhung gọi Dương đòi được trả tiền như đã cam kết nhưng chị bị chặn số điện thoại và chặn trên nhiều tài khoản mạng xã hội. “Trong vòng 8 tháng, tôi mất gần 400 triệu đồng”, Nhung nói và cho hay cũng không biết danh tính thật, nơi ở của Dương, mọi trao đổi đều qua mạng.
Video đang HOT
Lời quảng cáo đăng trên mạng xã hội của người bán số lô đề.
Trên mạng xã hội có nhiều nhóm tư vấn “bán lô đề” với lượng thành viên lớn, có nhóm hơn 66.700 người. Tại đây, những người bán dùng nhiều chiêu trò để chiếm lòng tin. Họ tạo dựng hình ảnh uy tín, cuộc sống giàu sang, tự giới thiệu làm việc tại công ty xổ số lớn.
Thấy lời than của một người chơi lô đề mãi không trúng, người bán xưng danh tên Hưng nhắn tin tư vấn các con số “bạch thủ đề, ba càng, lô xiên 2, xiên 3″,.. với giá 3-6 triệu đồng. “Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí nhỏ là có thể thu hồi lợi nhuận lớn”, Hưng nói.
“Chi phí nhỏ” dao động 2-20 triệu đồng, người chơi có thể trả trước hoặc trả sau. Nếu trả trước, người mua chuyển tiền xong nhận số. Trường hợp trả sau, người mua nhận số trước, nếu trúng phải trích ra từ 10% đến 30% phí hoa hồng.
Hưng khẳng định các con số được lấy trực tiếp từ Hội đồng xổ số kiến thiết miền Bắc, được chứng nhận, kiểm định và chắc chắn trúng 100%. Nếu không trúng, họ cam kết bồi thường toàn bộ số tiền.
Trên trang web chính thức, Hội đồng xổ số kiến thiết miền Bắc thường xuyên đăng tải cảnh báo lừa đảo. Theo đó, nhóm lừa đảo thường dụ dỗ người dân nhẹ dạ cả tin chuyển tiền trước khi cung cấp những “con số vu vơ”. Nếu con số đó vô tình trùng với giải thưởng, họ sẽ liên hệ để đòi chia một phần tiền. Trường hợp không trúng, kẻ lừa đảo sẽ “lặn mất”.
Hội đồng này cho biết, những người bán số thường mạo danh lãnh đạo, thành viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô. “Trên thực tế, không ai có thể can thiệp hoặc biết trước kết quả quay số mở thưởng khi hoạt động quay số chưa diễn ra”, Hội đồng khẳng định.
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cho biết các hành vi giả mạo người làm ở công ty xổ số, cung cấp thông tin sai sự thật, cam kết 100% trúng thưởng, chỉnh sửa kết quả xổ số đều có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Kẻ xấu thường tạo ra các trang web giả mạo, lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo niềm tin, lôi kéo, dụ dỗ người chơi, tự nghĩ ra các con số với cam kết 100% trúng thưởng nhằm thu tiền hưởng lợi bất chính.
Việc chơi lô đề nói chung và lô đề online đều là hình thức đánh bạc. Tùy tính chất và mức độ vi phạm, người chơi và bán số lô đề sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người chỉ đăng bài dự đoán kết quả xổ số hay trao đổi mà không có việc hưởng lợi thì không cấu thành tội phạm.
Năm 2020, Bộ Công an đã xử lý 496 vụ liên quan hoạt động tổ chức đánh bạc trên không gian mạng, khởi tố 444 vụ và 1.841 người; xử lý hành chính 52 vụ với hơn 1.000 người.
* Tên nhân vật đã thay đổi
Kon Tum: Cảnh giác việc mạo danh cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để lừa đảo
Cấc đối tượng mạo danh Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum gọi điện đến các sở, ngành đề nghị chuyển tiền để được cung cấp tài liệu phục vụ hội nghị.
Ngày 23.7, Công an tỉnh Kon Tum đã phát thông báo về đối tượng mạo danh cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum để lừa đảo.
Thời gian qua, theo phản hồi từ nhiều cơ quan, một số đối tượng giả mạo cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum gọi điện đến các sở, ngành và cán bộ lãnh đạo "xin danh sách, cung cấp thông tin cấp ủy viên để mở lớp tập huấn cho các bí thư, phó bí thư". Các đối tượng cũng đề nghị các đơn vị chuyển tiền để được cung cấp tài liệu phục vụ hội nghị, mời chào mua các loại sách, báo, tài liệu...
Gần đây nhất, trong ngày 21.7, các đối tượng sử dụng điện thoại liên hệ đến các Sở KH-ĐT; Sở GTVT; Sở LĐ-TB-XH... trao đổi về các nội dung nêu trên.
Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum, đơn vị này không có chủ trương thực hiện các nội dung như các sở, ngành đã phản hồi. Khi mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo hoặc cấp phát sách, văn kiện đều triển khai bằng văn bản cụ thể.
Do đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy cảnh giác với thủ đoạn mạo danh nói trên, đồng thời có hình thức thông tin đến các chi bộ, đảng bộ cơ sở để phòng tránh bị lừa đảo.
Giám đốc lập báo cáo khống "rút" tiền của công ty Ngày 18-5, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Ngô Văn Giáp (1994, trú huyện MĐrăk, tỉnh Đắk Lắk) về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Qua xem xét hồ sơ vụ án, HĐXX Tòa phúc thẩm xét thấy bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường hết số tiền cho công...