Lừa bán lan đột biến chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Bốn thanh niên không có nghề nghiệp, quê ở tỉnh Hoà Bình đã câu kết với nhau, lừa đảo nhiều người để bán lan đột biến bằng những lời dối trá, qua đó chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Ngày 29/9, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử nhóm bị cáo lừa bán lan đột biến chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Bị cáo Quách Văn Hải (SN 1992), bị cáo Trần Hữu Sỹ (SN 1987), bị cáo Trịnh Hải Nam (SN 2002) và bị cáo Đỗ Văn Chung (SN 1987), đều trú ở thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình cùng bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, bốn bị cáo trên không có nghề nghiệp ổn định. Do cần tiền chi tiêu, Hải và đồng phạm tạo lập các tài khoản facebook ảo hoặc facebook tên “Hải Hoa Lan”, “Vườn Lan Quang Trung”, “Thành Chung” để rao bán lan đột biến.
Nhóm bị cáo này còn đăng tải các video, hình ảnh cây “mẹ” và các loại mặt hoa lan đột biến gen thật để quảng cáo, đồng thời cam kết là giống lan đột biến Hồng Yên Thủy, ký hiệu là HYT hoặc năm cánh trắng Hiền Oanh (HO).
Khi giao dịch với khách, nhóm bị cáo này cam kết sẽ “bảo hành cây đến khi ra hoa. Nếu sai cây, sai hoa sẽ thu mua lại theo đúng giá thị trường”.
Đề phòng khách hàng đòi đến tận vườn, các bị cáo thuê và mượn các địa chỉ là huyện Hoài Đức, quận Long Biên, quận Ba Đình (Hà Nội) để làm vườn lan, lấy chỗ giao dịch.
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021, bị cáo Hải và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,5 tỷ đồng của 7 cá nhân. Trong số các bị hại của án có anh Ngô Duy L bị chiếm đoạt nhiều nhất với số tiền hơn 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Giữa tháng 1/2021, Nam chụp ảnh ba cây lan phi điệp thường, cao tầm 11-15cm tại vườn của Sỹ tại địa chỉ xã An Khánh, huyện Hoài Đức, rồi rao bán trên facebook Nguyễn Duy Mạnh với những lời dối trá là lan đột biến gen 5 cánh trắng Hiền Oanh
Anh L liên hệ hỏi mua thì được Nam gửi cho các video, hình ảnh chứa mặt hoa đột biến thật, cam kết chuẩn giống, chuẩn mặt hoa và bảo hành đến khi cây ra hoa. Anh L. đồng ý mua 3 cây với giá hơn 200 triệu đồng.
Sau khi nhận chuyển khoản tiền, Nam thuê xe chở ba cây lan trên đến cho anh L, ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Một tháng sau, anh L tiếp tục hỏi mua hai cây lan đột biến do Nam quảng cáo trên facebook với giá 97 triệu đồng.
Sau khi nhận đủ tiền từ anh L, lo sợ bị phát hiện nên Nam đã xóa tài khoản facebook. Đến tháng 4/2021, biết Hải đang bị Công an điều tra, Nam đã vứt sim điện thoại để xóa dấu vết.
Viện kiểm sát xác định, Hải thực hiện 7 vụ lừa bán 18 cây lan đột biến gen giả cho 6 bị hại, chiếm đoạt 900 triệu đồng, hưởng lợi 525 triệu đồng. Sỹ thực hiện 8 vụ lừa bán 21 cây cho 2 bị hại, chiếm đọat 616 triệu đồng, hưởng lợi 320 triệu đồng.
Nam thực hiện 8 vụ lừa bán 21 cây cho 1 bị hại chiếm đoạt 624 triệu đồng, hưởng lợi 264 triệu đồng. Chung thực hiện 4 vụ, lừa bán 8 cây cho 3 bị hại số tiền 375 triệu đồng và hưởng lợi bất chính 282 triệu đồng.
Tại phiên toà, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hải 12 năm tù, bị cáo Chung 6 năm tù, bị cáo Sỹ và bị cáo Nam cùng 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc các bị cáo phải bồi thường cho các bị hại số tiền đã chiếm đoạt.
Cặp vợ chồng lập mưu chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của ngân hàng
Vợ chồng Trang và Long dùng thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn với các thông tin giả để vay tín chấp ngân hàng.
Sau đó, Trang làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng xác nhận thu nhập, đồng thời liên hệ với các nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay vốn để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Chiều 28/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Long (SN 1989, trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) 36 tháng tù; bị cáo Quách Hiền Trang (SN 1994, vợ Long) 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, do cần tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, từ tháng 1 đến tháng 8/2017, vợ chồng Trang và Long nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân hàng. Hai bị cáo dùng thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn với các thông tin giả để vay tín chấp ngân hàng. Trang làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng xác nhận thu nhập.
Sau đó, Trang và Long liên hệ với các nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay vốn để chiếm đoạt tiền. Với phương thức trên, từ ngày 28/4/2017 đến ngày 17/5/2017, Trang đã chiếm đoạt 120 triệu đồng, Long chiếm đoạt 380 triệu đồng của Ngân hàng VPBank.
Cụ thể, khoảng tháng 5/2017, chị Đỗ Thị T, nhân viên ngân hàng lập trang website chạy chương trình vay vốn và đăng ký số điện thoại để khách hàng liên hệ. Trang xem thông tin trên nên làm giả bộ hồ sơ xin vay vốn, ảnh của Trang nhưng họ tên, địa chỉ người vay vốn là giả mạo.
Vợ chồng bị cáo Trang và Long tại phiên toà.
Tiếp đó, Trang lập hồ sơ lấy tên Nguyễn Hiền Trang và hợp đồng lao động. Trang liên hệ với chị T và nộp hồ sơ vay tín chấp số tiền 120 triệu đồng. Ngân hàng sau đó giải ngân vào tài khoản mang tên Nguyễn Hiền Trang. Thực chất, Trang đã dùng chứng minh nhân dân giả mang tên Nguyễn Hiền Trang để lập tài khoản ngân hàng và rút tiền để chi tiêu cá nhân.
Tại cơ quan điều tra, ban đầu, Trang không thừa nhận hành vi làm hồ sơ giả, không thừa nhận sử dụng ảnh chân dung của mình để làm giả chứng minh dân dân. Nhưng về sau, Trang thừa nhận làm giả các tài liệu trên để lừa đảo. Sau khi chiếm đoạt tiền, Trang bỏ trốn đến ngày 10/11/2021 thì bị bắt.
Cơ quan điều tra cũng làm rõ, Long sử dụng hồ sơ vay vốn đứng tên Vũ Quang Minh để chiếm đoạt 300 triệu đồng. Số tiền này, Long chuyển khoản vào các khoản tài khoản khác nhau. Ngoài ra, Long còn sử dụng hồ sơ vay tín chấp đứng tên Nguyễn Minh Đức để chiếm đoạt 80 triệu đồng của ngân hàng.
Quá trình điều tra, bố của Long trình bày, Long có biểu hiện bệnh lý tâm thần từ nhỏ, học lực kém, trí nhớ kém nhưng gia đình không có điều kiện nên không cho Long đi khám bệnh. Đến năm 2020, gia đình đưa Long đến Bệnh viện Bạch Mai khám, điều trị nội trú từ ngày 22 đến ngày 29/5/2020.
Tuy nhiên, lời khai của Trang cho thấy, Long và Trang chung sống với nhau từ năm 2015 đến 2020 thì ly thân. Quá trình sinh sống, Long hoàn toàn bình thường và cặp vợ chồng lừa đảo này có hai con chung.
Trong vụ án này còn có 11 hồ sơ khác, qua xác minh thông tin người đứng tên vay đều không có thật. Đến nay do kết luận giám định chưa đủ cơ sở kết luận do Trang và Long ký tên, ảnh trên chứng minh nhân dân không phải là Trang và Long.
Cơ quan điều tra xác định, chưa có căn cứ kết luận Trang và Long lập giả các hồ sơ trên. Hiện, cơ quan điều tra đã tách rút phần tài liệu này để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.
Đối với hành vi làm giả chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy xác nhận thu nhập..., cơ quan điều tra chỉ thu giữ được bản photo, không trưng cầu giám định được nên không có căn cứ xử lý.
Quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Long mới khắc phục số tiền 200 triệu đồng, chiếm đoạt 180 triệu đồng.
Mê mẩn với "cổ vật đồng đen", bị lừa 3,2 tỷ đồng Làm giả giấy tờ để lừa bán các cổ vật gia truyền giả và chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng trong nhiều năm, đối tượng Thông Thị Định bị bắt. Ngày 28/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của bị can Thông Thị Đinh (SN 1956, ngụ xã La...