Lũ mới tràn về, đập Tam Hiệp mở 7 cửa xả nước suốt ngày đêm
Truyền thông Trung Quốc đăng tải hình ảnh cho thấy đập Tam Hiệp phải mở 7 cửa xả nước nhằm giảm nhẹ tác động của lũ lụt.
Trận lũ thứ 2 trong năm trên sông Dương Tử khiến mực nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp tăng lên mức 164,18 m. Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi con đập lớn thế giới được xây dựng. Mực nước cao nhất trước đó được ghi nhận là 163,11 m.
Vào 20h tối 19/7, lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp đạt mức 46.000 m/ giây, giảm đi đáng kể so với mức 61.000 m/s ghi nhận 12 giờ trước đó. Tuy nhiên, đập Tam Hiệp đã phải mở 7 cửa xả nước nhằm giảm nhẹ tác động của lũ lụt.
Đập Tam Hiệp mở 7 cửa xả lũ liên tục. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Theo Tập đoàn Tam Hiệp – đơn vị vận hành con đập, tính tới 14h ngày chiều 19/7, đập Tam Hiệp trữ được 14 tỷ m nước trong mùa lũ chính năm nay.
Theo Tập đoàn Tam Hiệp – đơn vị vận hành con đập, tính tới 14h ngày chiều 19/7, đập Tam Hiệp trữ được 14 tỷ m nước trong mùa lũ chính năm nay.
Video đang HOT
Đợt mưa lũ từ đầu tháng 7 đến nay gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nhiều địa phương của Trung Quốc, ảnh hưởng tới cuộc sống của 24 triệu người, làm 31 người chết và mất tích.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, mưa lũ ảnh hưởng tới đời sống của khoảng 40 triệu người dân Trung Quốc, hơn 141 người chết và mất tích, với thiệt hại kinh tế vượt qua con số 12 tỷ USD.
Trước tình hình mưa lũ diễn diễn biến phức tạp, Ủy ban thủy lợi sông Dương Tử hôm 19/7 tiếp tục đưa ra cảnh báo màu cam về lũ lụt đối với nhiều khu vực ở trung và hạ lưu sông.
Cùng ngày, chính quyền thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy phải dùng thuốc nổ để phá hủy một con đập trên sông Trừ nhằm giảm áp lực từ mưa lũ.
Ảnh: Lũ lụt khủng khiếp, nước bao vây tứ phía ở Trung Quốc
Nhiều địa phương tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phải hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng về người và của do đợt mưa lũ kéo dài hơn một tháng qua.
Kể từ đầu tháng 6, mực nước của 433 con sông cũng như các hồ lớn ở Trung Quốc như Động Đình, Bà Dương, Thái Hồ vượt mức cảnh báo. Mực nước của 33 con sông trong số này tăng lên mức cao kỷ lục trong lịch sử. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Từ sáng 17/7, sông Dương Tử phải hứng chịu đợt lũ thứ 2 trong năm khiến lượng nước đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp tăng lên 157,11m, vượt quá cảnh báo lũ hơn 12m.
Lũ lụt gây hậu quả nặng nề với hệ thống đê điều trên sông Trường Giang ở phía Nam và đe dọa hệ thống sông Hoàng Hà và các tỉnh thành miền bắc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, 120 chiến sĩ từ lực lượng cảnh sát vũ trang hôm 16/7 được điều động để gia cố khu vực đê ở thị trấn Bách Mạo khi mực nước trên sông Dương Tử dâng lên cao. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Tình nguyện viên và các cán bộ địa phương đi kiểm tra dọc con sông ở thành phố Gia Hưng, phía đông tỉnh Chiết Giang hôm 17/7.
Nước dâng cao trên con kênh Bắc Kinh - Hàng Châu, ở thành phố Hàng Châu. Con kênh này bắt nguồn Bắc Kinh, đi qua các tỉnh Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Nó nối liền hai con sông dài nhất của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Con kênh có tổng chiều dài 1.794 km. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ngôi đền 700 năm tuổi Guanyin Pavilion ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang bị bao vây bởi dòng nước lũ. (Ảnh: China News)
Từ đầu tháng 6, lượng mưa trung bình ở Trung Quốc vượt mức kỷ lục năm 1961. Mưa lớn bất thường dẫn tới lũ lụt, lở đất khiến 141 người chết và mất tích, gây thiệt hại khoảng 60 tỷ NDT (8,57 tỷ USD).
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 17/7 triệu tập Thường vụ Bộ Chính trị họp khẩn cấp về công tác phòng chống mưa lũ và thiên tai. (Ảnh: China News)
Trung Quốc cho nổ đập để xả lũ Giới chức địa phương dùng thuốc nổ để phá một con đập trên sông Trừ, tỉnh An Huy, vào rạng sáng nay nhằm giảm áp lực từ mưa lũ. Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết sau vụ nổ phá đập, mực nước trên sông Trừ dự kiến giảm 70 cm. Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh...