Lũ đồng bằng sông Cửu Long lên cao, chuẩn bị di dời hàng ngàn hộ dân
Lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long khiến An Giang đã phải di dời 114 hộ. Dự kiến nếu lũ lên báo động 3 sẽ di dời 1.790 hộ; Kiên Giang phải di dời khoảng 3.427 hộ và tỉnh Long An phải di dời khoảng 8.723 hộ dân…
Mưa lũ ở miền Bắc làm 3 người chết
Từ 19h00 ngày 29/8 đến 19h00 ngày 30/8), khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Km46 (Sơn La): 303mm, Km22 (Sơn La): 276mm, Hòa Bình (Hòa Bình): 223mm, Mai Châu (Hòa Bình): 189mm, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): 151mm, Phú Hộ (Phú Thọ): 110mm, Quảng Hà (Quảng Ninh): 169mm, Sơn Tây (Hà Nội): 191mm, Mường Lát (Thanh Hóa): 183mm.
Tiếp đó, từ 19h00 ngày 30/8 đến 7h00 ngày 31/8 vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Điện Biên (Điện Biên): 152mm, Bắc Yên (Sơn La): 102mm, Tà Nàng (Sơn La): 123mm, SaPa (Lào Cai): 127mm, Văn Chấn (Yên Bái): 79mm.
Mưa lũ gây ngập lụt ở Yên Bái
Do mưa lớn, lũ trên sông Thao đang lên nhanh; sông Bưởi, sông Mã, sông Cả đang lên; sông Cầu, sông Thương và lưu lượng đến hồ Hòa Bình (sông Đà) đang biến đổi chậm; sông Lục Nam đang xuống; riêng sông Mã tại Hồi Xuân đạt đỉnh ở mức 66,05m (24h/30/8, trên BĐ3 2,05m), tương đương lũ lịch sử năm 2007.
Dự báo, lũ trên sông Thao tiếp tục lên nhanh; sông Bưởi, sông Mã, sông Cả tiếp tục lên, lưu lượng đến hồ Hòa Bình (trên sông Đà) tiếp tục biến đổi chậm, sông Lục Nam tiếp tục xuống.
Trong khi đó, hiện nay vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục dịch chuyển về phía Tây Bắc. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, trong ngày 31/8, khu vực Tây Bắc và Việt Bắc tiếp tục có mưa vừa đến mưa to (lượng mưa 25-50mm/12h), riêng các tỉnh Sơn la, Điện Biên, Lai Châu có mưa rất to (50-100mm/12h). Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1; riêng các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu: cấp 2.
Theo Báo cáo nhanh các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, tính đến ngày 30/8, mưa lũ đã làm chết 3 người; 371 nhà bị sập đổ, hư hỏng, ngập nước, trong đó Điện Biên: 68 nhà; Sơn La 31 nhà; Thái Nguyên 1 nhà; Hòa Bình 17 nhà, Yên Bái 1 nhà, Thanh Hóa 225 nhà, Nghệ An 28 nhà; 54 nhà phải di dời khẩn cấp, trong đó Sơn La 45 nhà; Thái Nguyên 1 nhà, Điện Biên 5 nhà; Nghệ An 3 nhà.
Hiện tại các tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành địa phương, chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt là thông tuyến tại các điểm sạt lở ảnh hưởng đến giao thông.
Video đang HOT
Theo đó, Quốc lộ 6 qua địa bàn các tỉnh Sơn La, Hòa Bình đã được khắc phục, thông xe bước đầu; Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Điện Biên về cơ bản đã được thông xe; Quốc lộ 37 qua địa bàn tỉnh Yên Bái hiện đang được xử lý, dự kiến 9h30/31/8 sẽ được thông xe; Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn, xã vẫn còn nhiều điểm bị ngập, ách tắc, chưa khắc phục được.
Các tỉnh đã cử các đoàn xuống các khu vực bị ảnh hưởng để cập nhật thiệt hại, chỉ đạo các ban ngành tổ chức di dời tài sản, giúp đỡ người dân khắc phục sự cố ổn định cuộc sống cho người dân.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay (31/8), vùng áp thấp trên khu vực Tây Bắc Bắc Bộ tiếp tục dịch chuyển về phía Tây.
Dự báo, do ảnh hưởng của vùng áp thấp, trong ngày và đêm nay (31/8) khu vực Tây Bắc và Việt Bắc tiếp tục có mưa vừa đến mưa to (lượng mưa 40-80mm/24 giờ). Từ ngày mai (1/9), mưa lớn diện rộng chấm dứt trên khu vực Bắc Bộ.
Tuy nhiên, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong 2-3 ngày tới, ở vùng núi phía Bắc vẫn có khả năng xảy ra mưa dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Lũ Đồng bằng sông Cửu Long đang lên, An Giang đang xả lũ
Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long – ảnh: Báo An Giang
Không chỉ ở Bắc Bộ, hiện nay, mực nước sông Cửu Long đang tiếp tục lên, mực nước cao nhất ngày 30/8 trên sông Tiên tai Tân Châu là 3,98m (dưới báo động 2 là 0,02m), trên sông Hâu tai Châu Đôc là 3,55m (trên báo động 2 là 0,05m).
Dự báo, ngày 5/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,15m, tại Châu Đốc ở mức 3,65m (trên báo động 2 là 0,15m), đến giữa tháng 9/2018, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng lên mức báo động 3, hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp, tràn, vỡ đê bao, đặc biệt là tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng khiến tỉnh An Giang phải di dời 114 hộ, dự kiến nếu lũ lên báo động 3 sẽ di dời 1.790 hộ. Các tỉnh khác chưa phải di dời dân, nếu lũ lên BĐ3 riêng tỉnh Đồng Tháp khả năng không ảnh hưởng đến khu vực dân cư; tỉnh Kiên Giang phải di dời khoảng 3.427 hộ dân; tỉnh Long An phải di dời khoảng 8.723 hộ dân.
Sáng 31/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang đã vận hành xả lũ 2 đập tràn Tha La và Trà Sư (Tịnh Biên), nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên.
Tại thời điểm xả lũ, mực nước đo ngoài đập Tha La là 4,01m, cao hơn mực nước trong đập 1,51m. Còn mực nước đo ngoài đập Trà Sư là 3,9m, cao hơn mực nước trong đập 1,45m.
Sau khi vận hành xả lũ, mực nước nội đồng khu vực tỉnh An Giang có khả năng tăng thêm khoảng 0,3m; khu vực TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tăng thêm khoảng 0,2m.
Trước tình trạng trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký công điện 1127/CĐ-TTg chỉ đạo ứng phó lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long và mưa lũ tại Bắc Bộ.
Theo Thủ tướng, để hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và nhà nước, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó.
Tuệ Khanh
Theo vnmedia
Nguy cơ lũ lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Dự báo, trong những ngày tới, lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường, nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh ĐBSCL là rất cao.
Trước tình trạng này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) vừa có Công điện 45/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh thành khu vực ĐBSCL; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, các Bộ: Tài nguyên môi trường, NNPTNT, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông về ứng phó lũ lớn có thể xảy ra tại khu vực ĐBSCL.
Công điện nêu rõ, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Dự báo, trong những ngày tới, lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh ĐBSCL.
Bộ đội giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: I.T.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt đề phòng lũ lớn có thể xảy ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, các bộ, ngành khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân nhất là vùng thấp, trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình trên sông, ven sông, kênh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất; cảnh báo và di dời dân tại khu vực bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đến nơi an toàn.
Các địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó với lũ bao gồm phương án bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu đối với các khu vực ngập sâu, có nguy cơ vỡ đê bao gây ngập trên diện rộng; triển khai phương án đảm bảo an toàn các khu dân cư và sản xuất khi vận hành đập tràn Trà Sư và Tha La.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng tránh đuối nước, nhất là đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh; tổ chức các điểm trông giữ trẻ tập trung, đưa đón học sinh đi học trong mùa lũ; các khu vực ngập sâu, dòng chảy siết có kế hoạch cho học sinh nghỉ học, triển khai phương án di dời dân vào các khu vực cụm tuyến dân cư tập trung khi có lũ lên cao.
Tổ chức tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ đầu những hư hỏng của hệ thống đê bao, bờ bao, cống dưới đê, nhất là các tuyến đê bao vùng thượng nguồn.
Chủ động thu hoạch sớm diện tích lúa hè thu, nhất là đối với những khu vực thấp, trũng không có đê bao, bờ bao bảo vệ; khẩn trương thực hiện biện pháp phòng chống lũ,chủ động tiêu úng đảm bảo an toàn cho diện tích lúa Thu Đông và các cây trồng khác; chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để giảm thiểu thiệt hại và phát huy tối đa lợi thế từ lũ, nhất là trong nuôi trồng thủy sản.
Cũng theo Công điện, các tỉnh, các bộ, ngành khẩn trương chỉ đạo việc kiểm tra thường xuyên những khu vực bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm lòng dẫn để tổ chức cắm biển cảnh báo và di dời dân đến nơi an toàn.
Tổ chức, chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tại cấp xã, ấp và sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó có hiệu quả, đảm bảo an toàn về người, tài sản, hạn chế thiệt hại do lũ gây ra...
Theo Danviet
Các tỉnh ĐBSCL tích cực phòng chống lũ Ngày 11-8, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên, nguy cơ ngập úng vùng trũng thấp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Theo đó, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 3,49m, ở mức báo động 1; trên sông Hậu tại Châu...