Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt
Lũ trên các sông lớn như sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa đang liên tục dâng cao, vượt mức báo động 3, gây ngập lụt nhiều nhà dân.
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.
Nước trên sông Mã tại một số địa phương đã vượt báo động 3 gây ngập nhiều nhà dân khu vực ngoài đê. ẢNH: MINH HẢI
Theo Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, sáng 23.9, mực nước sông Mã qua H.Cẩm Thủy (Thanh Hóa) ở mức 20,3 m, vượt mức báo động 3 là 0,3 m; sông Chu qua H.Thường Xuân (Thanh Hóa) ở mức 18,5 m, vượt báo động 3 là 0,5 m. Ngoài ra, các sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày, sông Âm cũng đều đang lên.
CẢNH BÁO: Bão, áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp nối trên Biển Đông
Nước trên các sông dâng cao đã khiến hàng trăm nhà dân khu vực ngoài đê của các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hậu Lộc, TP.Thanh Hóa… bị ngập sâu, người dân cùng chính quyền địa phương đã phải tổ chức sơ tán, di dời tài sản.
Tính đến sáng 23.9, tại H.Thường Xuân, chính quyền và các lực lượng chức năng đã tổ chức sơ tán hơn 500 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu; tại H.Thọ Xuân đã sơ tán khoảng 470 hộ dân… Riêng tại H.Mường Lát đã sơ tán khoảng 250 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu do nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao.
Tràn Suối Thành nơi lũ cuốn trôi 2 người. ẢNH: PHÚC NGƯ
Cũng trong sáng 23.9, anh H.V.S (21 tuổi, ngụ thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, H.Như Xuân) điều khiển xe máy chở cháu H.T.N (12 tuổi, ngụ cùng thôn Thanh Sơn) qua tràn Suối Thành (trên địa bàn thôn Thanh Sơn) thì bị nước lũ cuốn trôi. Hậu quả khiến anh S. tử vong (đã tìm thấy thi thể), cháu N. hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của mưa lũ, nhiều nơi đang bị ngập, sạt lở, sáng 23.9, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn ở các khu vực tràn, cầu, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt…
Đồng thời, bố trí nguồn lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm để hỗ trợ cho người dân khu vực bị ngập lụt, sạt lở phải di dời, sơ tán, cô lập.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên các sông, sẵn sàng xử lý các tình huống
Theo thông tin của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, trong đêm 16 và sáng 17/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông.
Nước sông Mã đoạn qua xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Ảnh tư liệu: Nguyễn Nam/TTXVN
Do mưa lớn và lũ từ thượng nguồn nên nước sông Bưởi đã đạt đỉnh và đang xuống; nước sông Cầu Chày tiếp tục lên chậm. Trong đêm 16/7, mực nước đỉnh lũ trên sông Bưởi tại Trạm thủy văn Thạch Quảng (huyện Thạch Thành) là 14,68 m, trên báo động 1 là 0,68 m. Đến 8 giờ ngày 17/7, mực nước sông Bưởi tại Trạm thủy văn Kim Tân (huyện Thạch Thành) là 9,85 m, dưới mức báo động 1 là 0,15 m. Mực nước sông Cầu Chày tại Trạm thủy văn Xuân Vinh (huyện Thọ Xuân) là 7,01 m, dưới báo động 1 là 0,99 m.
Mực nước sông Yên và vùng cửa sông ven biển dao động theo thủy triều. Hạ lưu sông Mã, sông Chu dao động theo vận hành của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
Dự báo trong 24 giờ tới, mực nước trên sông Bưởi xuống thấp dần; trên sông Cầu Chày tiếp tục lên chậm nhưng còn dưới mức báo động 1. Từ ngày 17 - 18/7, trên vùng biển và đất liền khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (trong mưa dông cần đề phòng có lốc, sét và gió giật mạnh, trên biển có lốc xoáy và sóng cao). Lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 40 mm. Mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng sớm. Mưa lũ có thể gây ngập lụt các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh, các hoạt động kinh tế - xã hội.
Để ứng phó với mưa lũ trên các sông, trong đêm 16/7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh báo động 1 trên sông Bưởi; đồng thời yêu cầu các huyện: Thạch Thành, Vĩnh Lộc triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo cấp báo động; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt diễn biến của mưa, lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ giờ đầu. Các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều; đặc biệt là các vị trí trọng điểm đê điều xung yếu. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh yêu cầu 2 địa phương nói trên chủ động triển khai phương án sơ tán người dân sinh sống ở vùng bãi sông, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong thời gian từ 15 giờ đến 21 giờ ngày 23/9, lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên; riêng sông Hoàng Long tiếp tục xuống chậm. Mưa lớn, kèm theo nước sông Bưởi dâng cao gây ngập lụt nhiều nhà dân tại...