Lũ lụt dồn đống xe hơi trên đường phố Tây Ban Nha
Trận mưa lịch sử vừa qua đã gây lũ lụt nghiêm trọng khiến 95 người thiệt mạng tại Tây Ban Nha.
Tính đến ngày 30.10, nhà chức trách Tây Ban Nha thông báo ít nhất 95 người thiệt mạng do trận lũ lụt chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại nước này, theo Reuters. Những trường hợp thiệt mạng được ghi nhận tại các vùng Valencia, Castilla-La Mancha và Andalucia.
Lượng mưa bằng cả một năm đã trút xuống chỉ trong 8 giờ tại một số khu vực tại thành phố Valencia ngày 29.10, gây lũ quét cuốn trôi nhiều xe hơi, đường phố chìm trong bùn đất và rác.
Lũ quét thảm khốc ở Tây Ban Nha, ít nhất 158 người chết
Đội cứu hộ dự báo sẽ tìm thấy thêm thi thể trong khi cả nước bắt đầu để tang 3 ngày cho các nạn nhân từ ngày 31.10. Bộ trưởng Chính sách lãnh thổ và Ký ức dân chủ Angel Victor Torres nói trên đài TVE rằng số người thiệt mạng có khả năng tăng lên vì còn nhiều người mất tích.
Nhiều địa phương bị cúp điện và đang trong tình trạng thiếu nước sạch. Mạng điện thoại cũng bị hỏng trong khi nhiều tuyến đường bị hư hại, cản trở nỗ lực cứu hộ. Giao thông đường sắt và đường không cũng bị gián đoạn nghiêm trọng.
Xe hơi chất đống tại đô thị Sedavi ở phía nam thành phố Valencia sau lũ. ẢNH: AFP
“Chúng tôi bị mắc kẹt như chuột. Xe hơi và thùng rác bị cuốn xuống phố. Nước dâng lên đến 3 mét”, Thị trưởng Ricardo Gabaldon của đô thị Utiel tại Valencia nói trên đài quốc gia, theo The Guardian.
“Toàn Tây Ban Nha khóc thương với các bạn. Chúng tôi sẽ không bỏ rơi các bạn”, Thủ tướng Pedro Sanchez nói trong bài phát biểu trên truyền hình. Ông cảnh báo chưa thể cho rằng thảm họa đã chấm dứt và cam kết sẽ triển khai mọi nguồn lực cần thiết đến khi nào còn cần để có thể phục hồi từ thảm kịch này. Quân đội đã triển khai hơn 1.000 binh sĩ và trực thăng để tham gia ứng cứu. Liên minh châu Âu cũng đã đề nghị hỗ trợ.
Đây là đợt lũ lụt chết chóc nhất tại Tây Ban Nha từ năm 1973, khi ít nhất 150 người được ước tính thiệt mạng tại các tỉnh đông nam, theo AFP.
Ca nô bị cuốn lên phố tại đô thị Sedavi ở miền nam Valencia. ẢNH: AFP
Xe hơi chất thành đống tại Sedavi (trái) và Pincanya. ẢNH: AFP
Xe hơi bị cuốn xuống rãnh tại Picanya. ẢNH: AFP
Người đàn ông đi xe đạp trước “núi” xe tại Sedavi. ẢNH: AFP
Xe hơi trên đường phố Sedavi. ẢNH: AFP
Xe hơi và rác bịt kín lối đi tại Sedavi. ẢNH: AFP
Những chiếc xe xếp chồng lên nhau tại khu De La Torre ở Valencia. ẢNH: AFP
Đường phố De La Torre lầy lội vì lũ bùn. ẢNH: AFP
Người đàn ông đi qua những chiếc xe hơi chất chồng lên nhau tại De La Torre. ẢNH: AFP
Xe hơi xếp chồng lên nhau tại Pincanya. ẢNH: AFP
Người dân tại khu Alfafar của Valencia bị chắn lối đi. ẢNH: AFP
Lũ lụt tại Tây Ban Nha: Số nạn nhân tăng cao, hệ thống cảnh báo bị nghi ngờ chậm trễ
Số người thiệt mạng vì lũ lụt ở Tây Ban Nha tăng cao đang đặt ra câu hỏi về hiệu quả của hệ thống cảnh báo thiên tai mà quốc gia này áp dụng để ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Ô tô bị cuốn trôi chồng lên nhau trên phố sau lũ quét tại Valencia, Tây Ban Nha ngày 30/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Những trận mưa xối xả kéo dài từ đầu tuần này đã gây ra lũ lụt khiến ít nhất 95 người thiệt mạng, trở thành thảm họa thiên nhiên gây ra số người tử vong nhiều nhất ở Tây Ban Nha kể từ năm 1973.
Sáng 29/10, Cơ quan thời tiết nhà nước AEMET đã ban hành cảnh báo đỏ đối với vùng Valencia, miền Đông nước này, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, phải đến chiều tối cùng ngày, cơ quan đối phó tình trạng khẩn cấp khu vực mới được thành lập. Thêm vào đó, thông báo yêu cầu người dân ở thành phố Valencia không rời khỏi nhà chỉ được gửi đi vào lúc 20h tối cùng ngày.
Theo phản ánh của người dân, cơ quan chức năng Tây Ban Nha đã chậm trễ trong công tác cảnh báo lũ lụt. Họ chỉ nhận được thông báo khi nước lũ đã tràn vào, nhiều tài xế do không nắm được tình hình đã lái xe ra đường và bị cuốn trôi.
Theo bà Hannah Cloke, Giáo sư thủy văn tại Đại học Reading, nếu các cơ quan dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo sớm, những thảm kịch như vậy hoàn toàn có thể tránh được khi người dân không di chuyển tới các khu vực có dòng nước lũ dâng cao. Bà cho rằng với tình trạng thiệt hại hiện nay, hệ thống cảnh báo của Valencia "đã thất bại".
Bà Liz Stephens, Giáo sư về rủi ro khí hậu và khả năng phục hồi tại Đại học Reading, đã nêu bật sự cần thiết phải hành động quyết liệt hơn để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bà cho rằng việc để nhiều người thiệt mạng do những sự kiện có thể dự báo trước là một điều khó có thể chấp nhận, đặc biệt khi nhiều quốc gia có đủ nguồn lực để bảo vệ người dân của mình.
Bộ trưởng phụ trách quan hệ giữa chính quyền trung ương và các địa phương tại Tây Ban Nha, ông Angel Victor Torres, đã từ chối đưa ra bình luận về khả năng các cơ quan chức năng chậm trễ trong việc gửi cảnh báo tới người dân.
Hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay ở Tây Ban Nha do luồng không khí lạnh di chuyển qua vùng nước ấm của Địa Trung Hải, tạo ra những đám mây mưa dữ dội, một hiện tượng thường thấy vào thời điểm này trong năm. Sự nóng lên của biển Địa Trung Hải làm gia tăng quá trình bốc hơi nước, đóng vai trò chính trong việc gây ra những trận mưa lớn với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng các sự kiện thời tiết cực đoan đang trở nên dữ dội hơn, kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Trong một số trường hợp, ngay cả những quốc gia có hệ thống cảnh báo hiện đại cũng khó lòng đối phó với những sự kiện bất ngờ.
Ông Leslie Mabon, giảng viên cao cấp về hệ thống môi trường tại Đại học Mở của Anh, nhận định: "Lũ lụt ở Tây Ban Nha là một lời nhắc nhở rằng không quốc gia nào được miễn nhiễm trước những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra".
Tây Ban Nha đối mặt với trận lũ lụt chết chóc nhất trong 30 năm Ít nhất 64 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt chết chóc nhất tại Tây Ban Nha trong ba thập kỷ qua sau khi mưa lớn trút xuống vùng Valencia ở miền Đông nước này vào hôm 29/10 khiến đường sá và các thị trấn chìm trong biển nước. Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ chính quyền địa phương ngày 30/10...