Lũ lụt ở Sri Lanka làm 12 người tử vong
Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka, Premitha Bandara Tennakoon ngày 3/6 cho biết 12 người đã thiệt mạng và trên 87.000 người bị ảnh hưởng do lũ lụt mới đây tại quốc gia Nam Á này.
Ngập lụt tại Colombo, Sri Lanka ngày 2/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Tennakoon cho biết các huyện Colombo, Gampaha, Kalutara, Ratnapura, Kegalle, Galle và Matara thuộc các tỉnh phía Tây, Sabaragamuwa và phía Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ông cũng cho biết tổng cộng 12 người thiệt mạng gồm 4 người tại Matara, 5 người ở Ratnapura và 3 người ở Colombo. Ngoài ra, còn có 5 người mất tích.
Theo ông Tennakoon, có 119 trung tâm sơ tán và cứu trợ với 23.700 người bị ảnh hưởng của lũ lụt đang tạm trú.
Cơ quan Khí tượng ngày 3/6 dự báo mưa và dông sẽ xảy ra tại các tỉnh phía Tây, miền Trung, miền Nam và Tây Bắc.
Tuần trước, cơ quan quản lý động vật hoang dã đã tìm thấy thi thể 7 con voi con bị chết đuối, đây là vụ tổn thất về động vật lớn nhất trong 5 năm qua.
Tác động từ gió mùa Tây Nam đã gây lũ lụt tại môi trường sống của voi ở Dimbulagala, cách thủ đô Colombo khoảng 250 km về phía Đông Bắc.
Lạm phát tại Sri Lanka lên tới 70,2%
Trong bối cảnh Sri Lanka đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, ngày 21/9, Cục Điều tra và Thống kê cho biết tỷ lệ lạm phát ở quốc gia Nam Á này đã lên mức 70,2% trong tháng 8.
Người dân mua hàng tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan trên, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng quốc gia (NCPI) đã tăng 70,2% so với một năm trước đó, sau khi tăng 66,7% vào tháng 7. Giá lương thực đã tăng 84,6%, trong khi giá các mặt hàng phi thực phẩm tăng 57,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng tại thủ đô Colombo (CCPI), được công bố vào cuối mỗi tháng, đã tăng lên mức 64,3%. Chỉ số này có vai trò như một chỉ báo quan trọng cho giá cả quốc gia và cho thấy lạm phát đang diễn ra như thế nào tại thành phố lớn nhất của Sri Lanka.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men, những đợt cắt điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi không còn ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu nhất. Nền kinh tế đã suy giảm 8,4% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh thiếu hụt phân bón và nhiên liệu. Quốc gia Nam Á này đã không trả được khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD và những cuộc biểu tình lớn trong tháng 7 vừa qua khiến Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải rời khỏi đất nước và tuyên bố từ chức.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo hỗ trợ 2,9 tỷ USD kèm theo điều kiện để giải quyết các vấn đề tài chính nhằm đưa Sri Lanka thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Mỹ cũng tuyên bố khoản viện trợ 40 triệu USD để mua phân bón và các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp quan trọng khác nhằm kịp thời hỗ trợ vụ canh tác tiếp theo.
14 người thiệt mạng do bão lũ ở Sri Lanka Ngày 2/6, Trung tâm quản lý thảm họa Sri Lanka cho biết lũ quét kèm theo sạt lở bùn đất và cây đổ đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, trong bối cảnh bão và mưa lớn tiếp tục tàn phá quốc gia Nam Á này. Dự báo mưa lớn kèm gió mạnh và sấm sét có thể tiếp diễn trong những...