Lũ lớn chia cắt Thái Nguyên – Bắc Kạn, một xã bị cô lập hoàn toàn
Sáng nay 18/9, một trận lũ lớn đổ về Thái Nguyên đã khiến khoảng 4km đường tuyến QL3, đoạn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, hướng Thái Nguyên – Bắc Kạn bị ngập sâu gần 2m. Giao thông tê liệt hoàn toàn.
Lũ lớn chia cắt 2 tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, Thái Nguyên đã phải ban lệnh cấm đường.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, trong buổi sáng nay, các lực lượng chức năng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Thái Nguyên đã có mặt trên toàn tuyến đường để nhanh chóng phân luồng giao thông, cấm các phương tiện đi vào vùng nước ngập sâu. Hệ thống giao thông Thái Nguyên – Bắc Kạn bị tê liệt hoàn toàn.
Tại hai đầu đường đoạn đường tròn Tân Long (xã Sơn Cẩm, Phú Lương) hướng đi Thái Nguyên – Bắc Kạn và thị trấn huyện Phú Lương theo hướng Bắc Kạn về Thái Nguyên, các lực lượng chức năng đã tổ chức chốt chặn để các phương tiện và người dân không đi vào đoạn đường ngập.
Ngoài tuyến đường bị ngập lụt, tại xóm Cao Sơn 3 lúc 5h sáng nay, nước lớn đã tràn vào hàng trăm nhà dân, khiến người dân không kịp trở tay.
Lực lượng công an chốt tại đầu đường tròn Thái Nguyên, không cho người và phương tiện đi vào vùng ngập lụt theo hướng đi Bắc Kạn
Bà Lý cho biết, sáng nay trở dậy, cửa nhà bà không thể mở được do sức chèn của nước từ bên ngoài. Nước mỗi lúc một dâng cao, đỉnh điểm có nơi nước lũ ngập sâu gần 2m. Người dân đã phải lên tầng trên hoặc leo lên nóc nhà tránh lũ. Các hộ dân đã cố gắng liên hệ với các cơ quan chức năng để được ứng cứu.
Ngay sau đó, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Quân khu I gồm Thiếu tướng Thần Hữu Hoàn – Phó Tham mưu trưởng Quân khu I, Đại tá Khương Văn Quảng – Trưởng phòng Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Quân khu I, Đại tá Cù Xuân Huấn – Chỉ hủy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lực lượng CA tỉnh, các cơ quan chức năng, hàng trăm cán bộ chiến sĩ… đã có mặt kịp thời tại những khu vực bị ngập lụt, dùng các phương tiện xuồng máy, xe lội nước… di dời người dân ra khỏi vùng lũ.
Tại xóm Cao Sơn 3, cháu Dương Anh Dũng (SN 2010) không may bị nước cuốn trôi. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể cháu bé sau hơn 2 giờ tìm kiếm.
Trong khi đo, tại huyện Phổ Yên, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích là chị Nguyễn Thị Nhung bị nước cuốn trôi lúc 7h30 ngày 17/9 tại đập tràn Tân Ấp, xã Phúc Thuận.
Đên trưa ngay 18/9, tai môt sô vi tri, lưc lương va cac phương tiên cưu hô vân chưa thê tiêp cân. UBND huyên Đai Tư đa phai đê nghi cac cơ quan đong quân trên đia ban vung ung ngâp hô trơ nhân dân sơ tan đên cac vi tri đôi cao an toan. Cùng với đó, hàng ngan ha lúa và hoa màu trên toàn tỉnh cũng bị ngập úng hoàn toàn.
Đoàn xe đi hướng Bắc Kạn bị tắc nghẽn tại đoạn đầu đường tròn Tân Long (Thái Nguyên).
Tại xóm Vườn Thông (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) đa xay ra vơ đập chưa bun thai của Công ty Khai thác và Chế biến khoáng sản Miền núi. Bun thai kem khôi lương lơn nươc mưa đã lam ngâp lut nhiêu tai san, hoa mau cua nhân dân. Mo than Đôi Coi cua doanh nghiêp Ngoc Tu (Xa Phân Mê, huyên Phu Lương) bi sâp 2 hâm lo, gây chay biên thê.
Tai xom 3 (xa Cu Vân, huyên Đai Tư) cung xay ra hiên tương nươc tran thân đâp cua Công ty cơ khi mo Viêt Băc lam lât nên quôc lô 37, gây ach tăc giao thông. Trươc nguy cơ sat lơ cao gây mât an toan đôi vơi nhân dân tai khu vưc mo than Ba Sơn (xa Sơn Câm), UBND huyên Phu Lương đa tô chưc di dơi ngươi dân ra khoi khu vưc co nguy cơ bi anh hương.
Đươc biêt, Bộ Chỉ huy quân sự và Công an tỉnh Thái Nguyên đã khẩn trương huy động 6 xuồng máy, 3 xe lội nước, 8 ô tô cùng lực lượng gồm 200 bộ đội, 200 công an và trên 1.000 dân quân tổ chức cứu hộ cứu nạn tại các vùng ngập trên toàn tỉnh.
Video đang HOT
Trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí, Đại tá Khương Văn Quảng cho hay, ông đang cùng với Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn cùng hàng trăm các cán bộ chiến sĩ và các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đang có mặt tại xã An Khánh (Đại Từ, Thái Nguyên) để di dời các hộ dân ra khỏi vùng lũ về nơi an toàn.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến đầu giờ chiều nay, 18/9, tại TP Thái Nguyên trời bắt đầu tạnh ráo, tại một số điểm ngập lụt của Thái Nguyên nước đã bắt đầu rút xuống, một số đoạn đường ngập lụt trên tuyến QL 3 các xe tải gầm cao đã có thể đi qua được.
Thông tin tư Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên, trong đêm 17 va ngay 18/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa đo được tại một số trạm thủy văn lên tới 200 mm, đặc biệt, tại một số điểm: như Núi Cốc (huyện Đại Từ) là 388 mm; Giang Tiên (huyện Phú Lương) là 413 mm, Đu (huyện Phú Lương) là 479 mm… nhiều địa phương đã bị ngập sâu, nước trên đầu nguồn đổ về rất lớn, mực nước tại các sông suối trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục lên cao. Từ 7 giờ ngày 18/9, Hồ Núi Cốc đã tiến hành xả lũ với mức xả 200m3/giây.
Hàng trăm ngôi nhà chìm trong nước.
Chiến sĩ công an vào vùng lũ đưa người dân đến nơi an toàn.
Lần theo đường dây vào vùng ngập lụt cứu dân.
Đôi vợ chồng tại xóm Cao Sơn 3 cõng nhau về nhà khi lũ mới bắt đầu rút.
Một chiếc xe chuyên dụng lội nước của Ban chỉ huy PCLB&TKCN Quân khu I được tạm thời nghỉ ngơ tại điểm giao thông QL3 bị ngập lụt.
Một người dân đi xe máy qua khu đường bị ngập sâu khiến xe bị chết máy.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Trèo tường trốn khỏi trại cai nghiện... tìm gặp nhà báo
Bỗng dưng tôi nhận được điện thoại của một người đang "trả lệnh" cai nghiện ma tuý bắt buộc ở Trại cai nghiện tỉnh Thái Nguyên. "Tôi là Nguyễn Hữu Nam mà. Nam hôm trước được các anh tặng sách ở trại cai nghiện đây!".
Công văn của Chi cục Phòng chống tệ nạn tỉnh Thái Nguyên sau khi PV báo Lao động tố cáo sự việc
Phải nói là hết sức ngạc nhiên, vì ở trại, hút thuốc lào, thuốc lá bị cấm, sử dụng điện thoại di động càng bị cấm tuyệt đối. Nam bảo, đang từ Bắc Kạn về Phú Lương, nếu rỗi thì hẹn nhau ở cột mốc ven quốc lộ 3, cái cột ghi là còn 70km đến thị xã Bắc Kạn ý. Tôi hỏi: "Được tha trước thời hạn à?". Nam bảo: "Em trèo tường trốn", rồi dập máy.
Ái ngại đi gặp một người trốn trại cai nghiện, hẹn gặp mình như thổ phỉ "hội quân" nhau dọc đường rừng thiên lý, tôi đã phải gọi cho nhiều người để dò la thêm tin tức, từ trưởng xóm nơi Nam sống, công an viên phụ trách cái xóm đó, người đã đưa lực lượng vào "mời" Nam đi lên xã, rồi "áp chế" đưa vào thẳng trại cai nghiện.
Hàng ngày Nguyễn Hữu Nam vẫn lao động bình thường. Những người xung quanh đều chứng nhận anh đã hết nghiện ma túy.
Tôi đến thẳng trụ sở, không gặp, rồi gọi điện nói về việc Nam đào thoát khỏi trại cai nghiện với anh Thượng - Trưởng công an xã Phấn Mễ. Anh Thượng bắt máy, anh biết rõ Nam trốn trại.
Trung tâm cai nghiện (trại) dĩ nhiên là càng biết rõ hơn, họ chỉ gọi điện cho Nam bảo quay về cai tiếp đi, chứ nếu trốn thì 2-3 năm nữa họ lại... tóm vào cai đấy. Mãi, lâu lắm, họ mới cử nhân viên đến nhà Nam hỏi han vài câu lấy lệ rồi vui vẻ ra... về.
Không một ai hành động gì cho ra hồn, cho nó giống với sự tưởng tượng của tôi khi cơ quan chức năng cưỡng chế đưa người đi cai, quản lý chặt đến mức mỗi tháng gia đình chỉ được gặp/ tiếp tế 1 lần vào ngày 15 và trước khi gặp, đồ đạc bị khám, điện thoại bị giấu vào một cái tủ riêng.
Lúc đi gặp Nam, tôi đã nghĩ đến sự trầm trọng của việc mình gặp kẻ đào tẩu phi pháp, mình không báo cáo ai thì thành ra mắc tội "không tố giác tội phạm".
Nhưng sau các cuộc điện thoại, các cuộc gặp gỡ kia, thú thật tôi hơi ê chề cho sự tử tế của mình. Tôi càng thấm thía hơn cảm giác về cả hệ thống cái việc cưỡng chế bà con đi cai nghiện rất hình thức, được chăng hay chớ, quan liêu, vô lối, coi thường các giá trị thuộc về phẩm giá con người.
Quan liêu, vô lối...
Nguyễn Hữu Nam và bố đẻ tiếp chúng tôi tại xã Phấn Mễ, sau khi Nam trốn khỏi trại cai nghiện
Tôi gặp Nam ở một khu liên hiệp các loại lò gạch xa xôi thuộc xóm Bún 2 (xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương). Tôi, Nam và bố đẻ anh ta là ông Nguyễn Huy Thâu ngoại bảy chục tuổi, thản nhiên ngồi trà thuốc. Bên cạnh là các chiến sĩ cảnh sát trại giam mặc quân phục đàng hoàng, đang quản lý phạm nhân lao động làm gạch.
Hỏi: Anh Nam trốn kiểu gì? Trả lời: "Giờ lao động là em lừa lừa nhảy tường ra thôi. Chạy thục mạng, rồi gọi taxi về nhà mình. Về em lại làm gạch. Thời gian họ bắt oan em đi cai, em hỏng mất hai lò gạch, thiệt hại hàng trăm triệu đồng, em ức lắm. Em trốn về, có một cán bộ quản lý gọi điện thoại bảo quay lại trại đi. Rồi lãnh đạo trại cũng có cử người về khuyên giải, nhưng em kệ".
Hỏi tiếp: Bằng chứng nào anh nói là ở thời điểm bị bắt đi cai, anh không nghiện nữa đã lâu? Trả lời: "Anh đọc đơn kiến nghị của gia đình em đi, đầy đủ hết, cán bộ cũng nhận đơn đủ cả rồi. Vì nữa (lúc bức xúc, Nam xưng "tôi"): Không bao giờ người ta gọi tôi ra xã để kiểm tra hay có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh là tôi có nghiện cả. Mà tôi mua thuốc về cai tại gia đình thì tốn đến mấy chục triệu đồng. Tôi cai nghiện thành công hẳn hoi. Tôi gây dựng cả cơ nghiệp này mà. Thế rồi họ vẫn bắt đi!".
Bố Nam đỡ lời: "Tết Giáp Ngọ này là 74 tuổi rồi. Tôi có 9 người con. Nam là thứ 5, nó nghiện lâu rồi, cai đủ các loại thuốc. Về sau nghe tin là thuốc của ông Nguyễn Phú Kiều cai tốt, tôi đi mua, xuống đến nơi thì họ bảo thuốc đắt lắm, hơn 30 triệu mới được 1 liều cơ. Phải nhờ anh em hàng xóm, bạn bè giúp cho mới mua được 1 liều.
Nhưng cai thì tốt lắm. Cai được một cái thì ông Kiều lên thăm. Ông Khải - Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội của tỉnh Thái Nguyên - lên thăm. Phó Chủ tịch UBND xã Phấn Mễ vào thăm. Các bác ấy còn cho thằng Nam này cân đường, hộp sữa để động viên và bảo "cai được rồi" mà.
Hỏi: Bằng chứng nào ông và Nam khẳng định là trước khi bị bắt đi cai ở trại thì anh Nam đã không còn nghiện ma tuý nữa? Bố Nam: "Bằng chứng của tôi, tất cả xóm làng biết là tôi phải đưa nó vào góc rừng núi này để cai nghiện đây. Xác nhận của trưởng xóm Bún 2 - bà Nguyễn Thị Hương - vào đơn kiến nghị của gia đình là Nam "khoẻ mạnh và lao động tốt tại gia đình" đây này".
Nam: "Nhưng, theo như hồ sơ ở trong trại đang giữ, thì cán bộ họ nói là họ bắt được quả tang tôi sử dụng ma tuý hôm đầu tháng 10 năm ngoái (2013) ở ngoài phường Tân Long (thành phố Thái Nguyên) cơ. Họ thêm vào (cái chi tiết đó) thì phải. Họ chỉ nói thế thôi, chứ có bắt được mình sử dụng ma tuý bao giờ đâu. Mình có sử dụng đâu mà bắt được. Suốt mấy tháng trời cai nghiện, tôi không có đi đâu cả. Đến đưa con đi học cũng không".
Thế thì cho đến giờ, anh và gia đình bức xúc nhất chuyện gì? Nam: "Tôi uất lắm, tôi đã kiên trì, đã quyết tâm cai như thế, đã thành công như thế, giờ họ bắt đi cai thì thấy thất vọng và chán chường lắm, vì tức nên mình bỏ, trèo tường bỏ trốn chứ".
Theo anh, tại sao họ lại "bịa" ra chi tiết anh có sử dụng ma tuý và bị bắt quả tang? Nam trả lời: "Chả biết được. Hình như là bắt cho nó đủ "chỉ tiêu" số người quy định hay sao ấy. Tôi vào trại, anh em trong đó cũng cho biết như vậy. Khi xét nghiệm nước tiểu của tôi trong trại, cả mấy lần đều âm tính với ma tuý. Có buổi 3 người âm tính luôn. Việc xét nghiệm ấy có sự chứng kiến của cán bộ, bác sĩ, cả công an và nhiều học viên nữa. Nhưng họ không cho chúng tôi cầm tờ kết quả, cũng không cho chúng tôi về, mà cứ thế nhốt".
Tôi hỏi lại, anh trả lời câu này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của câu trả lời: Năm ngoái (2013) và cả 5 năm gần đây, có lần nào anh bị bắt quả tang khi sử dụng ma tuý mà anh ký vào biên bản không? Nam: "Không một lần nào! Chỉ có lần họ động viên tôi ký vào văn bản là tôi có nghiện ma tuý, tôi ký duy nhất một chữ vào năm 2006".
Bằng chứng về những "hồ sơ ảo"
Đơn thư của gia đình Nam, có xác nhận của trưởng xóm Bún 2, xã Phấn Mễ.
Phóng viên Báo Lao Động đã lên UBND xã Phấn Mễ, đã gặp trực tiếp rồi thêm hàng chục lần liên lạc với ông Hùng - Giám đốc trại cai nghiện, với lãnh đạo Sở LĐTBXH Thái Nguyên, với các đồng chí công an trực tiếp lập và lưu giữ hồ sơ... nhưng đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa có cách nào "sờ" được vào hồ sơ đưa các đối tượng bị đưa đi cai nghiện bắt buộc kể trên. Gia đình các đối tượng làm đơn, cầm đơn đến gặp trực tiếp các cán bộ giữ hồ sơ nhiều lần, nhưng cũng chưa ai được sờ vào... bí mật ấy!
Tuy nhiên, với thái độ có văn hoá và trách nhiệm nhất, ông Dương Ngọc Khải - Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Thái Nguyên - đã trao đổi và vào trại lục tìm hồ sơ, trả lời chúng tôi rất rõ ràng. Hiện nay, ông Khải đã có công văn gửi và cử cán bộ đến gặp một loạt các cơ quan hữu trách để xác minh, báo cáo Giám đốc Sở LĐTBXH Thái Nguyên trước ngày 25/1/2014, đồng thời trả lời Báo Lao Động và gia đình các đối tượng về tính xác thực của hồ sơ và sự hợp pháp của việc đưa các công dân kia đi cai nghiện.
Ông Khải cho biết: Hồ sơ của anh Nam lưu ở trại phản ánh, Nam "khai" có mua và sử dụng ma tuý vào tháng 10/2013(?). Biên bản ấy ở dạng lấy lời khai của Nam (dòng thứ 6 từ dưới lên, ở trang 2). Ông Khải đặt vấn đề về tính khách quan của biên bản này (nhất là khi mà Nam khẳng định không sử dụng, không bị bắt quả tang sử dụng ma tuý, 7 năm nay không ký vào bất cứ văn bản nào).
Chi tiết đặc biệt đáng lưu ý nữa: Chữ ký của Nam ở đó là chữ ký... photo, còn chữ ký của các cán bộ lấy lời khai thì là chữ ký thật, chữ ký "tươi" (ông Thượng - Trưởng Công an xã Phấn Mễ - có ký). Đáng nghi ngờ hơn, là hồ sơ đưa anh Trung (nhân vật bị bắt "oan" trong kỳ 1 phóng sự này) đi cai nghiện bắt buộc lại còn không có cả chữ ký photo của Trung.
Theo ông Khải, biên bản xét nghiệm Trung được lập vào thời gian rất đáng nghi ngờ: Hơn 6 giờ sáng(!), chỉ có các ông Thuấn, ông Trường (trưởng, phó công an) và ông Khiêm (trạm y tế) thị trấn Sông Cầu ký. Hoàn toàn không có chữ ký của Trung. Lãnh đạo Công an thị trấn Sông Cầu cũng bước đầu thừa nhận với PV Báo Lao Động về việc không có chữ ký của Trung trong "hồ sơ ảo" kể trên, cũng như những sai lầm trong việc dùng hồ sơ cũ, đưa người đã cai nghiện thành công tiếp tục... nhập trại.
Nếu hồ sơ kể trên được hội đồng tư vấn cấp huyện (với bao nhiêu là ban bệ) coi là bằng chứng đủ để đưa Trung đi cai nghiện, thì một ngày nào đó, họ hoàn toàn có quyền để đưa tôi (nhà báo) và ông Khải (Chi cục trưởng) đi... cai nghiện ma tuý bắt buộc, mà không cần chúng tôi phải ký xác nhận của chúng tôi! Tôi và ông Khải cùng thở dài ngán ngẩm.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các ông, bà chủ tịch huyện kia lại dễ dàng ký quyết định đưa người không nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc một cách "hà khắc" như thế?
Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao động
Bão tan, mưa lũ còn diễn biến phức tạp Đi vào vùng núi phía Tây Bắc bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, diễn biến mưa lũ sau bão còn phức tạp. Ở Lạng Sơn sáng nay đã xảy ra sạt lở đất làm 11 người thương vong. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, sáng nay (17/9), sau khi...