Lũ quét về trong đêm, hơn 100 học sinh phải di tản
Sáng 18.9, ông Vi Văn Khiêm, Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương ( Nghệ An) cho biết vào đêm 17 rạng sáng ngày 18.9 trên địa bàn xã xuất hiện trận lũ quét, khiến hơn 100 học sinh phải di tản đến trụ sở UBND xã để lánh nạn.
Theo thông tin từ UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) vào tối 17.9, trên địa bàn huyện mưa lớn và rất lớn khiến cho một số nơi ở xã Yên Tĩnh bị ngập chìm, nhiều gia súc gia cầm bị dòng nước lũ cuốn trôi.
Sân Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Tĩnh, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) ngập tràn bùn sau trận lũ quét đêm 17.9.
Trao đổi với Dân Việt, ông Vi Văn Khiêm, Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: Cơn mưa lớn kéo dài từ chiều tối 17.9 khiến trên địa bàn phải hứng chịu một trận lũ quét kinh hoàng. “Lâu nay, tôi chưa chứng kiến trận lũ quét nào nguy hiểm như vậy. Nước từ thượng nguồn đổ về rất nhanh khiến 28 ngôi nhà của người dân bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 mét. Trong đó có một số bản như Cha Lúm, Huồi Pài, Cáp Chạng, Pa Tý trên địa bàn nước ngập sâu, bị chia cắt hoàn toàn”, ông Khiêm cho biết.
Các phòng học của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Tĩnh, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị ngập nước.
Video đang HOT
Theo ông, tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Tĩnh, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) nước ngập toàn trường, nhà bán trú học sinh, nhà công vụ giáo viên, nhà ăn và 8 phòng học bị ngập nước từ 1 mét đến 1,5 mét có chỗ sâu 2 mét. Hiện bàn ghế, sách vỡ, đồ dùng học tập của thầy cô giáo bị hư hỏng hoàn toàn.
“Khi dòng nước lũ đồ về nhanh bất ngờ như vậy, khoảng 12 giờ đêm thấy nước vẫn lên tôi đã huy động thầy cô giáo cùng nhân dân trong xã cũng giúp đỡ hơn 100 em học sinh nơi đây di tản trong đêm lên lánh nạn ở trụ sở UBND xã”, ông Khiêm cho biết thêm.
Cổng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Tĩnh, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương ngập tràn rác thải và bùn đất sau trận lũ quét đêm 17.9
Còn ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho hay: “Do mưa lớn, lũ về bất ngờ nên đến thời điểm này nhiều hoa màu và đồ đạc của người dân xã vẫn chưa thống kê đầy đủ. Hiện chúng tôi đang huy động các lực lượng giúp dân khắc phục trước mắt, sớm ổn định cuộc sống “.
Theo Danviet
Nghệ An: Rơi nước mắt nhìn 43 con trâu, bò chết do dịch bệnh
Mấy ngày hôm nay, hàng chục con trâu, bò ở xã Xiêng My, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị bệnh tụ huyết trùng, sau đó chết hàng loạt khiến người nuôi vô cùng hoang mang, lo lắng. Ngay sau khi nắm được thông tin, UBND huyện Tương Dương đã thông báo siết chặt việc mua bán gia súc trên địa bàn.
Sáng ngày 10.9, trao đổi với ông Kha Văn Ót - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: "Hiện nay trên địa bàn xã Xiêng My, Yên Thắng đang bùng phát bệnh tụ huyết trùng, khiến cho hàng chục con trâu bò trên địa bàn bị yếu và chết. Tuy nhiên khi nắm được thông tin, chúng tôi đã khoanh vùng dịch đồng thời cấm buôn bán gia súc trên địa bàn bị dịch".
Được biết, dịch tụ huyết trùng bùng phát tại 4 bản gồm: Đình Tài, Chà Hìa, bản Chon và bản Phẩy xã Xiêng My từ ngày 4.9. Hiện dịch bệnh này đã làm cho 43 con trâu, bò (trong đó có 11 con bò, 32 con trâu) bị chết.
"Tuy nhiên từ đó đến nay, không có thêm con trâu, bò nào bị nhiễm bệnh nữa. Hiện chúng tôi đang tập trung khống chế, bao vây vùng dịch bệnh và đã tiến hành tiêm phòng, điều trị dự phòng cho tất cả đàn trâu bò trên địa bàn xã này", ông Kha Văn Ót cho biết thêm.
Xuất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng ở gia súc khiến 43 con trâu, bò ở xã Xiêng My, Yên Thắng bị chết.
Được biết, trên địa bàn xã Xiêng My có hơn 2.400 con trâu bò. "Hiện chúng tôi đang vận động bà con tiếp tục đưa trâu bò thả rông từ rừng về để tiêm dự phòng. Tại địa bàn xã Xiêng My, cũng nghiêm cấm việc buôn bán vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn", ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương cho hay.
Trao đổi với NTNN/Dân Việt ông Lương Văn Dâu, ở bản Chon xã Xiêng My cho hay: Gia đình tôi có 5 con trâu, thì cả 5 con bị nhiệm bệnh, hiện đã chết 3 con, còn lại 2 con đang được tiêm phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng. Gia đình tôi vất vả lắm mới nuôi được 5 con trâu, định xuất chuồng bán để cho con ăn học nhưng đến nay nó đã chết rồi, lấy tiền đâu cho con tôi ăn học đây...".
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Dâu bà Lô Thị Ét, bản Phẩy xã Xiêng My buồn bã cho hay: "Gia đình tôi có 8 con trân, tuy nhiên có tới 5 con bị nhiễm bệnh rồi chết dần, tôi không biết làm răng được. Tôi cũng mua thuốc tiêm phòng thường xuyên nhưng trâu vẫn cứ mắc bệnh chết. Cả gia tài chỉ có 8 con trâu, nay chết 5 con, tôi không biết kêu ai bây giờ...".
Dịch tụ huyết trùng đã làm cho gia đình anh Lương Văn Dâu, ở bản Chon có 3/5 con trâu bị chết.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lô Khăm Kha - Trường phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: Do thời gian vừa qua trên địa bàn huyện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều nên dịch bệnh bùng phát nhanh, chủng bệnh khó chẩn đoán, hiệu quả điều trị thấp cộng với tập quán chăn thả rông đã khiến cho việc khống chế dịch tụ huyết trùng tại xã Xiêng My càng khó khăn, phức tạp. Từ 1 con trâu bị bệnh đã nhanh chóng lây lan, khiến cho 43 con trâu, bò của 2 xã Xiêng My và Yên Thắng bị chết. Hiện tại cơ bản dịch bệnh chúng tôi đã được khống chế.
Ngay khi phát hiện dịch tụ huyết trùng bùng phát khiến nhiều gia súc bị chết, UBND huyện Tương Dương đã chỉ đạo Trạm Thú y huyện, Phòng Nông nghiệp khẩn trương khoanh vùng, khống chế khắc phục ổ dịch.
"Hiện UBND huyện đã có chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tập trung lực lượng cùng với xã tiến hành dập dịch, riêng các xã chưa có trâu, bò phát bệnh cũng phải tiêm vaccine dự phòng và tập trung điều trị, nghiêm cấm việc buôn bán vận chuyển gia súc đến địa bàn có dịch", ông Kha Văn Ót cho biết thêm.
Theo Danviet
Nghệ An: Mưa lũ khiến gần 1.000 người bị cô lập Dù đã được xây dựng cầu tràn qua Khe Chon, nhưng bấy lâu nay, gần 1.000 người ở 2 bản là bản Xốp Cốc và bản Tạt (xã Yên Thắng, huyện Tương Dương, Nghệ An) vẫn phải dùng bè nứa qua khe khi mưa xuống. Khi nước lũ dâng cao, con đường độc đạo vào 2 bàn trên sẽ bị cô lập hoàn...