Lũ lớn đang tàn phá các vựa lúa của châu Á
Lũ lớn đang tàn phá các vựa lúa của châu Á ở hạ nguồn sông Mê Kông. LHQ cảnh báo tình hình này sẽ đẩy giá lúa tăng mạnh, đặt thêm gánh nặng lên vai người nông dân vốn đã nằm trong số những người nghèo đói nhất ở khu vực.
Một cậu bé dùng thau làm thuyền ở Campuchia.
Khoảng 1,5 triệu hecta diện tích trồng lúa ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào đã bị dìm trong biển nước với những trận lụt được cho là nặng nề nhất từ nhiều năm nay.
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, bị thiệt hại nặng nề nhất. Tiếp đến là Campuchia, Việt Nam và cuối cùng là Lào.
Video đang HOT
Tại Thái Lan, đã có 244 người thiệt mạng vì các trận lũ lụt kéo dài từ hai tháng nay và khoảng 1 triệu hecta, tương đương với 10% tổng diện tích trồng lúa của vương quốc này, đã bị tàn phá trong nước lũ.
“Cả khu vực giờ đây sẽ phải gánh chịu tình trạng giá lương thực tăng cao vì rất nhiều diện tíchmùa màng dự tính thu hoạch đã bị tàn phá. Thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng trong năm nay và cần phải có thêm nhiều thời gian trước khi mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường”, bà Margareta Wahlstrom, đại diện Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề phòng chống thiên tai, cảnh báo.
Thiệt hại đáng kể ở Thái Lan sẽ góp phần đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế lên cao, nhất là khi chính quyền Bangkok đã thông báo ý định hỗ trợ nông dân để giúp họ nâng giá lúa gạo.
Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới và vùng châu thổ sông Mê Kông ở miền Nam chiếm một nửa sản lượng lúa gạo của cả nước cũng bị ngập nặng.
Hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ mùa lũ năm nay. Theo các quan chức Việt Nam, đã có ít nhất 11 người chết, khoảng 27.000 ngôi nhà bị ngập và gần 6.000 ha lúa đã bị mất trắng. Bên cạnh đó, còn có gần 100.000 hecta khác bị đe dọa.
Nguyên nhân khiến cho vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt là các trận mưa lớn bất thường tại các nước như Lào và Thái Lan ở khu vực phía trên dòng Mê Kông.
Tại Campuchia, đã có hơn 160 người thiệt mạng vì lũ lụt, hơn 330.000 ha ruộng lúa bị ngập, trong đó có hơn 100.000 ha bị phá hủy hoàn toàn.
Bộ Nông nghiệp Campuchia cho rằng mất mát lớn này có thể ảnh hưởng chỉ tiêu dôi ra được 3 triệu tấn gạo trong năm nay.
Lào cũng đã phải gánh chịu hậu quả của mưa lũ. Về nông nghiệp, hơn 60.000 hecta lúa bị phá hủy.
Theo Dân Trí
Cha phạm tội lấy tiền chăm con nằm viện
Túng quẫn vì nghèo, hai bố con nằm viện chăm nhau, ông Chiến đã bùi tai mua ma túy hộ con nghiện để nhận vài ngàn tiền công.
Lớp học xoá mù chữ ở Trại giam Thanh PhongÁn 3 năm không phải là dài so với một đời người nhưng nó là bước ngoặt khủng khiếp đối với gia đình ông Phạm Văn Chiến ở Nghĩa Hưng, Nam Định. Khuôn mặt nhăn nhúm vì tuổi tác cộng thêm những vất vả từ bé, ông Chiến gục xuống xấu hổ, mãi mới dám kể về lần phạm tội của mình.
Sinh ra ở vùng biển, nhà nghèo lại đông con nên cuộc sống của gia đình ông luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Bản thân không được học hành đã là một thiệt thòi, ông biết vậy nhưng không biết làm cách nào để con cái học hơn cha mẹ vì gia đình nghèo khó quá. Khác chăng, chúng không mù chữ như ông nhưng chắc lâu ngày không sờ đến sách vở, con chữ cũng rơi rụng nhiều. Sở dĩ ông dám chắc thế vì lâu lăm rồi, từ ngày ông đi trại giam Thanh Phong cải tạo, chẳng đứa con nào viết cho ông một lá thư. Chắc tại chúng không viết nổi.
Nhà nghèo chỉ có sức khỏe là tài sản, vợ chồng ông đi làm thuê, hết lăn ruộng mình lại đến ruộng người, vất vả vậy song cũng chỉ đủ ăn, chứ nghỉ làm ngày nào là nhịn ngày ấy. Bốn đứa con dần lớn, vợ chồng ông cũng đỡ vất vả hơn vì con cái đã biết đỡ đần. Trong nhà đã có con gà, con lợn để nuôi. Hàng ngày ông cùng hai cậu con đạp xe đi làm thuê cho một xưởng gạch, cách nhà vài cây số, cơm nắm mang theo, tối mới về.
Một buổi chiều, ông đứng đóng gạch ở đầu máy đùn gạch, chẳng biết sơ sểnh thế nào thì máy thiến vào tay. Người con trai thứ hai của ông đứng gần đấy lao ra ngắt cầu dao, ngã thụt chân vào máy, bị kẹt cứng không kéo ra được. Cả hai được đưa ngay vào viện nhưng di chứng thật nặng nề. Ông bị mất 2 ngón tay còn cậu con trai thì trở thành "chú lính chì" độc chân. Ca tai nạn lao động bất ngờ khiến cả gia đình ông điên đảo vì không biết vay đâu ra tiền lo viện phí cho hai bố con vốn được coi là hai lao động chính trong nhà. "Cái khó ló cái khôn", ông bảo vợ cứ về nhà thu xếp còn ông với cái tay còn 2 ngón sẽ cố gắng ở lại bệnh viện vừa điều trị vết thương vừa tìm việc làm thêm để chăm con những ngày còn nằm viện.
Hàng ngày, sau giấc ngủ chập chờn trên ghế đá, ông Chiến ra cổng viện, ai thuê gì làm nấy, cốt kiếm đủ tiền sinh hoạt trong ngày cho hai bố con. Thương hoàn cảnh của ông, một bà bán hàng cơm gần đó cho ông mượn chiếc bếp than, vậy là ông trở thành người cung cấp nước sôi cho người nhà bệnh nhân từ đấy.
Người tốt biết ông cũng lắm song kẻ xấu gặp ông cũng nhiều. Chẳng biết chúng dụ dỗ thế nào mà ông nhận lời mua hộ chúng ma túy. Theo suy nghĩ của ông thì hàng ngày ông đến các phòng hỏi xem ai cần mua nước sôi thì cầm phích của họ ra bếp lò của mình, đong đầy nước rồi mang vào. "Mỗi phích nước có giá 2.000 đồng, cả ngày miệt mài cũng được vài chục ngàn, nếu có cầm thêm vài tép ma túy vào cho con nghiện, chắc chẳng ai biết", ông Chiến bộc bạch. Cũng vì món tiền viện phí sắp phải thanh toán nên ông Chiến đã xiêu lòng, nhận mua hộ ma túy cho mấy con nghiện vẫn lởn vởn trong khuôn viên bệnh viện, lấy khu vườn hoa, ghế đá làm nơi hút hít.
Nhắc đến tội lỗi của mình, ông Chiến bảo cũng tại mình nghèo quá đâm liều, với lại nhìn mấy đứa nghiện lên cơn vật vã cũng thương. Thấy ông hay tới hỏi xem có cần gì không, những kẻ nghiện này liền bảo chúng nghiện sắp chết rồi, vào bệnh viện chích để có chết thì đỡ bị ở ngoài đường, ông chỉ việc cầm tiền chúng đưa, ra cổng viện mua hộ tép ma tuý là bằng bán cả chục phích nước. Thương hại chúng và cũng do cần tiền, ông đã xuôi tai nhưng chưa kịp kiếm đủ tiền viện phí cho con thì ông bị bắt. Với hành vi mua bán ma tuý, ông Chiến bị kết án 3 năm tù. Ngày ông bị bắt, cả cổng viện ồn ào, nhiều người chép miệng lắc đầu tỏ ra không hiểu.
Từ ngày vào trại Thanh Phong, ông mới được đi học nhưng ở cái tuổi 65, trong đầu bộn bề những lo toan thì làm sao có chữ nào lọt được thành ra mãi đến giờ, đã gần 2 năm đi cải tạo, ngày nào cũng được lên lớp nửa buổi mà ông vẫn chưa thuộc hết mặt chữ cái. Xoa mái tóc cứng bạc quá nửa, ông Chiến bẽn lẽn bảo tại cứ cầm sách là thương mấy đứa con ở nhà, tại nghèo quá mà đứa nào cũng chỉ được đi học 2, 3 năm là nghỉ, chắc chúng không còn nhớ chữ nữa nên chẳng đứa nào viết thư vào cho bố. Nói rồi ông Chiến lặng im, gương mặt đen như tối hơn, dáng khắc khổ chẳng khác nào cây gỗ lũa.
Theo Báo Công Lý
Ấn Độ - cường quốc người nghèo số 1 thế giới Có khoảng 400 triệu người sống dưới mức nghèo khổ tại Ấn Độ với thu nhập bình quân 0,5 USD mỗi ngày (tương đương 10.000 VND và 25 rupee Ấn Độ). Ủy ban Kế hoạch Chính phủ giải thích rằng, 10.000 VND một ngày đáp ứng tất cả nhu cầu thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân. Theo...