Lũ miền Tây về sớm, dân mừng, cán bộ “sốt vó” lo giữ đê
Những ngày gần đây, do ảnh hưởng mưa bão kết hợp với triều cường làm mực nước trên sông Tiền, sông Hậu dâng cao. Nếu so với cùng kỳ trận lũ lịch sử 2011, mực nước lũ năm nay cao hơn từ 40-60cm. Nhiều địa phương miền Tây nông dân dầm mình dưới nước… gặt lúa, chạy lũ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, mực nước trên sông Cửu Long có dao động, mực nước cao nhất ngày 31/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 3,0m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,31m. Trong 2-3 ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm sau đó lên lại theo chiều. Đến ngày 5/8 mực nước cao nhất tại Tân Châu ở mức 3,05m, tại Châu Đốc ở mức 2,35m.
Ông Dương Văn Tỷ ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang, cho biết do khu vực này nằm gần tuyến kênh Bảy Xã (tiếp giáp với Campuchia) nên thường đón những đợt lũ đầu tiên trước khi chảy vào sông Châu Đốc rồi đi ra sông Hậu.
Ông Tỷ ước tính mỗi ngày nước trên tuyến kênh này liên tục dâng cao với bình quân khoảng 10 cm/ngày. Tuy nhiên, hiện các cánh đồng ở khu vực này vẫn chưa ngập nước nên bà con nông dân tranh thủ thu hoạch phần rau màu còn sót lại.
“Theo tôi nghĩ thì nước lũ năm nay sẽ cao hơn năm ngoái vì chưa bước qua tháng 8 mà nước dưới kênh đã bắt đầu mấp mé ruộng lúa, hoa màu rồi. Tôi cũng hy vọng năm nay có mùa lũ lớn để dân nghèo có kế sinh nhai”- ông Tỷ kỳ vọng.
Năm nay do nước lũ về sớm, hàng chục ngàn ha lúa ở An Giang, Long An người dân phải trầm mình dưới nước gặt lúa.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, trong vụ lúa hè thu năm nay hiện có trên 40.000/230.000ha lúa nằm trong đê bao lững (đê bao chỉ bảo vệ hết vụ hè thu) đang bị ảnh hưởng do mưa bão và nước lũ dâng cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, còn 3.000ha lúa vụ hè thu bà con đang đẩy mạnh công tác bơm thoát nước để cứu lúa; đối với những ruộng lúa đã tới kỳ thu hoạch, người dân phải dầm mình dưới nước gặt lúa. Những hộ có điều kiện, thuê máy gặt lúa nhưng chi phí công gặt tăng lên gấp 2 lần.
Ông Vương Hữu Tiếng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, kiêm Chánh văn phòng BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn – cho biết: Do ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua, cộng với triều cường nên có hàng chục ngàn ha lú vụ hè thu bị ảnh hưởng. Chính quyền người dân nổ lực đặt máy bơm thoát nước cứu lúa. Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã trực tiếp kiểm tra và cuối tuần này, lãnh đạo Tỉnh ủy, ủy ban tiếp tục đi kiểm tra các tuyến đê xung yếu để có chỉ đạo bảo vệ vững chức vụ lúa thu đông.
Video đang HOT
Sau nhiều năm miền Tây không có lũ, năm nay nước lũ về sớm, nhiều người dân sống nghề câu lưới… vui mừng, vì hy vọng sẽ bắt nhiều tôm,cá, cua… có thêm thu nhập trong mùa lũ.
Trước tình hình dự báo lũ sẽ đến sớm và cao hơn trung bình nhiều năm, Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo thắng lợi vụ Thu Đông (vụ 3). Theo đó, An Giang sẽ đầu tư kinh phí thực hiện các công trình như nạo vét kênh mương, gia cố đê bao, duy tu sửa chửa cống bơm với hơn 421 tỷ đồng. Cùng với đó là công tác phòng chống, khắc phục thiên tai; quản lý, vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho rằng tình hình thiên tai, dịch bệnh năm nay đang diễn biến phức tạp nên không thể chủ quan, nhất là đối với vùng ngoài đê bao thì kiên quyết không để nông dân xuống giống. Do đó, diện tích lúa vụ 3 sắp tới sẽ phải cắt giảm khoảng 10.000 ha đối với những vùng không ăn chắc.
Được biết, toàn tỉnh An Giang có 37.000km để bao bảo vệ ruộng lúa, hoa màu cả năm. Trước tình hình nước lũ về nhanh và cao hơn đỉnh lũ lịch sử 2011 từ 30-60cm, ngành nông nghiệp An Giang tiến hành khảo sát, gia cố trên 5km đê bao có nguy cơ sạt lở. Thời gian tới, An Giang tiếp tục kiểm tra lại các tuyến đê đã gia cố, đồng thời mở rộng kiểm tra các tuyến đê bao xung yếu khác để bảo vệ vụ lúa Thu Đông.
Dự kiến từ 1/8 đến cuối tháng 8 là dứt điểm xuống giống vụ lúa này với tổng diện tích gieo trồng lúa dự kiến 159.133 ha, diện tích rau màu: 16.113 ha. Tích cực triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”… để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Ông Thư cũng yêu cầu các địa phương nên theo dõi sát sao các công trình thủy lợi, trực lũ 24/24, cập nhật thông tin khí tượng thủy văn để có ứng phó kịp thời khi lũ lớn xảy ra.
Nguyễn Hành – Đức Hiệp
Theo Dantri
Lũ về "xé" cầu, hàng nghìn nhà dân bị ngập
Những ngày qua, mưa lớn tại tỉnh Bình Định đã khiến hơn 1.000 ngôi nhà ngập nước, nhiều nhà bị tốc mái và sập; mưa lớn làm 1.324 ha lúa mùa, 24ha hoa màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 43 con gia súc bị chết và cuốn trôi...
Chiều tối 2/11, văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định, cho biết, từ 19 h (ngày 1/11) đến 15h (ngày 2/11), khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất lớn. Mực nước lũ thượng lưu các sông dao động ở mức cao và có khả năng lên lại, mực nước lũ hạ lưu các sông tiếp tục lên mức báo động I - II, có nơi trên II. Dự báo đêm nay (2/11) khu vực Bình Định tiếp tục có mưa to.
Cầu Bù Nú (thôn Bình Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) bị đứt gãy do lũ về
Mưa lớn xảy ra trên địa bàn từ 30/10 đến ngày 2/11, đã gây thiệt hại ban đầu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Mỹ và Hoài Nhơn (Bình Định).
Cụ thể, về nhà ở: 2 nhà sập, 18 nhà tốc mái, 1.211 nhà ngập nước, trong đó có 35 hộ dân ở thôn Tân Phú, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ) bị ngập nước phải di chuyển. Về giao thông: có 4 điểm ngập nước, 12km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 4.600m3, 18 cống tiêu và 4 cầu (ở huyện Hoài Ân). Đường Vĩnh Kim - Vĩnh Sơn và đường ven hồ Định Bình bị sạt lở gây chia cắt giao thông. Về thủy lợi: 5,5km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 2.900m3 , 11 đập dâng bị sạt lở, khối lượng 1.150m3, 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi. Về nông nghiệp: 1.324 ha lúa mùa, 24 ha hoa màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 43 con gia súc bị chết, cuốn trôi. Thiệt hại khác: 20 tấn xi măng, 5 tấn thức ăn gia súc bị ướt, 4 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.100 giếng nước bị ngập....
Tại huyện Hoài Nhơn, hiện vẫn còn còn 700ha lúa gieo khô, đang thời kỳ sắp thu hoạch nhưng bị ngập, ngã đổ hư hỏng và hơn 30ha hồ tôm nổi... phập phồng nỗi lo mưa lũ cuốn trôi. Theo thống kê ban đầu, huyện Hoài Nhơn có khoảng trên 200 trăm nhà dân bị ngập nước, 600ha lúa vụ mùa đang bắt đầu chắc xanh đến chín bị nhấn chìm trong nước, 15 căn nhà bị tốc mái do lốc xoáy.
1.211 ngôi nhà bị ngập
Tại huyện Hoài Ân, nhiều vùng bị ngập, các trục đường chính thuộc Tỉnh lộ ĐT 629, ĐT 630 và nhiều tuyến đường liên xã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Bên cạnh đó, thiệt hại về nhà cửa, kinh tế của người dân... ước tính thiệt hại lên đến trên 15 tỷ đồng.
Tại vùng rốn lũ thuộc xóm 2, thôn Tân Phú, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ), sáng 2/11, có 40 căn nhà của các hộ dân đã bị ngập sâu trong nước sau một đêm mưa lớn và nước từ vùng cao đổ về. Nhận được tin báo, hơn 40 cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC số 4 thuộc Cảnh sát PCCC Bình Định và công an huyện Phù Mỹ đã có mặt tại địa phương sơ tán người già và trẻ em đến nơi an toàn.Còn tại huyện Tuy Phước, mứa lớn cũng khiến một số vùng bị ngập lụt cục bộ tại một số khu vực. Tại tuyến đường đường giao thông dẫn vào các thôn Phổ Trạch (xã Phước Thuận) và thôn Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa) nước đã qua tràn.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận trên địa bàn tỉnh Bình Định chiều 2/11:
Nước sông Gò Bồi (huyện Tuy Phước) dâng mạnh bắt đầu từ trưa 2/11
Nước trên sông Lại Giang, huyện Hoài Nhơn đang dâng cao (ảnh Bảo Sương)
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Định và Công an huyện Phù Mỹ sơ tán người già và trẻ em ở vùng bị ngập nước (ảnh Văn Tố)
Đường vào thông Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước bị ngập
Nước qua tràn đoạn vào thôn Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước)
Người dân neo ghe thuyền vào nơi an toàn
Một đàn bò suýt không có lối về
Doãn Công
Theo Dantri
ĐBSCL: Mực nước lũ đẹp cho ngành nông nghiệp Mấy ngày qua, An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL có mưa nhiều, cộng với triều cường rằm tháng 9 âm lịch nên mực nước lũ lên nhanh nhưng chưa đến mức báo động I. Mực nước này đang là lý tưởng cho ngành nông nghiệp. Ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang - cho biết, do ảnh...