Lừa bán hàng chục lô đất “ảo”, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng
Dù chưa giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) với các chủ đất nhưng Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Như Quỳnh đã tự vẽ tổng cộng 61 lô đất, rao bán trên mạng xã hội cho 24 người, đồng thời giao cho người môi giới bất động sản giao dịch, nhận tiền cọc 45 lô đất với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Chiều 25/11, Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Toàn (SN 1988, trú tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) và Nguyễn Như Quỳnh, SN 1978, trú tại phường An Đông, TP Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin ban đầu, khoảng giữa năm 2021, anh Mai Hoàng Q. (trú tại xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thủy) giới thiệu cho Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Như Quỳnh mua 2 thửa đất có tổng diện tích 1.877,2 m2 đất trồng cây lâu năm của ông Nguyễn V. và bà Nguyễn Thị T. (trú tại thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, TP Huế) với giá là 4,5 tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Thanh Toàn tại cơ quan Công an.
Sau đó, đối tượng Quỳnh đứng ra làm hợp đồng với anh Q. và đặt cọc 500 triệu đồng. Theo thỏa thuận, Q. có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa đất thì hai bên tiến hành công chứng, sang tên chuyển nhượng QSDĐ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi chưa hoàn tất các thủ tục mua bán theo đúng quy định của pháp luật, đối tượng Toàn đã lập bản vẽ phân thành nhiều lô, diện tích các lô từ 101,9m2 đến 138,23m2. Toàn và Quỳnh đã gửi hình ảnh bản vẽ tự phân lô, tách thửa của 2 thửa đất trên cho những người môi giới bất động sản và Toàn trực tiếp gởi cho khách hàng của Toàn thông qua mạng xã hội Zalo để kêu gọi người mua. Từ ngày 26/7/2021 đến giữa tháng 8/2021, Toàn và Quỳnh đã đứng ra làm hợp đồng nhận cọc bán 11 lô đất được phân lô trên bản vẽ.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế làm rõ, hai thửa đất có tổng diện tích 1.877,2 m2 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn V. và bà Nguyễn Thị T. vào ngày 4/10/2016 đến nay chưa có thay đổi về chủ sở hữu đất và các thay đổi khác liên quan đến đất. Thửa đất trên thuộc khu vực đất nông nghiệp (trồng cây hoa màu), không được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, với thủ đoạn chưa giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với các chủ đất, chưa làm thủ tục phân lô tách thửa, chuyển mục đích sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền, Quỳnh và Toàn đã tự vẽ chia tổng cộng 61 lô đất, rao bán trên mạng xã hội cho 24 người, đồng thời giao cho người môi giới bất động sản giao dịch, nhận tiền cọc 45 lô đất, với tổng số tiền hơn 10,050 tỷ đồng.
Hành vi của Toàn và Quỳnh tự tách thửa với nhiều lô đất không thuộc quyền sở hữu, với số tiền giao dịch lớn, quảng cáo trên không gian mạng tạo niền tin cho người mua, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 4, Điều 174, Bộ Luật hình sự.
Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật
Lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng
Thời gian gần đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận được nhiều đơn thư tố cáo liên quan đến hoạt động cho vay, mượn tiền để đáo hạn ngân hàng.
Qua đó, nhiều người tố cáo đã bị đối tượng xấu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền lớn, có trường hợp lên đến hàng chục tỷ đồng...
Theo một cán bộ điều tra viên, đáo hạn ngân hàng là do người vay tiền ngân hàng đến thời điểm trả nợ, nhưng chưa có khả năng chi trả nên buộc phải tìm kiếm nguồn tiền khác trả, đểsau đó được ngân hàng tiếp tục cho vay lại, vì vậy mà dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng xuất hiện. Đáo hạn ngân hàng có lợi ích giải quyết khó khăn tài chính trước mắt nên tất nhiên số tiền "vay nóng" để thực hiện việc đáo hạn thường đi kèm với lãi suất cao, vì vậy số tiền bỏ ra của người cho vay mượn càng nhiều thì cơ hội thu lời càng cao...
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt tạm giam Nguyễn Xuân Anh Dũng (thứ hai, từ trái qua).
Điều đáng nói, nhiều bị hại khi đến trình báo tại cơ quan Công an cho biết, số tiền các đối tượng lừa đảo không phải là tiền của chính nạn nhân mà do nạn nhân đứng ra huy động lại của người thân, bạn bè nên khi bị đối tượng chiếm đoạt khiến các nạn nhân lâm vào cảnh khốn cùng.
Điển hình, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Anh Dũng (SN 1987, trú 38A Trần Lư, phường An Tây, TP Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, vợ của Dũng là Dương Thị Mỹ Linh (SN 1987) cũng bị khởi tố về hành vi nói trên. Theo nội dung đơn tố cáo của bà L.T.T.T. (trú đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, TP.Huế), vợ chồng Dũng - Linh đã vay mượn tiền và bị chiếm đoạt hơn 4,1 tỷ đồng. Lúc nhận tiền từ bà T, vợ chồng Dũng viết giấy cam kết ngày trả nợ nhưng rồi trong thời gian dài không thực hiện nên bà T đã viết đơn tố cáo gửi Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ngoài bà T., rất nhiều trường hợp khác đã gửi đơn tố cáo vợ chồng Dũng- Linh đến cơ quan Công an, như: Ông H.T.T. (trú TP.Huế) tố bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.4 tỷ đồng, bà N.T.K.N. (trú đường Trần Quang Khải, TP.Huế) tố bị lừa đảo hơn 1,5 tỷ đồng, ông V.Q.V. (trú đường Phan Đăng Lưu, TP.Huế) tố bị lừa hơn 2,8 tỷ đồng, bà L.T.K.N. (trú đường Hải Triều, TP.Huế) tố bị lừa 2,4 tỷ đồng...
Theo nội dung đơn của những người dân này, thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, họ biết được Dũng công tác trong lực lượng vũ trang (thời điểm vợ chồng Dũng vay tiền) nên khi vợ chồng Dũng đặt vấn đề vay mượn thì nhiều người đồng ý. Lúc vay mượn tiền, vợ chồng Dũng- Linh lấy lý do cần tiền để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng và cam kết thời gian trả nợ nhưng sau đó không trả...
Tương tự, ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thái Nhã Ca (SN 1996, trú đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đông Ba, TP Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ năm 2018, đối tượng Ca đứng ra tổ chức cầm hụi và cho vay tiền. Quá trình làm ăn, Ca bị thâm hụt tiền của nhiều người góp hụi. Đến tháng 10/2020, số tiền Ca thâm hụt khoảng 1,5 tỷ đồng. Đến kỳ trả tiền lãi cho người chơi hụi và số tiền của người rút hụi kỳ cuối quá lớn nên Ca đã nói dối để những người này tiếp tục góp tiền chơi hụi mới mà không rút hụi. Ngoài ra, Ca còn đưa thông tin gian dối về việc đáo hạn ngân hàng, quen biết với nhiều lãnh đạo ngân hàng để lừa chiếm đoạt số tiền hơn 580 triệu đồng của chị Hồ Thị Mỹ Dung...
Thời gian qua, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đưa ra xét xử nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có vụ đối tượng chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng. Các đối tượng khi vay tiền của nạn nhân thường đưa ra lý do vay tiền để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng cho khách hàng nên các nạn nhân tin tưởng.
Như vụ Trần Thị Như Ý lừa đảo 44 tỷ đồng của 15 nạn nhân và bị lãnh án chung thân. Theo cơ quan điều tra, Ý mở cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em nhưng làm ăn thua lỗ và thiếu tiền trả nợ. Để có tiền, Ý đã nói với nhiều người rằng mình đang kinh doanh có lời và tiếp tục mở rộng kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, buôn hàng xuất khẩu, làm đáo hạn ngân hàng... nên cần huy động vốn lớn. Ý đã vay mượn của nhiều người dưới hình thức góp vốn hoặc trả lãi "khủng" với mức vay 1 tỷ đồng thì trả lãi 70 triệu mỗi tháng...
Quen bạn trên mạng, bé gái 12 tuổi nhiều lần bị xâm hại Thắng và em Y quen biết nhau qua mạng xã hội Facebook và nảy sinh tình cảm nam nữ. Mặc dù em Y mới 12 tuổi, nhưng trong khoảng thời gian từ ngày 2/8 đến ngày 16/8, cả hai nhiều lần hẹn gặp nhau đến các nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Ngày 18/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế...