Lú não trước lời giải thích từ về từ “Canh Gà”: Là Canh gà nhưng không phải Canh gà mà là Canh gà?
Nghe xong lời giải thích về từ “Canh Gà” dưới đây, chúng ta có khi còn khó hiểu hơn!
Tiếng Việt từ xưa đến nay luôn được xem là một trong những loại ngôn ngữ khó học bậc nhất hành tinh. Dẫu đã sử dụng bảng chữ cái theo tiếng Latin thế nhưng kho từ vựng đồ xộ có học đến cả đời không biết hết mới là điều khiến nhiều người phải “ lú não”. Thậm chí người Việt đôi khi còn cảm thấy khó nhằn nữa, chứ đừng nói đến trường hợp của người ngoại quốc.
Mới đây trên một diễn đàn học đường, dân cư mạng được phen phát lú trước lời giải thích về từ “Canh Gà”, đảm bảo nhìn vào bạn cũng phải phát lú!
Đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!
Cụ thể, một người dùng mạng xã hội đã đăng phần giải thích cắt nghĩa từ “Canh Gà” khi được cô giáo dạy. “Khi nói đến “Canh Gà” thì bạn có thể hiểu là “Canh Gà” hoặc “Canh Gà”. Thật ra “Canh Gà” và “Canh Gà” có 2 nghĩa khác nhau. Một bên là “Canh Gà” tức là “Canh Gà” còn bên kia thì “Canh Gà” tức là “Canh Gà”.
Nếu hiểu theo nghĩa là “Canh Gà” thì nó là “Canh Gà”, còn nếu hiểu theo nghĩa “Canh Gà” nó lại là “Canh Gà”. Vì vậy không có gì lạ khi nghe cô giáo cất nghĩa “Canh Gà” mọi người lại hiểu là “Canh Gà”. Chữ “Canh Gà” ở đây có nghĩa là “Canh Gà” còn cô giáo lại hiểu là “Canh Gà”.Nhưng thực tế “Canh Gà” ở đây lại là “Canh Gà”. Rất dễ nhầm lẫn bởi vì “Canh Gà” và “Canh Gà” tuy khác nhau nhưng lại có nhiều điểm giống nhau…”.
Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, dân mạng thi nhau bình luận vô cùng sôi nổi. “ Này là nước canh gà với canh chừng con gà đúng không mọi người“, bạn T.D bình luận. “ Canh làm từ con gà và canh gà là thời gian thời xa xưa người dân hay dùng tức canh Dậu (giờ Dậu)“, bạn N.M cho hay.
“ Những chi tiết bạn đưa cho tôi rất chi tiết, nhưng tôi cần một cái chi tiết nó chi tiết hơn những chi tiết bạn đưa cho tôi. Vì cái chi tiết của bạn nó chưa có đủ những chi tiết mà tôi nghĩ nó là chi tiết, và cái chi tiết của tôi có lẽ nó sẽ chi tiết hơn cái chi tiết của bạn trên status“, bạn V.Q hài hước bình luận.
Theo từ điển tiếng Việt, từ “Canh Gà” là danh từ chỉ thời gian cuối đêm, lúc trời sắp sáng. Trong ca dao và văn chương từ này cũng được sử dụng nhiều, ví dụ:
Video đang HOT
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” (Ca dao).
Hay “ Hai cái sừng trăng đã mở to, đã đầy dần. Rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời, lần thì cái quầng, lần thì cái tán. Thế rồi nó khuyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên. Trăng tháng tư đã gần hết một tuần“, tác phẩm “Những cái ấm đất” (Nguyễn Tuân).
Theo helino
Hành trình "tiến hoá" của từ lóng trong suốt 10 năm: Lơ ngơ không update từ điển là "quê" một cục ngay!
Ngôn ngữ thực ra cũng là nghệ thuật đấy, không update, trau dồi hệ thống từ vựng, từ lóng dân tình hay dùng theo thời gian thì kiểu gì cũng bị cười cho xem.
Có thể bạn không tin nhưng thời gian thực sự là một thứ rất kì diệu khi nó mang đến rất nhiều biến chuyển. Người ta thường nói ai rồi cũng khác, nhưng theo thời gian, không chỉ con người mới thay đổi đâu, mà kể cả ngôn từ, thói quen giao tiếp của chúng ta cũng càng ngày càng trở nên khác hơn đấy.
Chẳng hạn như cái lĩnh vực "từ lóng" nhé. 9-10 năm trước, chúng ta dùng một từ A để chỉ điều này điều kia, nhưng 9-10 năm sau, nếu bạn vẫn còn dùng từ đó thì người ta sẽ "bóc mẽ" ngay bạn đã già rồi đấy. Bởi lẽ, thời hiện tại, dân tình sẽ dùng những keyword khác, những "từ lóng" khác để diễn tả điều đó cơ. Giờ thì thử liệt kệ "sương sương" một vài sự thay đổi xem có đúng không nào.
À mà nói đi cũng phải nói lại, thời thế thay đổi thì tất nhiên "từ lóng" cũng phải tiến hóa theo thôi. 10 năm trước khác đã đành, dù là 1 năm trước hay 1 năm sau thì hệ thống ngôn ngữ dân tình ưa thích cũng chẳng thể y xì nhau cho được. Còn với năm 2019 này, theo bạn thì đâu mới là từ lóng phủ sóng rộng rãi nhất? Hãy bình chọn cho hạng mục này trong WeChoice Awards 2019 nhé!
"Người thứ 3" có lẽ là một trong những từ có nhiều cách gọi nhất hiện tại, ai thích ngôn tình thì dùng "tiểu tam", ai sính tiếng Anh thì "Tuesday" còn ăn muốn dằn mặt thẳng thì cứ "con giáp thứ 13" mà chơi thôi
Cái sự đi chơi với chúng bạn thôi mà cũng thay đổi nhiều phết, mấy dân chơi hồi 10 năm trở về trước thường rủ nhau "đi high", còn giờ phải dùng "đu đưa" mới đúng trend
10 năm trôi qua, "thính" không còn là thức ăn cho cá nữa mà là để chỉ mồi câu cưa cẩm rồi
Trai đẹp ấy mà, ngày xưa gọi hot boy ok, giờ thì thỉnh thoảng vẫn gọi hot boy đấy nhưng hệ thống từ lóng còn update thêm cả đống danh xưng như "soái ca", "nam thần"...
Những từ này đều là khái niệm chỉ những cô nàng từ trên trời rơi xuống mà lại rất thân với người yêu mình, chẳng qua khác năm sử dụng thôi
Người yêu thì vẫn là người yêu thôi nhưng giờ gọi là "gấu" cho dễ thương nạ!
10 năm trước dân tình than ế, sợ cảnh độc thân; 10 năm, hội kêu gào to nhất vẫn là hội đó, nhưng mang tên khác: Hội FA (ép - ây)
Theo thời gian, người ta cũng ít khi dùng từ "cảm nắng" hơn mà thay vào đó là từ "crush"
Đến cái hành động đáng ghét như thế này còn có ti tỉ cách gọi thay đổi theo năm tháng cơ mà
Và những từ để miêu tả ngoại hình cũng khác biệt nhiều lắm đấy nhé, nhớ update cho đỡ lộ tuổi già!
Theo Helino
Bảo học trò dùng từ vựng đã học để miêu tả về bản thân, cô giáo "giận tím người" khi nhận câu trả lời rất tỉnh: "Em đẹp trai" Thay vì sử dụng các từ vựng và mẫu câu bằng tiếng Nhật đã được dạy, nam sinh lại dùng tiếng Việt và khen mình đẹp trai khiến ai nhìn vào cũng phải bật cười và cô giáo quá "tức" cho ngay 0 điểm. Không phải tự nhiên mà hội học trò được vinh danh là "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học...