Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Dự kiến sang năm 2017, Lữ đoàn 682 – Đơn vị tên lửa phòng thủ thứ tư của Hải quân Việt Nam sẽ sẵn sàng chiến đấu, tạo lập “lá chắn thép” trấn giữ khu vực trọng yếu ở miền Trung.
Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Hiện tại công việc xây dựng doanh trại của Lữ đoàn 682 vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch và sẽ sớm hoàn thành trong tương lai gần, tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận và khai thác trang bị mới cũng như đảm bảo cuộc sống cho các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.
Cùng với Lữ đoàn 679 có trong biên chế các hệ thống Redut tầm xa, Lữ đoàn 680 là Rubezh tầm ngắn, Lữ đoàn 681 khai thác Bastion-P tiên tiến và Lữ đoàn pháo-tên lửa bờ 685 quản lý tổ hợp pháo phản lực dẫn đường hiện đại của Israel, mối quan tâm lớn của nhiều người là Lữ đoàn 682 sẽ sử dụng vũ khí tối tân nào?
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E
Ứng viên đầu tiên được nhắc tới là một phiên bản của Bal-E nhưng sử dụng tên lửa KCT-15 do Việt Nam sản xuất nhằm tận dụng năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và tạo lập nên “lá chắn thép” nhiều tầng nhiều lớp, lấp đầy khoảng trống về cự ly mà Rubezh phần nào không đáp ứng tốt do đã lạc hậu.
Đáng tiếc rằng tên lửa KCT-15 đến nay mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình trưng bày, chưa được đánh giá đầy đủ trên thực địa nên chưa thể bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt (có thể kéo dài tới năm 2020), mà mốc thời gian 2017 đã cận kề cho nên triển vọng của Bal-E là khó xảy ra.
Tiếp theo, liệu có thể vẫn là Bastion-P với tên lửa Yakhont hay tổ hợp tên lửa bờ do Ấn Độ chế tạo sử dụng tên lửa BrahMos? Nhưng theo ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật quân sự thì Việt Nam chưa đặt hàng thêm bất kỳ hệ thống Bastion-P nào.
Bên cạnh đó, thương vụ mua sắm tên lửa BrahMos giữa Việt Nam với Ấn Độ cũng mới chỉ ở mức tiềm năng, việc đàm phán còn lâu mới hoàn thành (vướng mắc chính là giá thành cực cao), trong khi Lữ đoàn 682 đã sắp đi vào hoạt động (công tác huấn luyện phải đi trước một bước), do đó triển vọng của Bastion-P hay BrahMos cũng không thực sự sáng sủa.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M
Việc Việt Nam chưa đặt mua thêm Bastion-P mặc dù đây là một hệ thống đầy sức mạnh có thể được giải thích bằng nhiều lý do, trong đó đáng chú ý nhất là thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho biết chúng ta đang quan tâm tới các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M hiện đại nhất của Nga.
Khác biệt chủ yếu giữa Klub-M với Bastion-P nằm ở tên lửa 3M-54KE tiên tiến hơn, có chế độ bay bám biển cận âm kết hợp siêu âm giai đoạn cuối vô cùng linh hoạt, tầm bắn hiệu quả và xác suất vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương lớn hơn nhiều so với đạn P-800 Yakhont phải bay cao-cao ở tốc độ lớn toàn hành trình.
Hiện tại Việt Nam đang có trong biên chế các tên lửa 3M-54E (Klub-S) trang bị cho tàu ngầm Kilo 636, sắp tới sẽ là 3M-54TE (Klub-N) lắp đặt trên cặp Gepard 3.9 thứ ba, loại đạn hành trình chống hạm này cùng với đài radar dẫn bắn Monolith-B là khí tài quen thuộc với Việt Nam, sẽ không đòi hỏi quá nhiều thời gian huấn luyện làm chủ trang bị.
Với chủ trương tiến thẳng lên hiện đại của Hải quân Việt Nam, minh chứng bằng việc các đơn vị thành lập sau luôn được trang bị vũ khí mới có tính năng cao hơn đơn vị trước, sẽ không ngạc nhiên nếu sang năm 2017 Lữ đoàn 682 giới thiệu tổ hợp Klub-M trong biên chế, tương tự như trường hợp Lữ đoàn 685 bất ngờ bắn thử nghiệm đạn EXTRA trước kia.
Theo Soha News
Lữ đoàn 681: Tiếp nhận tên lửa bờ tiên tiến ngay khi thành lập!
Ngay khi mới thành lập, đơn vị được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa bờ hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu.
Tiếp nhận vũ khí mới ngay khi thành lập...
Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Chính ủy Lữ đoàn tên lửa bờ 681 - Quân chủng Hải quân cho biết đơn vị được thành lập ngày 23/08/2006 đến nay đã vừa tròn 10 năm. Lữ đoàn được trang bị tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất.
Đã có thắc mắc rằng tại sao đơn vị thành lập từ năm 2006 mà đến tận 2011, tức là sau 5 năm mới tiếp nhận vũ khí, huấn luyện chuyển loại, đi vào trực ban sẵn sàng chiến đấu? Xin thưa rằng, đây là chuyện có thật!
Bởi lẽ, tại thời điểm thành lập đơn vị cũng là lúc Quân chủng Hải quân đã được xác định tiến thẳng lên hiện đại, kế hoạch mua sắm các tổ hợp tên lửa bờ thế hệ mới, có tầm bắn xa, chính xác đã hình thành rõ nét, nhưng bấy giờ, công việc nghiên cứu chế tạo Bastion-P của phía Nga chưa hoàn tất.
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P của Lữ đoàn 681.
Có lẽ nhờ cú hích là hợp đồng xuất khẩu cho Việt Nam mà các Viện nghiên cứu của Nga đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chế tạo, bắn nghiệm thu để trước hết là trang bị cho Hải quân Nga, sau đó là Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ hai, sau Nga, có trong tay thứ vũ khí phòng thủ bờ biển hiện đại bậc nhất thế giới - tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont.
Chính ủy lữ đoàn 681 Đại tá Đỗ Minh Tuấn Trải qua 10 năm thành lập (23/08/2006), xây dựng, phát triển, trưởng thành, các thế hệ cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 681 đã nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, tự cường, nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ngay khi mới thành lập, đơn vị được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa bờ hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất.
... tạo ra bước đột phá lớn
Có thể nói, với Hải quân Việt Nam, các tổ hợp tên lửa bờ hiện đại K-300P Bastion-P là đồ "gia bảo" bởi sức chiến đấu quá tuyệt vời của chúng.
Mỗi tổ hợp tên lửa này có thể đảm bảo cho 1 đường bờ biển dài 600km, không có một tàu địch nào xuyên thủng được, nhất là khi chúng phối hợp với các loại tên lửa bờ và tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như không quân tiêm kích đa năng.
Lữ đoàn tên lửa bờ 681 tiếp nhận vũ khí hiện đại
Ô hỏa lực tầm xa này đảm bảo tàu địch không dám bén mảng vào gần bờ, đồng thời che chắn và bảo vệ cho các biên đội tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam tác chiến ở trên biển xa, không lo bị kẻ địch bọc hậu, đâm sau lưng. Nhờ vậy, các tàu ta chỉ có tiến lên phía trước diệt địch.
Đặc biệt là không quá cồng kềnh, khả năng việt dã trên mọi địa hình rất tốt, có sức chống chịu sự ăn mòn của môi trường biển mặn rất tốt, các tổ hợp tên lửa này có thể cơ động ra các đảo tiền tiêu cách bờ vài chục hải lý.
Sự xuất hiện bất ngờ của chúng có thể khiến kẻ địch phải trả giá rất đắt vì tầm bằn đã được mở rộng thêm rất nhiều so với việc chỉ cơ động trong bờ.
Trong tương lai không xa, các Lữ đoàn tên lửa bờ của Hải quân Việt Nam cũng sẽ được tiếp nhận thêm nhiều vũ khí hiện đại, có thể là các tổ hợp tương tự hoặc hiện đại hơn, thậm chí không loại trừ khả năng tên lửa KCT-15 do Việt Nam chế tạo cũng sẽ có phiên bản đất đối hải và trang bị hàng loạt.
Các ô phòng thủ liên hoàn từ bờ tới đảo tiền tiêu sẽ tạo thành thế "pháo giằng" hiểm hóc, không cho bất cứ tàu chiến, tàu đổ bộ, hậu cần hay tàu giả dạng nào của đối phương có thể xuyên thủng,
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.
Cấu hình cơ bản của tổ hợp gồm 4 xe mang phóng tự hành (trên khung xe MZKT-7930), mỗi xe mang 2 ống phóng chứa đạn tên lửa; 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU (trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD;
Ngoài ra còn có 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.
Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thể đặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).
Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động/thụ động ở pha cuối.
Với tính năng "bắn rồi quên", đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
Theo Soha News
Mục kích "sát thủ diệt hạm" Bastion-P Việt Nam được triển khai Tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P là hệ thống vũ khí bảo vệ bờ biển hiện đại nhất của nước ta hiện nay. Các tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P hiện được trang bị cho Lữ đoàn 681, vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ bờ biển, lãnh hải của...