Lũ quét khiến ít nhất 23 người thiệt mạng tại Indonesia
Ít nhất 23 người thiệt mạng và 2 người khác mất tích trong các trận lũ quét xảy ra sáng 4/4 trên đảo Flores ở cực Đông của Indonesia.
Cảnh ngập lụt tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo lực lượng cứu hộ, các trận lũ quét do mưa lớn kéo dài ập đến vào rạng sáng khi người dân trên đảo vẫn đang ngủ. Cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Indonesia (NDMA) cho biết nhiều ngôi nhà chìm trong bùn đất trong khi các tuyến đường và nhiều cây cầu ở phía Đông của đảo Flores đã bị phá hủy. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực để tiếp cận những vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Đông Flores.
Cách duy nhất để đến vùng này là di chuyển bằng đường biển từ đảo Adonara nhưng mưa lớn kèm theo sóng dữ khiến lộ trình này trở nên nguy hiểm và tạm thời gián đoạn. Người phát ngôn NDMA Raditya Jati cho biết thời tiết khắc nghiệt sẽ kéo dài đến tuần sau.
Video đang HOT
Cũng theo cơ quan này, các trận lũ lớn xảy ra cùng ngày tại thành phố Bima thuộc tỉnh Tây Nusa Tenggara lân cận cũng khiến 2 người thiệt mạng. Ông Jati cho biết mưa lớn kéo dài nhiều giờ gây ra sự cố tràn nước tại các đập ở 4 huyện phụ cận cũng nhấn chìm khoảng 10.000 nhà cửa ở thành phố Bima.
Các trận sạt lở đất và lũ quét thường xảy ra trên toàn Indonesia trong mùa mưa khi các trận mưa lớn xảy ra thường xuyên và kéo dài không ngớt. Hồi tháng 1 vừa qua, 40 người đã thiệt mạng khi các trận lũ quét qua thị trấn Sumedang ở Tây Java. Theo NDMA, 125 triệu người (tương đương gần 50% dân số Indonesia) sinh sống tại các khu vực luôn có nguy cơ xảy ra lở đất.
Cảnh báo kiểu khủng bố 'cả gia đình' ở Indonesia
Tại Indonesia, quốc gia có đông người theo đạo Hồi nhất thế giới, các nhóm khủng bố có liên hệ với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng vẫn là mối đe dọa bất chấp chúng đã bị đánh bại ở Iraq và Syria và việc các thành viên trong gia đình cùng thực hiện hành vi khủng bố đang là xu hướng mới đáng quan ngại ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á.
Lực lượng an ninh gác tại cổng vào trụ sở cơ quan Cảnh sát quốc gia Indonesia ở thủ đô Jakarta ngày 31/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bằng chứng mới nhất là câu chuyện về một cặp vợ chồng thực hiện vụ tấn công khủng bố tại nhà thờ Công giáo tại Makassar, thuộc tỉnh Nam Sulawesi, miền Trung Indonesia, khiến 20 người bị thương. Hai đối tượng này vừa làm đám cưới vào tháng 8/2020 tại nhà của Rizaldi, người đứng đầu một nhóm tín đồ Hồi giáo ở Sulawesi. Vụ tấn công xảy ra sau khi Rizaldi bị các lực lượng chống khủng bố tiêu diệt hồi tháng 1/2021. Hai thủ phạm đều thiệt mạng trong vụ tấn công và vụ việc cho thấy IS đang thúc đẩy mô hình "gia đình khủng bố".
Vụ đánh bom nhà thờ ở Makassar là vụ tấn công thứ 3 do một cặp vợ chồng đánh bom liều chết tiến hành từ Indonesia những năm gần đây. Trước đó, tháng 5/2018, một gia đình người Indonesia gồm hai vợ chồng và 4 người con đã thực hiện đánh bom tại một loạt nhà thờ ở thành phố Javanese (Surabya) làm 28 người thiệt mạng. Gần một năm sau đó, Ulfa Handayani Saleh và chồng là Rullie Rian Zeke, đều là người Indonesia, đã đánh bom một nhà thờ ở Jolo, miền Nam Philippines, làm 23 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Ulffa là em gái của Rizaldi.
Học giả tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, ông Noor Huda Ismail thừa nhận?; "Rất nhiều người Indonesia đã gia nhập IS theo nhóm thành viên trong cùng gia đình".
Theo bà Sidney Jones, Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC, có trụ sở tại Jakarta), hơn 1.000 người Indonesia đã rời bỏ đất nước để gia nhập IS, đôi khi là cả gia đình, bao gồm cả trẻ em còn rất nhỏ. Một phần họ bị ảnh hưởng của những lời tuyên truyền rất hiệu quả của IS về việc lý tưởng hóa khái niệm nuôi dạy con trong một nhà nước Hồi giáo thuần túy. Hàng trăm người đã bị trục xuất và trở lại Indonesia sau khi IS bị đánh bại năm 2019.
Ông Taufik Andrie, giám đốc tổ chức hỗ trợ các tay súng từ bỏ chủ nghĩa cực đoan và hòa nhập cộng đồng ở Indonesia, cho rằng việc sử dụng trẻ em trong các cuộc tấn công là hành động khủng khiếp. "Điều này cho thấy hệ tư tưởng cực đoan có thể lôi kéo trẻ em. Trẻ em không có sự lựa chọn và không thể hiểu được các hành động liên quan đến khủng bố" - ông Andrie nhận định.
Chuyên gia phân tích khủng bố Indonesia Stanislaus Riyanta cho rằng việc sử dụng một gia đình đi khủng bố nhằm tránh sự chú ý của cảnh sát.
Là đất nước có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới, Indonesia nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á hứng chịu nhiều vụ tấn công do các nhóm liên hệ với IS thực hiện trong những năm gần đây. IS đã đẩy mạnh truyền bá ở Đông Nam Á sau vụ tấn công thủ đô Jakarta năm 2016.
Indonesia tăng cường an ninh sau các vụ tấn công Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã huy động hàng chục nghìn cảnh sát và binh sĩ bảo vệ an ninh các cơ sở tôn giáo trên khắp cả nước trong suốt các ngày lễ quan trọng của người Công giáo bắt đầu từ ngày 1/4. Cảnh sát gác gần hiện trường vụ tấn công bên ngoài nhà thờ ở Makassar, Nam...