Lũ ngập sâu, chia cắt, Công an Quảng Nam hỗ trợ người dân ứng phó trong đêm
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, lực lượng Công an các cấp tại tỉnh Quảng Nam, nhất là lực lượng Công an xã đã bám sát địa bàn, không cho người và phương tiện qua lại những khu vực ngập sâu nguy hiểm, sẵn sàng giúp đỡ di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi cần thiết.
Từ chiều tối 13/10, do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều khu vực tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) bị ngập sâu, chia cắt; một số hộ dân vùng trũng, thấp như tại thôn Kiệu Châu, xã Duy Sơn bị ngập.
Trên tuyến đường ĐH8 đoạn qua xã Duy Sơn nhiều đoạn bị ngập sâu, một số công nhân khi tan ca về gặp nước ngập sâu đã được chính quyền xã bố trí xe tải để trung chuyển qua đoạn ngập về nhà an toàn. Cùng với các lực lượng khác, Công an xã Duy Sơn đã tổ chức ứng trực tại những nơi bị ngập sâu, nước chảy xiết để hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Nhiều khu vực tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên nước lũ ngập sâu gây chia cắt.
Ở những khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, lực lượng chức năng cảnh báo người dân không được qua lại để đảm bảo an toàn.
Công an xã Duy Sơn phối hợp với các lực lượng khác tại địa phương giúp đỡ người dân trong đêm để ứng phó mưa lũ.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Công an huyện Duy Xuyên đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; chủ động triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch bảo đảm tuyệt đối an toàn tại cơ quan, trụ sở làm việc, cơ sở giam giữ; các công trình, mục tiêu cần bảo vệ; hồ sơ, tài liệu, phương tiện làm việc, hạ tầng kỹ thuật để tránh và hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để chủ động có phương án di dời dân, đảm bảo tốt tình hình ANTT trên địa bàn, nhất là khu vực tập kết người dân được di dời; hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực có tuyến giao thông bị cô lập, bến đò ngang, khu vực sạt lở nguy hiểm, tuyến QL1A. Tuyệt đối không cho người dân và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn.
Trong diễn biến có liên quan, ngày 13/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công điện số 05/CĐ-UBND yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan không được chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tập trung chỉ đạo và chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng với với thiên tai.
Tiếp tục tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảo ổn định đời sống cho người dân.
Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiên qua các ngầm, tràn, khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. Chủ động triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, hạn chế tối đa thiệt hại.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, từ 19h ngày 13 đến 19h ngày 15/10, các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng núi và vùng đồng bằng phía Nam phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 200mm; các địa phương vùng đồng bằng phía Bắc phổ biến từ 100-250mm, có nơi trên 350mm.
Mưa lớn gây ra nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, sông, suối nhỏ; gây ngập úng tại các vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.
CSGT túc trực tại điểm ngập trên cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây
Liên quan đến tình hình nước ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại lý trình Km 25 419, trong ngày hôm nay (30.7), lực lượng Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) đã phân công người túc trực tại đoạn đường từng xảy ra ngập úng, kẹt xe kéo dài.
Nước có dâng nhưng chưa đến mức nghiêm trọng
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại Km 25 419 tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, lúc 10 giờ 30 hôm nay, xe đặc chủng của lực lượng CSGT (Đội 8 - C08, Bộ Công an) gồm 3 cán bộ túc trực ngay tại vị trí này.
Theo một cán bộ Đội 8 - Cục CSGT, đơn vị này phân công cán bộ tuần tra liên tục 2 ngày qua, kể từ sau vụ cao tốc bị ngập sâu ở vị trí này.
Ngoài ra, CSGT cũng đã liên hệ được với cán bộ quản lý hồ thủy lợi sông Phan để nắm tình hình mực nước dâng cao đến đâu, khi nào thì xả đập tràn để có phương án đối phó với tình huống lượng nước tràn về gây ngập đường cao tốc như đã xảy ra vào ngày 29.7.
CSGT Đội 8 thuộc C08 (Bộ Công an) túc trực tại Km 25 419 cả ngày hôm nay (30.7). Ảnh QUẾ HÀ
Liên tục trong đêm qua (29.7) và hôm nay (30.7), trên địa bàn H.Hàm Tân có mưa, nhưng khu vực thượng nguồn sông Phan lại mưa nhỏ, nên nước tràn về khu vực lý trình Km 25 419 trên tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chưa đến mức nghiêm trọng.
Một cán bộ CSGT túc trực tại vị trí từng ngập cho biết, qua theo dõi trong vòng gần một giờ đồng hồ (lúc 10 giờ ngày 30.7), mực nước chỉ dâng cao chừng 40 cm so với cống thoát qua cao tốc hiện hữu.
Mực nước dâng cao chỉ khoảng 40 cm so với cống ngang qua cao tốc, ngay tại vị trí từng ngập sâu hôm 29.7 (ảnh chụp 11 giờ ngày 30.7). Ảnh QUẾ HÀ
Theo vị cán bộ này, nếu khu vực H.Tánh Linh, tức thượng nguồn sông Phan, mưa lớn thì việc ngập úng cao tốc tại vị trí này có thể còn xảy ra nữa.
"Chúng tôi lo nhất trong trường hợp có mưa to thượng nguồn, vì bây giờ đang là mùa mưa. Thứ hai là lo hồ thủy lợi sông Phan xả đập tràn khi dung tích nước đạt cao trình thiết kế", cán bộ CSGT này cho biết.
Cán bộ kỹ thuật của nhà thầu và đơn vị thiết kế đang khảo sát vị trí ngập lúc 11 giờ 30 ngày 30.7. Ảnh QUẾ HÀ
Khó có khả năng xả lũ hồ sông Phan
Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên về việc có khả năng hồ sông Phan xả lũ thời điểm này hay không, ông Hà Lê Thanh Chung, Chủ tịch UBND H.Hàm Tân cho biết, hồ thủy lợi sông Phan thiết kế 1,66 triệu m 3, hiện nay cao trình mới chỉ đạt 76,4% dung tích chứa. Do vậy, "không có chuyện xả nước hồ sông Phan như một số tin lan truyền trên mạng xã hội".
Cống thoát nước qua đường cao tốc, ngay tại vị trí từng bị ngập, được cho là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ngập sâu do không thoát được nước khi mưa. Ảnh QUẾ HÀ
Cũng theo Chủ tịch UBND H.Hàm Tân, chỉ khi hồ đạt cao trình, trời mưa lớn dĩ nhiên sẽ xả đập tràn và có thông báo cho người dân biết như thường lệ.
Theo thông tin từ UBND H.Hàm Tân, lúc 14 giờ ngày 30.7, các đơn vị thiết kế và giám sát cũng đang tiến hành đo đạc lại tĩnh không mặt đường so với đường dây điện cao thế 500 kV đi ngang qua cao tốc.
Đơn vị thiết kế đo đạc lại tĩnh không tại vị trí ngập lúc 14 giờ ngày 30.7. Ảnh C.T.V
Chiều nay, khu vực H.Hàm Tân và Tánh Linh có mưa nhưng lượng mưa không lớn. Tuy vậy, theo người dân địa phương, mực nước tại lý trình Km 25 419 (đoạn từng bị ngập sâu hôm 28.7 - PV) đang dâng cao hơn so với mực nước lúc trưa cùng ngày mà PV Thanh Niên ghi nhận.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập: Chủ đầu tư nói nguyên nhân gì?
Như Thanh niên đã phản ánh, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tại vị trí Km 25 419 đã xảy ra ngập sâu, có chỗ sâu gần 1 m khiến cho xe cộ cả hai chiều không thể lưu thông nhiều giờ liền vào sáng 29.7. Đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng ngập đường, gây ách tắc giao thông trên tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kể từ khi tuyến đường này đưa vào vận hành khai thác dịp 30.4 vừa qua.
Nước ngập lênh láng tại phường Linh Đông, TP Thủ Đức Tối 29-11, nước từ rạch Gò Dưa, đoạn cuối đường 30, phường Linh Đông (TP Thủ Đức) bất ngờ chảy tràn, thông qua đường cống thoát nước, làm khu vực ngập sâu trong nước. Nước từ ngoài kênh rạch tràn vào đường 30 lênh láng - Ảnh: MINH HÒA Đến 23h tối 29-11, người dân sinh sống trên đường số 30, phường Linh...