Lũ lượt bỏ làng tha phương cầu thực vì hạn mặn khốc liệt
Từ khi “bão hạn” và nước mặn tràn về, tại nhiều làng quê ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau… cảnh thường gặp là những ngôi nhà khóa cửa.
Trụ cột trong các gia đình đã dắt díu vợ con đi nơi khác làm thuê kiếm sống khiến vùng quê trở nên buồn hắt hiu khi chỉ còn lại người già và con trẻ.
Những phận đời cơ cực
Ấp Hội Trung, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề ( tỉnh Sóc Trăng) với 900 hộ dân, gần 4.000 nhân khẩu, hơn 75% đồng bào Khmer là vùng chuyên sản xuất lúa.
Thế nhưng, cơn đại hạn năm nay khiến đồng đất nứt nẻ, kênh rạch khô cạn, người dân không thể kiếm sống được nên đành dắt díu nhau lên các tỉnh miền Đông làm công nhân trong nhà máy.
Ông Trương Hữu Căn – Phó ban Nhân dân ấp Hội Trung than thở: “Những mùa hạn trước, nước dưới kênh nội đồng vẫn còn, người dân có thể kiếm sống từ việc trồng thêm hoa màu hoặc tận dụng rơm rạ để trồng nấm, rồi làm thuê, nhưng giờ thì điêu đứng bởi hạn hán kéo dài. Để tìm kế sinh nhai, nhiều hộ không đất, hay có ít đất đai đã chấp nhận đi nơi khác làm thuê”.
Theo lời ông Căn, trong số hộ dân bỏ lại nhà cửa, gửi các con nhỏ cho ông bà chăm sóc có gần một nửa họ dẫn theo vợ con đi cùng.
Trước cảnh này, không ít em đang tuổi đến trường phải tạm dừng việc học để đi xa cùng cha mẹ. Người dân trong làng dần thưa thớt, vắng bóng người lao động chính, đa phần chỉ còn lại người già và trẻ con sinh sống.
Ông Liêu Đen đang trao đổi với PV báo ĐS&PL.
Tương tự, nhiều thanh niên ở xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) cũng rời quê nghèo tứ tán đi làm thuê làm mướn khắp nơi.
Ông Võ Văn Quân (58 tuổi, ngụ ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1) chia sẻ: “Nắng nóng, hạn mặn khốc liệt gây thiệt hại 0,5 ha đất trồng mía của gia đình. Hai người con trai lớn của tui phải đi Bình Dương làm thuê nhằm ổn định cuộc sống, chứ ở đây giờ chẳng còn nghề nghiệp gì để làm”.
Gia đình ông Út Quân ở xã Đại Ân 1 cũng gặp cảnh khốn cùng khi phần lớn diện tích trồng mía bị nắng “đốt cháy”, dường như mất trắng.
Cánh đồng mía bạt ngàn gần rẫy của ông Quân cũng gặp cảnh tương tự, khiến nông dân phải bỏ làng đi làm thuê vì đất đai ở quê chưa thể trồng được gì. Nước ao hồ dần cạn kiệt, cá tôm cũng không thể sống nổi trước nắng nóng và hạn mặn lịch sử.
Video đang HOT
Không chỉ có huyện Trần Đề, Cù Lao Dung mà ở huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) cũng bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng.
Trao đổi với PV, ông Liêu Đen (76 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên) trình bày: “Thiếu nước và nắng nóng như thế này thì vịt, gà cũng không sống nổi. Muốn ra đồng kiếm cái ăn để cải thiện bữa cơm, cũng vô cùng khó. Cả tuần mới bắt được vài ba con chuột”.
Dứt lời, ông Liêu Đen chỉ tay ra cánh đồng ruộng đất khô nứt buồn rầu: “Cuộc sống khó khăn nên các con của tôi đều đi làm ăn xa hết rồi. Giờ chưa thấy về, hy vọng chúng nó có được việc làm ổn định…”.
Người già, trẻ con bám làng
Gần nhà ông Liêu Đen là bà Thạch Thị Hiền (60 tuổi). Bà có 3 người con, tất cả đều bỏ làng lên TP.HCM làm phụ hồ, công nhân giày da kiếm sống. Giờ ở quê, bà Hiền phải gánh vác nuôi các cháu nhỏ nheo nhóc. Mỗi tháng, con bà cũng dành dụm gửi về được 1 triệu đồng cho bà cháu cầm cự qua ngày.
Cùng cảnh ngộ, gia đình ông Thạch Tương (61 tuổi, ngụ ấp Hội Trung, thị trấn Lịch Hội Thượng) cũng phải thay con nuôi cháu.
Ông tâm sự: “Mình là ông bà, con cháu bỏ đâu cho đặng. Dù có nghèo cũng phải đùm bọc nhau. Tôi có 4 người con, gần 10 cháu ngoại, nội. Nhà nghèo quá nên không gánh hết được, hai vợ chồng chỉ nhận chăm hai đứa cháu ngoại út còn nhỏ và lo luôn việc đến trường. Mong hạn mặn qua mau, các con tôi trở về tìm được việc làm gần nhà để sum họp với gia đình”.
Tương tự là trường hợp của gia đình bà Thạch Thị Hoa (52 tuổi, ngụ thị trấn Lịch Hội Thượng). Bà có 4 người con, thế nhưng hiện chỉ có người con gái đầu là lập gia đình.
Mấy năm trước hai vợ chồng người con gái đầu còn ở quê làm thuê nuôi con, nhưng mùa hạn này không ai mướn nên phải gửi lại hai đứa con trai đi làm công nhân ở Bình Dương từ Tết đến giờ.
Ông Kim Ngọc Hoàng, Trưởng ban Nhân dân ấp Sóc Bưng, xã Thạnh Phú nói: “Nhiều hộ đóng cửa nhà kéo nhau lên TP.HCM làm thuê. Tết Nguyên đán hoặc Tết của người Khmer họ về chơi vài ngày rồi lại đi. Có gia đình dành dụm được ít tiền sửa nhà nhưng đóng cửa bỏ đó, năm sau quay về sửa tiếp vì nhà không ở sẽ nhanh xuống cấp”.
Những ngôi nhà đã đóng cửa, vợ chồng đi nơi khác làm thuê.
Còn ông Huỳnh Tuấn Kiệt – Bí thư xã Thạnh Phú xác nhận thông tin: Nắng hạn và xâm nhập mặn khiến cuộc sống nông dân đảo lộn. Những năm gần đây do đồng ruộng cơ giới hóa nên lao động địa phương không còn được thuê cấy, gặt lúa. Vì vậy, đa phần người dân sở tại không tìm được việc làm đành phải rời quê.
Ở giáp ranh xã Thạnh Phú, ông Lâm Sơn Hiển – Chủ tịch UBND xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) cho hay, địa phương không bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nhưng nắng hạn khiến nhiều gia đình khó trồng trọt, chăn nuôi. Xã hiện có 300 người đi làm ăn xa vì ở địa phương họ không tìm được công việc thích hợp.
“Hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt nhất trong vòng 100 năm qua ở các tỉnh ĐB sông Cửu Long, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây. Nhiều nông dân đã bỏ làng đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp. Tại Cà Mau, tính từ đầu năm đến nay, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời đã xác nhận cho 306 người rời quê lên TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… kiếm sống”, ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc cho biết.
Do không tìm được việc làm phù hợp ở quê, chị Hồ Thị Thủy (26 tuổi, ngụ ấp Phú Yên, xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã phải lên Bình Dương tìm việc. Trước đó, Thủy đã lấy chồng và sinh con, tuy nhiên do nhiều lý do Thủy và chồng ly hôn khi cậu con trai mới lên 3. Vui mừng vì được nuôi con nhưng kinh tế gia đình khó khăn nên chị phải ngậm ngùi gửi lại con cho cha mẹ nuôi dưỡng.
“Nó đi làm suốt để lại thằng cháu cho tôi chăm sóc, chỉ về nhà thăm con được đôi lần vào những dịp lễ, tết. Thương nhất là mỗi lần mẹ về, cu cậu cứ đeo dính không rời, ngày mẹ đi, cháu quấy khóc liên tục khiến tôi cũng khó cầm được nước mắt”, bà Huỳnh Thị Bảy (60 tuổi, mẹ Thủy) ngậm ngùi.
“Bão hạn” đang kéo dài khiến người dân phải bỏ đi nơi khác kiếm sống
Một trường hợp khác, do hai vợ chồng không ở được với nhau, anh Nguyễn Hoàng Giang (29 tuổi, ngụ xã An Hòa, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đành gửi cậu con trai cho cha mẹ chăm sóc rồi lên TP.HCM làm thuê.
Mức lương gần 5 triệu mỗi tháng phần nào giúp anh thanh toán các khoản chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, anh còn tích cóp mỗi tháng đều gửi về quê số tiền khoảng 2 triệu đồng để cha mẹ ở quê lo cho cậu con trai của mình. Hiện tại con anh Giang đã vào học lớp 1, chi phí cho việc học của cháu càng khiến anh thêm lo nghĩ.
Số lao động quay về làng rất ít Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Võ Văn Khoa – Chủ tịch UBND thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề thông tin, thị trấn có 5 ấp, với hơn 10 ngàn hộ dân. Thời điểm hiện tại đã có hơn 1.300 hộ dân rời làng đi khắp nơi kiếm sống nhưng tỉ lệ quay về chỉ chiếm khoảng vài chục người.
THANH LÂM
Theo_Người Đưa Tin
Đồng Nai: Dự án nước sạch 117 tỷ đồng đến với người dân nông thôn
Dự án Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu dự kiến khánh thành trong năm 2017 và các hộ dân được hỗ trợ một phần giá nước sạch.
Sáng ngày 12/5 Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai (Dowaco - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sonadezi) đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu công suất 15.000 m3/ngày, tổng kinh phí 117 tỷ đồng, tại ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Chính thức khởi công dự án nước sạch với tổng kinh phí 117 tỷ đồng
Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu được xây dựng theo mô hình hợp khối, chồng tầng, bao gồm các hạng mục: cụm xử lý nước, bể chứa nước sạch 1.800 m3, trạm bơm nước sạch, nhà hóa chất, bể nén bùn và máy ép bùn, đường ống kỹ thuật, hệ thống điện.
Cùng với việc xây dựng nhà máy nước, dự án sẽ lắp đặt tuyến ống chuyển tải và phân phối nước sạch gồm tuyến ống chuyển tải nước D500, chiều dài 5.252 m; tuyến ống cấp nước D200 và D150 chiều dài 1.500m, sau đó kết nối với các tuyến ống đã đầu tư tại Khu công nghiệp Thạnh Phú và ấp Ông Hường khoảng 7.000 m.
Khi đi vào hoạt động thì hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu sẽ cung cấp nước sạch cho dân cư tại các xã Thiện Tân, Thạnh Phú, Tân Bình, Bình Lợi, Bình Hòa, Tân An 10.000 m3/ngày và cung cấp nước cho Khu công nghiệp Thạnh Phú 5.000 m3/ngày.
Hệ thống cấp nước được xây dựng với mục đích phục vụ nước sạch cho người dân nông thôn của huyện Vĩnh Cửu, vì vậy công ty cấp nước áp dụng chính sách hỗ trợ giá cho người dân. Cụ thể giá bán nước 10 m3 đầu tiên chỉ có 5.800 đồng/m3(70% giá thành), 10 m3 tiếp theo với giá 8.500 đồng/m3 (100% giá thành).
Nước sạch về với nông thôn (Ảnh minh họa)
Ông Vũ Văn Học - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Đồng Nai cho biết: "Theo nhiệm vụ được giao thì địa bàn mà Dowaco đảm nhận để cung cấp nước máy là trung tâm thị trấn, thị tứ (Biên Hòa và trung tâm các huyện).
Việc cung cấp nước sạch cho các xã nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Tuy nhiên, với sự định hướng và hỗ trợ của Tổng Công ty Sonadezi, Dowaco đã cố gắng bố trí nguồn vốn để đầu tư dự án Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu với mục tiêu góp phần thực hiện an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực".
Đại diện Tổng Công ty Sonadezi cho biết: "Thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư các dự án: đường BOT 768, Khu Công nghiệp Thạnh phú trên địa bàn Vĩnh Cửu, Tổng Công ty Sonadezi cũng định hướng, chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường, đẩy mạnh các chương trình an sinh xã hội, trong đó có Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu.
Qua đây, chúng tôi muốn dành sự quan tâm, chăm lo đối với người dân Vĩnh Cửu, đặc biệt là người dân xã Thiện Tân đã phải di chuyển chỗ ở, đất canh tác để nhường đất xây dựng các công trình cấp nước từ hơn 10 năm nay và hiện đang sinh sống gần nhà máy nước nhưng chưa được sử dụng nước sạch".
Chị Nguyễn Thị Bích ngụ Vĩnh Cửu phấn khởi: "Dân chúng tôi ở đây xưa nay quen dùng nước giếng và giếng khoan tuy nhiên vẫn mong ngóng được sử dụng nguồn nước sạch, chất lượng. Và giờ đây chúng tôi sắp có được cơ hôị tiếp cận nguồn nước sạch, chỉ mong dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng".
Dự án Hệ thống cấp nước Vĩnh Cửu dự kiến khánh thành trong năm 2017.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Cứu sống bảy ngư dân chìm tàu trên biển Trước đó vào ngày 29-3, Đồn Biên phòng Bãi Giá nhận được thông tin từ tàu mang biển kiểm soát ST 96868 đang đánh bắt ngoài khơi phát hiện có bảy người đang trôi dạt trên biển. Ngay sau đó, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Bãi Giá yêu cầu chủ phương tiện nói trên tiếp cận, cứu vớt và chăm sóc cho...