Lũ lên nhanh, An Giang xả 2 đập thủy lợi
Do mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu tiếp tục lên nhanh, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho xả lũ 2 đập Tha La và Trà Sư vào sáng 22/9 như thông báo trước đó.
Nhằm chủ động trong việc ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn sản xuất vụ Thu Đông năm 2017 và yêu cầu phục vụ dân sinh trong vùng Tứ giác Long Xuyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn-Một thành viên Khai thác thủy lợi An Giang thông báo việc vận hành xả lũ 2 đập Tha La và Trà Sư vào ngày 22/9.
Đối với các cống trên tuyến lộ 955A thuộc địa bàn thành phố Châu Đốc sẽ vận hành theo yêu cầu sản xuất vụ Thu Đông của địa phương. Riêng cống Nhơn Thới, huyện Tịnh Biên sẽ vận hành mở cống nhằm làm giảm áp lực lên hai đập và hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong vùng.
Như thông báo trước đó, sáng ngày 22/9 UBND tỉnh An Giang cho xả đập Tha La và đập Trà Sư
Ông Trần Thiện Phương, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi An Giang cho biết, hiện mực nước lũ sông Cửu Long ở mức báo động 1. Cụ thể, ngay thời điểm xả lũ, nước ngoài đập xả Tha La là 2,99m, trong đập là 1,98m (cao hơn cùng kỳ năm ngoái là 1,07m ngoài đập và 0,49 trong đập), chênh lệch cột nước là 1,01m. Đập Trà Sư mực nước ngoài đập đạt 2,97m, trong đập là 2,05m (so cùng kỳ năm ngoái trong đập là 0,36m và ngoài đê là 1,12m), chênh lệch cột nước là 0,92m.
Năm nay, do lũ về sớm và lớn hơn mọi năm nên thời gian xả lũ sớm hơn gần tháng so với năm trước. Việc xả lũ ở 2 đập Tha La và Trà Sư nhằm vận hành linh hoạt, đảm bảo tính an toàn cũng như kiểm soát lũ của hai đập này với vùng Tứ Giác Long Xuyên được tốt hơn.
Năm nay lũ về sớm, cá tôm nhiều hơn mọi năm nên bà con chuyên sống nghề câu lưới rất phấn khởi
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn An Giang, ngày 22/9, mực nước tại các trạm đầu nguồn đo được như sau, tại Tân Châu: lũ đạt mức 3,30m; cao hơn so với cùng cùng kỳ năm 2016 là 0,33m. Tại Châu Đốc, lũ đạt mức 2,96m; so với cùng kỳ năm 2016 cao hơn 0,37m. Tại 2 đập Tha La và đập Trà Sư khu vực thương lưu, mực nước đo được vào ngày 22/9/2017 đã trên 2,99m và 2,97m; cao hơn hạ lưu từ 1m đến 1,12m.
Video đang HOT
Còn theo Trung tâm dự báo Khí tượng, Thủy văn Trung ương, ngày 22/9 mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên. Mực nước cao nhất ngày (21/9), trên sông Tiền tại Tân Châu: 3,25m; trên sông Hậu tại Châu Đốc: 2,88m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn ở mức báo động 2 – báo động 3.
Trong 1-2 ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên sau đó xuống. Đến ngày 26/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 3,15m; tại Châu Đốc xuống mức 2,75m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn xuống dưới mức báo động 1.
Trong quá trình mở đập xả lũ, các địa phương trong vùng nếu có yêu cầu đóng đập để bảo vệ an toàn đê bao tiểu vùng thì báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang.
Theo Dân Trí
Ngôi làng "thủ phủ" trống, mặt nạ Trung thu hối hả vào mùa
Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề làm trống, mặt nạ giấy, đầu sư tử. Tuy là những món đồ chơi truyền thống hay được nhắc đến mỗi dịp Trung thu, song thợ thủ công tâm huyết trong làng vẫn ngày càng ít dần.
Căn nhà của gia đình anh anh Vũ Văn Hơn đều đặn vang tiếng lách cách đóng trống đứt quãng. Mấy ngày nay, chỉ có anh và mẹ làm công việc này. Anh Hơn cho biết, nếu đơn hàng nhiều thì phải thuê thêm người làm, còn ít khách đặt thì chỉ cần người nhà làm là đủ.
Nhà anh Hơn chỉ chuyên làm trống nhỏ, các công đoạn gia công đều được làm tại nhà, chỉ có da trâu và gỗ là phải mua. Theo anh Hơn, da trâu được tách thành 4 lớp, 3 lớp bên trong để làm trống nhỏ, lớp da "cật" ngoài cùng chỉ dành để căng các mặt trống cái.
Tang trống được làm từ các loại gỗ bồ đề, gỗ mỡ hay gỗ trám. Để hình thành tang trống, gỗ cây phải qua rất nhiều công đoạn thủ công như cưa, vanh (khoanh tròn), tiện, phơi khô rồi sơn.
Tang trống được làm quanh năm, đến khi vào vụ mới mua da trâu về đóng trống. Trong ảnh, anh Hơn đang thực hiện công đoạn tiện gỗ để làm tang trống.
Công đoạn sơn tang trống tại một gia đình ở làng Ông Hảo khi vào dịp Trung thu.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, việc hoàn thành một chiếc trống chỉ mất 5 phút.
Bà Nguyễn Thị Lành (mẹ anh Hơn) năm nay gần 60 tuổi, bắt đầu làm trống từ khi đi lấy chồng.
Giá trống phụ thuộc vào độ lớn của bề mặt, 12 nghìn đồng/1 chiếc mặt 10cm; 35 nghìn đồng/1 chiếc mặt 20cm; 40 nghìn đồng/1 chiếc mặt 22cm và 80 nghìn đồng/1 chiếc mặt 26cm.
Cùng trong làng, gia đình bà Vũ Thị Thoàn làm các loại mặt nạ giấy, đầu sư tử, trống... Những ngày này, cả gia đình bà Thoàn đang gấp rút cho những đơn hàng được đặt trước để kịp Trung thu.
Bà Thoàn cho biết, những năm trước đơn hàng nhiều phải thuê gia công cốt mặt nạ, đóng trống... nhưng thời điểm này chỉ cần người nhà làm là đủ.
Những cốt mặt nạ giấy được đục lỗ đơn giản để làm mắt trước khi sơ vẽ.
Bà Thoàn khoảng 60 tuổi nhưng đã có gần 40 năm làm nghề thủ công ở làng Ông Hảo.
Hàng chục mẫu mặt nạ giấy được sản xuất từ nhà bà Thoàn, giá xuất đi từ 15 - 30 nghìn đỗng mỗi chiếc, tuỳ kích cỡ cỡ. Riêng đầu sư tử có giá 20 nghìn đồng.
Theo Dân Trí
Xem máy bơm khủng chống ngập cho Sài Gòn, hút gần 100.000 m3 nước/h Công suất của máy bơm vô cấp, có thể từ 27.000- 96.000m3/giờ. Máy bơm "khủng" này đã hút sạch nước ngập 0,3 - 0,4 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sau 15 phút vận hành.Ngoài ra, máy còn có thể lọc rác, tách và vớt rác tự động... Chiều 21/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cơ khí Quang Trung (chủ...