Lũ lụt kéo dài, hàng triệu người Ấn Độ khốn đốn
Mưa lũ kéo dài thời gian gần đây tại bang Odisha, miền đông Ấn Độ đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và gần 10.400 căn nhà bị hư hại.
Chính quyền bang Odisha ngày 30/8 cho biết, lũ lụt xảy ra ở bang này đã khiến khoảng 1.432.700 người dân sống tại 3.256 ngôi làng thuộc 20 quận chịu ảnh hưởng. Lũ lụt cũng gây ra hiện tượng nước tràn bờ ở một số con sông làm cho 107 con đường bị hư hại và 168.905 hecta hoa màu bị cuốn trôi.
Nước lũ dâng cao tại nhiều nơi thuộc bang Odisha, Ấn Độ. Ảnh: ANI
“Lưu lượng nước đã đạt đỉnh với hơn 28.316 m3/giây tại sông Mahanadi thuộc vùng Mundali vào ngày 30/8. Lũ sẽ gây hiện tượng úng ngập ở các quận Kendrapada, Jagatsinghpur, Cuttack, Puri, Khurda và Jajpur trong ngày 31/8. Lưu lượng nước chảy vào hồ chứa nước đập Hirakud đã giảm nên mực nước sẽ không tiếp tục dâng cao, nhưng nước lũ hiện nay sẽ cần hai ngày để thoát hết”, Ủy viên cứu trợ đặc biệt P K Jena trả lời phỏng vấn tờ Indiatimes nói
Video: Lũ lớn tại bang Odisha, Ấn Độ. Nguồn: Kalinga TV
TQ mùa lũ: Đê trên sông bị moi rỗng ruột, hàng loạt quan chức "gặp họa"
9 quan chức địa phương ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã bị trừng phạt nghiêm khắc sau khi để đoạn đê trên sông Tần Hoài - một nhánh của sông Dương Tử - trở thành nơi xây dựng nhà hàng, quán bar.
Phá dỡ công trình vi phạm trên đê sông Tần Hoài ngay trong đêm (ảnh: Xinhua)
Trong bối cảnh chính quyền Nam Kinh phát báo động về tình hình trạng lũ lụt và mưa lớn, một số nhà hàng, quán bar được xây dựng trái phép ngay trên đê của sông Tần Hoài vẫn ngang nhiên hoạt động.
Điều tra sơ bộ cho thấy những công trình này đã khoét rỗng đoạn đê trọng yếu trên sông Tần Hoài, gây rủi ro lớn trong mùa lũ. Ở một số điểm, con đê còn bị đào rỗng sâu tới 10 mét.
Ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền thành phố Nam Kinh đã cử ngay một đội công nhân và thiết bị đến phá dỡ toàn bộ số nhà hàng, quán bar cao cấp xây trên đê.
Nhiều quan chức địa phương đã bị trừng phạt nghiêm khắc vì thiếu trách nhiệm và dung túng cho hành vi vi phạm quy hoạch thủy lợi của thành phố.
Những hàng quán này được một công ty xây dựng do chính quyền quận Giang Ninh, thành phố Nam Kinh quản lý và cho thuê kinh doanh.
Đại diện công ty này cho biết, họ chỉ phụ trách mảng xây dựng cảnh quan xanh trên con đê và "không hiểu vì sao" các chủ nhà hàng, quán bar lại đào rỗng thân đê trên sông Tần Hoài.
Theo thiết kế xây dựng, đê trên sông Tần Hoài có thể vững vàng trước các trận lũ lớn "trăm năm có một". Tuy nhiên, việc bị đào rỗng ruột có thể khiến con đê gặp nhiều rủi ro ngay trong mùa lũ năm nay.
Một quán bar xây dựng ngay trên đê sông và hoạt động giữa mùa lũ (ảnh: Xinhua)
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết đã nhận được báo cáo về vụ việc, yêu cầu chính quyền Nam Kinh kiểm tra tình hình đê trên sông Tần Hoài và nhanh chóng có biện pháp khắc phục.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cũng cử một nhóm công tác tới hiện trường để kiểm tra việc phá dỡ công trình vi phạm cũng như có hướng xử lý tình trạng của con đê.
9 quan chức tại quận Giang Ninh đã bị xử phạt do có liên quan đến vụ việc, bao gồm cả Bí thư đảng ủy.
Vụ việc đê trên sông Tần Hoài bị nhà hàng, quán bar moi rỗng ruột đã khiến dư luận Trung Quốc phẫn nộ. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao những công trình trái phép trên đê lại có thể tồn tại lâu đến vậy, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang "gồng mình" chống lũ.
"Nếu con đê bị vỡ, hậu quả thực khôn lường", một người dùng mạng xã hội Trung Quốc viết.
"Nhiều người đang mạo hiểm cả tính mạng để gia cố đê, trong khi những kẻ này lại khoét rỗng nó", một người khác bình luận.
Sông Tần Hoài được xem là một trong những biểu tượng của Nam Kinh. Trong mùa lũ năm nay, chính quyền thành phố đã nâng cảnh báo lũ trên sông Tần Hoài lên cấp độ 1 - cấp cao nhất.
Gần 190 người chết vì lũ lụt ở Ấn Độ và Nepal Theo RT ngày 20-7 đưa tin, mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã gây ra lũ lụt ở bang Assam, Ấn Độ, và một số khu vực lân cận của Nepal, khiến ít nhất 189 người chết và 4 triệu người phải sơ tán. Nước lên cao kỷ lục trên con sông Brahmaputra, vốn chảy qua nhiều nơi như: khu tự trị Tây...