Lừa bạn học mua cổ phiếu, lĩnh án 7 năm tù
Chỉ vì một phút nảy lòng tham, cựu sinh viên của một trường đại học danh tiếng đã phải lĩnh án tù vì lừa cả tiền của bạn học.
Tin tức an ninh hình sự ngày 27/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Vũ Anh Tuấn (SN 1977, HKTT tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) 7 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm a BLHS.
Tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Vũ Anh Tuấn với gương mặt thanh tú, bản thân là người nhanh nhẹn, hoạt bát nên dễ dàng xin được cho mình một công việc tốt tại Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ Quang Minh DEC.
Bị cáo Tuấn trước giờ tuyên án.
Vào thời điểm khoảng tháng 4/2007, mặc dù biết rõ công ty không có cổ phiếu phổ thông từ khi được thành lập và chưa thực hiện việc chia cổ tức cho bất kỳ thành viên nào của công ty.
Nhân cơ hội này, Tuấn giới thiệu với anh Vũ Quang T. (trú tại huyện An Hải, thành phố Hải Phòng) là bạn thời Đại học với mình cùng lý do hiện công ty Tuấn có cổ phiếu phổ thông được tự do chuyển nhượng bán với giá gốc cho các nhân viên làm việc trong công ty, nhưng Tuấn lại không có đủ tiền mua.
Đồng thời, Tuấn cũng quảng cáo, hiện Công ty đang làm ăn rất tốt, nếu mua cổ phiếu, cuối năm Công ty sẽ chia lợi nhuận là 20% cổ tức.
Vì tin tưởng người bạn học, Tùng đã nhờ Tuấn mua 120.000 cổ phiếu với số tiền 1 tỷ đồng đồng và đã chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản cho Tuấn. Nhưng khi anh Tùng biết mình bị lừa thì cũng đã quá muộn, Tuấn đã dùng số tiền trên cho việc tiêu dùng cá nhân và bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Đến ngày 3/2/2015 thì bị bắt theo quyết định truy nã.
Hiện anh Tùng đã nhận lại được 700 triệu đồng, còn 300 triệu đồng anh Tùng không yêu cầu Tuấn phải trả nốt bớt một phần hai người trước đây từng là bạn học của nhau, hiện giờ gia đình Tuấn cũng khó khăn khi bản thân phải chịu cảnh tù tội để lại người vợ trẻ một nách nuôi 3 con nhỏ.
Bố của Tuấn mất sớm, người mẹ già cùng thường xuyên đau ốm, do vậy mà số tiền khắc phục hậu quả cho anh Tùng, không ai khác chính là người bố vợ của Tuấn đã thay con bồi thường. Về số tiền đó, ông cũng không yêu cầu con rể mình phải trả lại.
Video đang HOT
Trong phiên tòa sáng nay, vì lý do nào đó mà bị hại, đồng thời là người bạn thân với Tuấn đã không đến dự.
Phiên tòa cũng không ồn ào, đông đúc như những phiên tòa khác bởi cả khán phòng chỉ có người bố vợ đầu hai thứ tóc, thay vì trách con thì ông lại thương con nhiều hơn.
Nhìn con rể ngồi cúi gằm mặt trước vành móng ngựa mà ông lại xót xa cho đứa cón gái, giờ đây sẽ phải một mình chèo chống nuôi ba con nhỏ dại, thương cho các cháu đã phải thiếu đi hơi ấm, tình thương, sự dạy bảo uốn nắn của người cha.
Khi được cho nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án, Tuấn đã cúi gằm mặt nói đây là một tai nạn nghề nghiệp mà Tuấn không hề mong muốn trong làm ăn. Bị cáo cũng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình và vô cùng ân hận.
Giờ đây, bị cáo chỉ mong sao được HĐXX xem xét, khoan hồng và cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất để sớm được về đoàn tụ cùng gia đình.
Xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, do đó, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Tuấn 7 năm tù.
Thúy An
Theo_Người Đưa Tin
Lại thêm một vụ án phải báo cáo Thủ tướng
Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền 12 tỷ đồng xảy ra tại công ty TNHH L&M Foundation Specialist Việt Nam sẽ phải báo cáo Thủ tướng vì "nhiều nội dung chưa được làm rõ".
Bị can trong vụ án là bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - nguyên Kế toán trưởng công ty này. Bà Tuyết đã có nhiều đơn thư gửi các cơ quan chức năng cho rằng CQĐT đã bỏ lọt tội phạm và mình là nạn nhân của vụ việc bởi bà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH L&M Foundation Specialist VN.
Vụ việc đã được nhiều tờ báo phản ánh. Ngày 22/10/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị VKSND Tối cao để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và đề nghị thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 29/5/2015. Tại phiên tòa này, TAND TPHCM đã tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại vụ án. (Ảnh: Báo Tiền phong)
Thực hiện theo chỉ đạo, bị truy tố "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản"
Ngày 1/8/2013, Cơ quan CSĐT (Công an TPHCM) ra quyết định khởi tố vụ "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH L&M Foundation Specianlist Việt Nam (Công ty L&M Việt Nam) trụ sở tại quận Tân Bình; ngày 1/8/2013, cơ quan này tiếp tục ra Quyết định khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, nguyên Kế toán trưởng công ty này về hành vi "giả mạo hồ sơ, tài liệu, chứng từ để chuyển tiền từ tài khoản của Công ty L&M Việt Nam sang tài khoản Công ty TNHH MTV Đại Hồng Tùng (Công ty Đại Hồng Tùng), sau đó rút ra chiếm đoạt một số tiền lớn của Công ty L&M Việt Nam".
Ngày 29/7/2014, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM ban hành Kết luận điều tra với nội dung: Trong thời gian làm kế toán, bà Tuyết lợi dụng ông Yee Lip Chee (TGĐ Công ty L&M Việt Nam) không biết tiếng Việt, quản lý đơn vị lỏng lẻo, biết được việc vay vốn của công ty mẹ ở nước ngoài và phải trả nợ, việc cam kết giữa công ty và ngân hàng trong việc chuyển tiền chỉ cần bản scan...
Ngoài ra, bà Tuyết còn làm giả bản cam kết ngày 5/1/2010, giữa bà và ông Yee để đối phó và trình bày số tiền rút ra được đưa cho ông Yee... Hành vi sai phạm của bị can Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 5/9/2014, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Bạch Tuyết ra trước TAND TPHCM để xét xử về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điểm a khoản 4, Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Bà Tuyết đã gửi nhiều đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền về việc "CQĐT đã làm sai lệch hồ sơ, bỏ lọt tội phạm" dẫn đến việc kết luận oan sai tội trạng đối với mình.
Vai trò của 2 sếp nước ngoài như thế nào?
Theo đơn phản ánh của bà Tuyết, bà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của hai sếp nước ngoài là TGĐ và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH L&M Việt Nam với vai trò là kế toán trưởng của công ty. Việc VKS không truy tố hai ông Wong Kong Hee và Yee Lip Chee là bỏ lọt tội phạm.
Cáo trạng của VKSND TPHCM kết luận: "Bằng thủ đoạn gian dối dùng dấu chữ ký trên chứng từ lệnh chuyển tiền bằng bản fax và scan từ ngày 01/02/2010 đến 31/03/2012, Nguyễn Thị Bạch Tuyết với vị trí Kế toán trưởng của Công ty TNHH L&M Việt Nam đã 51 lần fax và scan lệnh chuyển tiền Công ty TNHH L&M Việt Nam từ hai ngân hàng OCBC và UOB vào tài khoản của Công ty Đại Hồng Tùng do bà Tuyết là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản mở tại Ngân hàng TMCP An Bình, chiếm đoạt tổng cộng: 12.747.022.464 đồng của Công ty TNHH L&M Việt Nam".
Tại hồ sơ vụ việc, ông Wong Kong Hee thừa nhận chữ ký của mình tại các phiếu yêu cầu chuyển tiền ngày 30/1/2010 cho Công ty Đại Hồng Tùng số tiền 556.706.842 đồng; ngày 1/2/2010 với số tiền 509.040.128 đồng; ngày 17/3/2010 với số tiền 493.275.494 đồng.
Cũng theo lời khai của 2 ông Yee, Wong và phía ngân hàng mỗi lần chuyển số tiền nhiều hơn 400.000.000 đồng (hoặc trên 20.000 USD), ngân hàng sẽ điện thoại cho ông Wong Kong Hee hoặc ông Yee Lip Chee để kiểm tra lại.
Mặc dù thừa nhận mình ký nhưng khi giải thích với cơ quan điều tra, cả 2 ông này đều nói là "không hiểu vì sao ký"(?!).
Tại các phiếu chuyển tiền của Công ty L&M Việt Nam cho Công ty Đại Hồng Tùng qua Ngân hàng OCBC do ông Yee Lip Chee ký, ông Yee thừa nhận chính tay mình ký vào 25 phiếu chuyển tiền.
Kết luận giám định của Phòng kỹ thuật Khoa học hình sự - Công an TP.HCM và phân Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP.HCM xác nhận: 25 chữ ký do Yee Lip Chee ký trực tiếp trên phiếu chuyển tiền (không có việc giả mạo), 5 phiếu chuyển tiền gốc đóng dấu chữ ký của ông Yee, 12 phiếu chuyển tiền do cơ quan điều tra yêu cầu giám định là chữ ký photo, 4 lệnh chuyển tiền là chữ ký photo mờ nhòe nên không giám định được.
Yee Lip Chee thừa nhận ký 21 lệnh chuyển tiền và 1 bản cam kết.
Có 5 phiếu chuyển tiền được cơ quan giám định xác định là "đóng dấu chữ ký của ông YEE LIP CHEE" nhưng cơ quan giám định cũng cho biết phần dấu tròn đỏ trên các phiếu chuyển tiền này là dấu thật, được đóng trên con dấu của chính công ty.
Theo kết quả này, VKSND TPHCM kết luận "bằng thủ đoạn gian dối dùng dấu chữ ký trên chứng từ lệnh chuyển tiền bằng bản fax và scan..." chỉ có cơ sở xem xét trên 5 phiếu chuyển tiền được cơ quan giám định xác định đóng dấu chữ ký của ông Yee.
Cáo trạng cũng không có một dòng nào nói về việc xác định ai đóng dấu chữ ký "giả mạo" vào 5 phiếu chuyển tiền cụ thể này. Diễn biến của việc đóng dấu giả này như thế nào? con dấu chữ ký giả kia ở đâu, ai làm; nhân chứng nào nhìn thấy bà Tuyết sử dụng con dấu giả này để đóng vào 5 phiếu chuyển tiền...
Một trong những căn cứ quan trọng nhất để xác định "đóng dấu chữ ký" là việc thu giữ con dấu giả này cũng không được CQĐT và VKS đặt ra, không một chữ nào trong cáo trạng và kết luận điều tra nhắc tới.
Theo Thái Linh
Theo_Giáo dục thời đại
Thủ đoạn lừa tiền của Giám đốc Phòng giao dịch, Ngân hàng SHB Để có tiền chơi chứng khoán, kinh doanh vàng, giám đốc phòng giao dịch đã thuyết phục khách gửi tiền rồi dùng thủ đoạn rút ra phục vụ mục đích cá nhân. Trần Huy Anh (SN 1983, quê Nam Định), thời điểm phạm tội là Giám đốc Phòng giao dịch Thái Thịnh, thuộc Chi nhánh Ba Đình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần...