Lũ nhồi lũ, trường học miền Trung đứng hình
Nhiều ngôi trường ở miền Trung sau liên tiếp 3 đợt lũ đã hư hại tài sản hoàn toàn. Việc trở lại trường của học sinh còn lắm trắc trở khi lũ tiếp tục lên lần thứ 4 trong hơn 1 tuần qua.
Nước dâng cao ngập trường ở xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) sáng 17-10 – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Nằm trên cánh đồng trũng, cạnh sông Nhùng (một nhánh của sông Ô Lâu), Trường mầm non Hải Lâm ở xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị).
Khi lũ đến, các cô giáo đã gắng kê cao đồ đạc hết mức có thể nhưng lũ lớn quá đã nhấn chìm tất cả đồ đạc dưới 3 mét nước. Máy vi tính, máy in, tivi và máy lọc nước đều hư hỏng hoàn toàn; giáo án, dụng cụ dạy học, sách vở, mọi thứ đều bị mủn nát trong bùn hoặc trôi ra đồng ruộng.
Vừa dọn xong lớp bùn dày cả gang tay của đợt lũ thứ 3 thì các cô giáo nơi đây lại thở dài vì trường tiếp tục chịu lũ đợt 4.
“Mấy đợt trước bùn dày đến gang tay. Vì đâu đâu cũng bị lũ lụt nên không có lực lượng hỗ trợ, các cô giáo đều gác việc nhà mình tập trung thu dọn để sớm đưa trẻ đến trường trở lại. Nhưng nay lũ lại lên. Chúng tôi cũng không biết xoay tính thế nào để đưa các cháu đến trường trở lại” – cô Thủy chua xót nói.
Toàn miền Trung có hàng chục trường học đang gánh chịu thiệt hại nặng nề của những trận lũ nặng liên tiếp. Từ bàn ghế hư hại do ngậm nước lâu ngày, đến sách vở học sinh, giáo án các thầy cô… tất cả đều hưa hại, mủn bùn cùng những giọt nước mắt của thầy và trò nơi đây.
Tuổi Trẻ Online ghi nhận những hình ảnh đau lòng ở các trường học của Miền Trung trong đợt lũ kéo dài lịch sử.
Video đang HOT
Các giáo viên Trường mầm non Hải Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng
Nước lên nhanh, nhiều trường học ở Thừa Thiên Huế ngập lụt sáng 17-10 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trường học ở Thừa Thiên Huế đón đợt lũ thứ 4 liên tiếp – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Các giáo viên dọn bùn sau đợt lũ thứ 3, lại đang đối mặt với đợt lũ mới – Ảnh: NGÔ THỦY
Trường mầm non Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bị hiệt hại 100% các vật dụng, thiết bị dạy học – Ảnh: NGÔ THỦY
Ảnh Trường tiểu học và THCS Ba Lòng (huyện Đakrông, Quảng Trị) ngập sâu trong lũ sáng 17-10 – Ảnh: NGUYỄN VĂN THANH
Học sinh Trường THPT Võ Chí Công ở xã A Xan, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) gói sách vở để sơ tán ra trung tâm huyện – Ảnh: P.L
Công an huyện Đại Lộc và dân quân xã dìu đò chở học sinh các trường tại xã Đại Lãnh (Quảng Nam) qua khúc suối ngập để đến trường – Ảnh: B.D
Tính đến 17/10, đã có 69 người chết và mất tích do mưa lũ miền Trung
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 17/10/2020 có 64 người chết, 5 người mất tích do mưa lũ tại miền Trung.
Lực lượng chức năng ứng cứu, sơ tán người dân vùng ngập lụt ở Quảng Trị đến nơi an toàn. Ảnh CAND.
Số người chết: 64 người (tăng 04 người so với ngày 16/10), cụ thể: Quảng Bình 02 người; Quảng Trị 17 người (tăng 01 người); Huế 25 người (tăng 03 người); Quảng Nam 11 người; Đà Nẵng 03 người; Quảng Ngãi 01 người; Gia Lai 01 người, Đắc Lắk 01 người; Lâm Đồng 01 người; Kon Tum 02 người.(Tại Huế cập nhật tình hình công nhân tại Rào Trăng 3: 02 người chết và 15 người mất tích).
Số người mất tích: 05 người, tăng 01 người, cụ thể: Nghệ An 01 người (tăng 01 người); Quảng Trị 02 người; Đà Nẵng 01 người, Gia Lai 01 người.
Tình hình ngập lụt tại Quảng Trị
Những ngày qua, các địa phương khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra mưa lũ lớn kéo dài, đặc biệt tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị; nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, chia cắt giao thông.
Đã có 84/124 xã bị ngập (lớn nhất tại: Hải Lăng 16/18 xã, Triệu Phong 16/18 xã; Thị xã Quảng Trị 5/5 xã). Tổng số hộ bị ngập: 45.927 hộ/130.701 người.
Đã sơ tán: 8.694 hộ/26.446 người (tại chỗ và tập trung) .
Theo dự báo, khu vực này tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu trở lại và mất an toàn các hồ đập, nhất là hồ đập nhỏ, xung yếu.
Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt Điện của Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng, các công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tổ chức giám sát, vận hành an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở... Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ.
Sau lũ lụt, đừng quên chuyện 'ăn chín uống sôi' Lũ chưa kịp rút, mưa bão tiếp tục ghé vào miền Trung. Người dân phải tiếp tục trân mình hứng chịu nỗi khổ thiếu nước sạch, không điện đóm, thức ăn thiếu thốn, cả quần áo sạch, nơi ở khô ráo cũng thành xa xỉ. Dọn rác quanh khu vực chùa Cầu, Hội An ngay sau khi lũ rút - Ảnh: THANH TÙNG...