Lũ ở Quảng Bình nguy cơ vượt mốc “đại hồng thủy” năm 1979
Gần 35.000 nhà dân ở Quảng Bình bị ngập cục bộ, có nơi nhà bị ngập sâu tới 4m. Nước từ thượng nguồn vẫn đang đổ về ào ạt khiến vùng hạ lưu sông Gianh đặt ở mức báo động, địa phương này đứng trước nguy cơ vượt mốc cơn “đại hồng thủy” năm 1979.
Clip: Vùng “rốn lũ” Tân Hóa, huyện Minh Hóa trong trận lũ trước, nhà bị ngập tới nốc, dân chới với trong “mùa nước nỗi”
Lúc 14 giờ hôm nay (18-10), Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình phát đi cảnh báo lũ khẩn cấp trên các con sông ở địa phương này. Đáng chú ý là 2 con lớn Sông Gianh và sông Kiến Giang.
Nhà dân vùng hạ lưu sông Gianh có nguy cơ ngập lụt chưa từng thấy
Cụ thể, lúc 13 giờ cùng ngày, mực nước sông Gianh tại xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa) đo được 6,55m trên mức báo động 3 tới 0,5m. Sông Kiến Giang tại thị trấn Kiến Giang ( huyện Lệ Thủy) dâng cao tới 4,05m trên mức báo động 3 tới 1,35m. Trên lũ lịch sử năm 1979 là 0,14m.
Dự báo trong 12 giờ tới, nước trên các con sông ở Quảng Bình tiếp tục lên nhanh, vượt mức báo động và đạt đỉnh. Không loại trừ khả năng sông Gianh, sông Kiến Giang sẽ xuất hiện lũ đặc biệt lớn, nhiều địa phương ven sông và vùng hạ lưu sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng chưa từng thấy.
Tại huyện Lệ Thủy hiện đã có 17.600 nhà dân ở hầu hết các xã bị ngập, một số xã ngập sâu như: An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Sơn Thủy, thị trấn Kiến Giang… nước lũ 1-2,5m.
Nhiều nhà dân ở Quảng Bình bị ngập lụt nặng
Ông Phạm Minh Huấn – chủ tịch UBND xã Hồng Thủy – nhận định trận lũ này vượt qua mốc lũ lịch sử của cơn “đại hồng thủy” năm 1979 bởi nhiều khu vực trước kia chưa bị ngập thì lần này lũ nhấn chìm với mức độ sâu.
Cá biệt, tại khuôn viên Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy chưa bao giờ nước ngập thì nay lũ tràn vào khá sâu, bệnh viện mất điện, phải chạy máy phát điện nên công tác khám chữa bệnh gặp khó khăn.
Tại các xã vùng Nam thị xã Ba Đồn nằm ở khu vực hạ lưu sông Gianh hiện có gần 3.700 ngôi nhà bị ngập lụt từ 0,2m-1,5m; 45 hộ của các xã, phường đã được di dời đến các điểm cao tập trung như trường học, nhà thờ… Trong đó, một số địa phương ngập sâu, như: thôn Văn Phú xã Quảng Văn; thôn Công Hòa, xã Quảng Trung; các thôn: Cồn Nâm, Tân Định, Minh Hà, Đông Thành xã Quảng Minh; thôn Cồn Sẻ xã Quảng Lộc…
Rốn lũ “Tân Hóa” nhà ngập tới nóc
Trong khi đó, ông Trương Thanh Duẫn – Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa – cho biết hiện nước lũ lại địa phương này đang dâng lên rất nhanh làm 600 ngôi nhà dân bị ngập sâu từ 1,5 – 4m, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
“Hiện trời vẫn đang mưa to cộng thêm nước từ thượng nguồn đổ về, “rốn lũ” Tân Hóa trước nguy cơ chạm mốc cơn “đại hồng thủy” từ những năm lũ lớn về trước. Toàn bộ người dân và đàn gia súc của xã vẫn an toàn; tuy nhiên nếu trời tiếp tục mưa lớn, nước lũ dâng cao, vượt các cột định vị của nhà phao thì sẽ rất nguy hiểm…” – ông Duẫn thông tin.
Trong ngày 18-10, ông Trần Phong – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – cũng đã đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại các xã Cảnh Hóa, Cảnh Dương (Quảng Trạch), xã Quảng Hải (TX. Ba Đồn) và xã Võ Ninh (Quảng Ninh).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn
Ông Trần Phong yêu cầu chính quyền các địa phương cần triển khai ngay các phương án ứng phó với lũ lụt theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trong đó, cần ngăn chặn tình trạng người dân vớt củi, đánh cá trên sông trong suốt thời gian mưa lũ; tuyệt đối không để người dân qua lại tại các tuyến đường giao thông bị nước lũ chia cắt; bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện, lương thực 24/24 để xử lý các tình huống xấu, ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
Lúc 14 giờ chiều nay (18-10), Ban Chỉ huy Phòng PCTT-TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết mưa lũ đã làm hơn 34.684 nhà dân bị ngập, gần 200 thôn, bản bị cô lập, chia cắt. Các huyện bị ngập nặng như: Lệ Thủy (17.600 nhà); Quảng Ninh (10.448 nhà), thị xã Ba Đồn (3.696 nhà…Trong đêm qua, hàng ngàn người dân phải di dời khẩn cấp do lũ lên nhanh và quá sâu.
Đảm bảo thực phẩm, đồ dùng cho 130 học sinh, giáo viên kẹt lại trường do lũ
Do mưa lũ, hơn 130 học sinh và nhiều giáo viên tại xã Trọng Hóa phải ở lại trường. Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đang hỗ trợ lương thực, thực phẩm và vật dụng đảm bảo đầy đủ cho các em.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài đã khiến hàng chục ngàn căn nhà tại Quảng Bình bị ngập sâu, nhiều trường học đã chìm trong nước. Một số tuyến đường trọng yếu bị chia cắt không thể qua lại.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Bình cho biết, thống kê đến 17h ngày 9/10, đã có gần 50% số trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học do mưa lũ diễn biến phức tạp; số học sinh nghỉ học là 115.355 em.
Nhiều trường học tại Quảng Bình chìm trong lũ
Cụ thể, các đơn vị có số trường và học sinh nghỉ học nhiều là: Phòng GD huyện Minh Hóa 51 trường với 13.568 học sinh; Phòng GD huyện Bố Trạch 32 trường học với 15.714 học sinh; Phòng GD huyện Quảng Ninh 49 trường học với 19.232 học sinh; Phòng GD Lệ Thủy có 85 trường với 24.400 học sinh.
Đặc biệt tại., Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa, học sinh được yêu cầu ở lại tránh trú ngay tại trường, không trở về nhà trong thời điểm này bởi nhiều bản làng đã bị chia cắt, nước lũ ở các khe suối đã dâng cao tiềm ẩn nguy hiểm.
Các học sinh phải ở lại trường do mưa lũ được lực lượng BĐBP hỗ trợ đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Những ngày qua, dưới sự hỗ trợ của lực lượng Đồn Biên phòng Ra Mai, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình, các giáo viên và học sinh phải ở lại trường tránh lũ đã được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cũng như các vật dụng thiết yếu, không để các em bị đói, rét trong những ngày mưa lũ.
Không chỉ tại Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa, tại các trường và điểm trường ở vùng Lòm của xã Trọng Hóa, nhiều giáo viên cũng đang bị mắc kẹt không thể về nhà do nước lũ chia cắt con đường ra ngoài. Chính quyền xã cũng như những chiến sĩ mang quân hàm xanh cũng đang nỗ lực, hỗ trợ tối đa cho những giáo viên cắm bản này.
Còn tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, nước lũ từ đầu nguồn sông Kiến Giang, Long Đại đổ về nhanh nên có rất nhiều trường học tại 2 địa phương này bị ngập sâu trong nước trên 1m.
Lãnh đạo các phòng GD cho biết, do chủ động các phương án phòng chống lũ lụt, chủ động cho học sinh nghỉ học trước diễn biến mưa lũ nên các trường đều bảo đảm an toàn cho học sinh; trang thiết bị trường học cũng đã được chuyển đến nơi khô ráo, che chắn cẩn thận để tránh hư hại.
Ngoài việc phòng chống lũ, các giáo viên tại Quảng Bình cũng đang hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và Sở GD-ĐT Quảng Bình, các trường học, cơ sở giáo dục tại địa phương này đã tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Ban chỉ huy PCTT-TKCN địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ; sẵn sàng dọn dẹp vệ sinh môi trường, sắp xếp trường lớp để đón học sinh trở lại học khi nước lũ rút.
Mất liên lạc với các thuyền viên trên tàu gặp nạn Sau 2 ngày tàu Vietship 01 bị mắc cạn, lực lượng chức năng sử dụng nhiều phương án tiếp cận tàu gặp nạn để cứu 10 thuyền viên nhưng chưa thành công. Chiều 9/10, đại tá Lê Văn Phương - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết phương án sử dụng thợ lặn tiếp cận...