Lừa bán iPhone, AirPods, đồ ‘Táo’ giá rẻ: Chuyện chưa bao giờ cũ!
Ở nước ta, iPhone nói riêng và sản phẩm Apple nói chung được nhiều người dùng ưa chuộng. Chính vì vậy, không ít người đã sử dụng các mánh khóe lừa đảo trong quá trình mua bán để trục lợi.
Mới đây nhất, trang Vnexpress vừa có bài viết cảnh báo chiêu lừa bán iPhone nguyên seal giá rẻ. Theo đó, người bán sẽ giao một sản phẩm còn nguyên seal khiến người mua chủ quan, đến khi về nhà bóc seal, mở máy thì trên màn hình hiển thị thông báo “Không thể kích hoạt”.
Khác với hàng dựng hoặc hàng nhái có thể kiểm tra ngay ngoại hình và phần mềm bên trong, iPhone nguyên seal, còn hẳn cả tem khiến không ít người mất cảnh giác. Đây là trường hợp lừa bán những mẫu iPhone thuộc diện hàng ăn cắp và đã bị Apple khóa IMEI nên không thể kích hoạt (active) máy.
Một người dùng khác có nick N.X.Q thì chia sẻ trên Facebook về việc mình đặt mua tai nghe AirPods rồi nhận về một chiếc tai nghe có… cáp microUSB. Theo đó, do bị thu hút bởi lời mời gọi “giá rẻ sập sàn, chỉ còn 3 cái” mà anh đã xuống tiền. Sau khi nhận phản hồi, cửa hàng đã chặn luôn nick của anh này.
Ngoài ra, “ thế giới ngầm” còn tồn tại nhiều hình thức lừa đảo khác như:
- Quảng cáo bán iPhone quốc tế nhưng thật ra là máy lock (khóa mạng) đã bị câu sẵn SIM ghép hoặc có mã ICCID (một hình thức khác biến iPhone lock thành máy quốc tế).
- Tiếp cận người đi đường, mời mua “iPhone mới nhặt được, bán giá rẻ”. Đó chắc chắn là những chiếc điện thoại kém chất lượng, thậm chí không thể sử dụng.
- Vờ nói không có tiền, đề nghị vay một ít và thế chấp điện thoại làm tin khi gặp ngoài đường. Tương tự như trên, giá trị chiếc máy (nếu có) chắc chắn sẽ thấp hơn số tiền mà họ vay của bạn.
- Đưa cho xem hàng thật nhưng lợi dụng lúc người mua sơ hở lập tức đánh tráo thành mô hình hoặc hàng dựng, hàng nhái.
Video đang HOT
Một số người dùng chia sẻ kinh nghiệm đau thương – bị lừa đảo khi mua iPhone
Những lưu ý cần ghi nhớ khi mua hàng trôi nổi
Khác với sự yên tâm về nguồn gốc xuất xứ lẫn chế độ bảo hành khi mua hàng tại các hệ thống uy tín, mua hàng trôi nổi bên ngoài nghĩa là bạn phải chấp nhận đánh cược nhiều hơn với rủi ro, bởi bạn không biết người bán là ai và có thể sau khi giao dịch sẽ không còn gặp lại họ nữa.
Trong thực tế, nếu may mắn và biết cách chọn lọc kỹ lưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể mua được những sản phẩm chất lượng với giá phải chăng. Chẳng hạn, bản thân mình thực hiện bài viết này bằng chiếc Galaxy Book qua sử dụng mua trên một trang rao vặt trực tuyến.
Giá Galaxy Book khi ra mắt cách đây gần 2 năm là 19.99 triệu đồng, mình mua lại hồi tháng trước với giá 6.5 triệu, lại được tặng thêm dock chuyển USB-C ra 3 cổng (USB-C, HDMI và USB). Đến nay, máy vẫn hoạt động ổn định, cả với phần bàn phím touchpad đi kèm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được người bán có tâm, mà rất có thể không ít người bán sẽ đưa cho chúng ta những sản phẩm bị khóa hoặc hàng giả như vừa nêu trên. Vì thế, để không rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang”, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Tìm hiểu kỹ về người/cửa hàng bán:
Nếu thấy tin đăng bán trên các trang rao vặt, diễn đàn, bạn hãy tìm hiểu lịch sử đăng bài cũng như số điện thoại của người bán.
Nếu đó là thành viên lâu năm, đã từng đăng bán nhiều sản phẩm với cùng một số điện thoại mà chưa gặp “phốt” gì thì có thể tạm tin tưởng được. Nếu người đó có Zalo, bạn có thể nhập số điện thoại vào ô tìm kiếm của Zalo để tìm hiểu thêm thông tin cá nhân.
Với cửa hàng, bạn cần “soi” kỹ các thông tin như website, fanpage xem có dấu hiệu nghi vấn gì không (page có quá ít like hay không thấy đăng hình ảnh thực tế sản phẩm mà chỉ lấy hình của hãng minh họa chẳng hạn).
Anh bạn N.X.Q nêu trên đã phần nào bị “mờ mắt” trước mức giá rẻ và số lượng “chỉ còn 3 cái” mà cửa hàng đưa ra đến nỗi không hề chú ý đến việc ngay cả tên cửa hàng cũng đã viết sai chính tả (oder, viết đúng phải là order).
Tin lời “Trùm phụ kiện Apple” và cái kết đắng nhận về tai nghe AirPods dùng cổng sạc và cáp microUSB
Giao dịch tại nơi phù hợp:
Lựa chọn tốt nhất là giao dịch tại nhà. Nếu người bán đã không giao dịch tại nhà mà còn không muốn đến nơi có mạng internet (trong hẻm vắng người), bạn phải đặt ngay một dấu hỏi, vì khi đó bạn không thể tra cứu thông tin dựa vào số IMEI và cũng không có ai xung quanh nhìn thấy việc giao dịch.
Nếu địa điểm mua bán không phải nhà riêng/công ty/cửa hàng, ít nhất đó cũng phải là một quán cafe công cộng, có đông người ngồi xung quanh.
Nhờ người có kinh nghiệm đi cùng (nếu có thể):
Nếu bạn có người quen làm trong ngành sửa chữa điện thoại là tốt nhất, còn không thì đó cũng phải là một người am hiểu công nghệ, đã từng mua/tiếp xúc/sử dụng nhiều sản phẩm Apple. Chắc chắn rồi, một người có kinh nghiệm nhiều khả năng sẽ xử lý tình huống tốt hơn người thiếu kinh nghiệm.
Ngoài ra, việc có thêm một người quan sát sẽ khiến đối phương (nếu có ý định xấu) gặp khó khăn trong việc thực hiện ý đồ. 4 mắt thì phải nhìn được nhiều hơn 2 mắt chứ, phải không nào?
Kiểm tra kỹ sản phẩm:
Tất cả những yếu tố sau cần phải được bạn xem xét thật kỹ: Ngoại hình, phần cứng (camera, loa trong, loa ngoài, màn hình, mic thoại, cảm ứng…), phần mềm, loại máy (quốc tế hay lock), tiêu chuẩn chính hãng, thời hạn bảo hành (nếu còn).
Theo Thế Giới Di Động
AirPods, Apple Watch 'ngậm cười' nhìn iPhone thoát thuế Trump
iPhone tạm thời không bị Mỹ áp thuế 10% nhưng các sản phẩm cùng hãng như AirPods, Apple Watch không được may mắn như vậy.
Ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên Twitter sẽ đánh thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc kể từ ngày 1/9. Các sản phẩm lần này bao gồm smartphone như iPhone và mặt hàng điện tử tiêu dùng khác. Do iPhone được thiết kế tại Mỹ nhưng sản xuất ở Trung Quốc, nó vẫn bị xem là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và trở thành đối tượng chịu thuế.
Dù vậy, dường như iPhone và các smartphone khác đã được "tạm tha". Theo CNBC, Đại diện thương mại Mỹ vừa thông báo một số mặt hàng liên quan tới "sức khỏe, an toàn, an ninh quốc gia và yếu tố khác" đã bị gỡ bỏ khỏi danh sách chịu thuế 10% cho đến ngày 15/12/2019. Nhóm bao gồm "điện thoại di động, laptop, máy chơi video game (console), một số đồ chơi, màn hình máy tính, một số giầy dép, quần áo". AirPods và Apple Watch không nằm trong nhóm này.
Ảnh minh họa
Tổng thống Trump cho biết ông tạm hoãn thuế trước mùa Giáng sinh để tránh tác động đến mua sắm dịp cuối năm.
Không rõ Apple sẽ quyết định ra sao đối với hai sản phẩm tai nghe không dây và đồng hồ thông minh. "Táo khuyết" có hai lựa chọn: hoặc bắt người dùng "gánh" toàn bộ thuế, hoặc san sẻ với người dùng.
Nếu không có gì thay đổi, iPhone 2019 sẽ không bị áp thuế 10% khi phát hành. Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, Apple có kế hoạch tự chi trả phần lớn số tiền thuế này để giữ được giá bán lẻ như hiện nay.
Theo ICTNews
Bị Oppo vượt mặt, Apple trượt khỏi top 3 hãng di động lớn nhất Với việc doanh số iPhone sụt giảm, Apple lần đầu tiên trượt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong quý II/2019. Với doanh số bán iPhone giảm sút và chỉ đạt 25,99 tỷ USD trong quý III/2019, Apple bị cho là đang mất dần sức hút trên thị trường smartphone. Business Insider...