Lũ miền Tây thấp nhất trong 17 năm
Hiện tượng El Nino cùng việc tích nước ở thượng nguồn sông Mê Kông do xây nhiều đập thủy điện đã khiến người miền Tây “đói” lũ.
Mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ảnh:Cửu Long
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, khả năng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, trên sông tiền tại Tân Châu chỉ đạt 2,81 m; còn Châu Đốc 2,54 m; thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 1,2 m.
“Năm nay lũ rất thấp, nhiều khả năng kém cơn lũ năm 1998, “, ông Khương Lê Bình – Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp nói và cho biết nguyên nhân là do năm nay hiện tượng El Nino mạnh dẫn đến khô hạn nặng nề. Trong khi các quốc gia ở thượng nguồn xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Mê Kông tích nước, càng hạn chế nguồn nước lũ đổ về Đồng bằng sông Cửu Long.
Đìu hiu làng nghề đan lọp cá linh ở cồn Cốc, An Giang. Ảnh: Cửu Long
Lũ kém, nguồn lợi cạn kiệt, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đánh bắt cá, tôm… của người dân. “Đồng ruộng không được vệ sinh, tiêu diệt mầm bệnh, nhất là không được bồi đắp phù sa, đất sớm bạc màu. Vụ sau sẽ khó khăn hơn”, ông Trần Văn Năm, 65 tuổi, nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nói.
Phó chủ tịch UBND huyện An Phú (An Giang) Nguyễn Văn Thao cho biết, mỗi mùa lũ trước đây người dân thu hơn 2.000 tấn cá tự nhiên nhưng năm nay chưa có gì. “Ngay những vùng trũng mà nước chưa tràn đồng thì làm gì có cá. Dân ở đây đang ngóng lũ không về”, ông Thao nói.
Video đang HOT
Cửu Long
Theo VNE
'Năm 2015: Thời tiết còn diễn biến bất thường'
Người dân cả nước vừa bước qua đợt hạn hán kéo dài, những ngày nắng nóng vượt ngưỡng 40 độ thì lại tiếp tục phải đối phó với những hiện tượng dị thường của thời tiết như siêu dông ở Hà Nội, lạnh bất thường ở Sa Pa và gần đây nhất là cơn mưa lịch sử ở Quảng Ninh.
Năm 2015 - một năm "nhõng nhẽo" của thời tiết
Dù mới bước sang tháng 8/2015 nhưng người dân có thể khẳng định, năm nay, thời tiết diễn biến rất bất thường.
Cụ thể, tháng 4/2015, mưa lũ bất ngờ trên diện rộng đã khiến hàng ngàn hecta hoa màu và lúa bị ngập trong nước.
Đây là trận mưa lũ bất thường khiến mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi lên cao nhất so với cùng thời kỳ, tính từ năm 1976 đến nay.
Trong khi mưa lũ bất thường gây ngập úng hàng ngàn hecta hoa màu và lúa thì tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn lại xảy ra trên diện rộng ở miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Mức độ hạn hán cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là gay gắt nhất trong 10 năm qua.
Hà Nội tan hoang sau diêu dông ngày 13/6
Tiếp theo đó là đợt nắng nóng kỷ lục tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ vào tháng 5/2015. Trên cả nước ghi nhận tình trạng nắng nóng diễn ra ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Đỉnh điểm ngày 2/5, nhiều nơi ở miền núi phía Bắc nóng 39 độ C, 40 độ C, thậm chí vượt ngưỡng 40 độ C.
Ngay sau đó vào chiều 13/6, một cơn cuồng phong đã đổ xuống Hà Nội, quật ngã hàng loạt cây xanh, khiến cho giao thông nhiều nơi trong thành phố tê liệt. Cơn giông lốc khủng khiếp làm 2 người chết, 5 người bị thương, 139 nhà tốc mái... Đây là cơn giông lốc mạnh nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây tại Hà Nội.
Trong những ngày nắng nóng của mùa hè thì nhiệt độ Sa Pa lại đột ngột rơi xuống ngưỡng 13 độ vào sáng 12/7. Người dân Sa Pa đã phải mặc ấm, choàng khăn ngay giữa mùa hè.
Không chỉ nhiệt độ Sa Pa giảm mạnh mà một số khu vực ở miền núi phía Bắc nhiệt độ cũng hạ nhanh chóng tương tự. Ví dụ ở đèo Pha Đin (Sơn La) nhiệt độ là 17.2 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu) 16,5 độ C; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 17,2 độ C.
Mưa lớn gây ngập lụt ở Quảng Ninh
Gần đây nhất, sự đáng sợ của thời tiết bất thường thể hiện rõ nhất ở mưa lớn tại Quảng Ninh. Tổng lượng mưa đo được tại một số điểm ở Quảng Ninh từ 23-29/7 đã vượt quá 1.500 mm.
Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm qua khiến 18 người thiệt mạng, 6 người mất tích, giao thông tê liệt...
Về vấn đề này, GS - TS Nguyễn Đức Ngữ, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện là Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ khí tượng thuỷ văn và Môi trường, nhấn mạnh hiện tượng El nino và biến đổi khí hậu toàn cầu là "thủ phạm" gây ra những hiện tượng dị thường, bất thường của thời tiết năm nay."Thời tiết còn nhiều bất thường"
"Vào năm 1986, Quảng Ninh từng có trận mưa khủng khiếp hơn khi lượng mưa đạt mức 400mm/ngày. Trận mưa năm 2015 này không quá bất ngờ bởi trước đó rãnh áp thấp ra gây mưa ở Quảng Ninh đã gây mưa lớn ở Trung Quốc sau đó mới chuyển xuống Việt Nam. Trung tâm KTTV đã có thông báo là "sẽ có mưa vừa, mưa to" điều khó lường trước là lượng mưa quá lớn", Nguyễn Đức Ngữ nói.
Ông Ngữ cho biết, năm 2015, nhiệt độ của bề mặt trái đất nóng lên (cả đất liền và đại dương) làm bốc nhiều hơi nước vào trong không khí. Hơi nước nhiều trong khí quyển gây nên hiện tượng đối lưu mạnh và tạo nên những đám mây khổng lồ (tích nhiều nước). Các lý do này là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng mưa lớn, siêu dông bất thường.
Bên cạnh đó, 2015 là năm El nino, thời tiết phổ biến bão ít hơn so với các năm khác, nắng nóng và hạn hán kéo dài gây nên tình trạng nắng nóng cho khu vực Bắc Bộ (tháng 5 và tháng 6) đồng thời gây hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Nhận định về xu hướng bão lũ từ đây đến cuối năm, ông nói: "Hiện tượng El Nino yếu bắt đầu từ cuối quý III đầu quý IV của năm 2012 và hiện nay vẫn đang tiếp tục duy trì, dự báo nó có thể kéo dài đến đầu năm 2016. Bởi vậy thời tiết còn nhiều biến động, dị thường. Do hiện tượng El nino nên năm nay sẽ ít bão hơn nhưng nếu có bão sẽ khả năng là bão mạnh, siêu bão với gió lớn gây nhiều hậu quả khó lường nên người dân cần chủ động để đối phó".
N.Trang
Theo_VietNamNet
Nắng nóng quay trở lại miền Bắc và miền Trung Sau thời gian tạm lắng dịu, nắng nóng quay trở lại miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ với nền nhiệt cao nhất lên đến 38 độ C và kéo dài trong 3 ngày tới. Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thông báo, hôm nay nắng nóng sẽ tái diễn trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và kéo...