Lữ đoàn 167 Hải quân Việt Nam dùng tàu chiến loại nào?
Lữ đoàn tàu chiến 167 (Vùng 2 Hải quân) sẽ được trang bị tàu tên lửa Project 12418, tàu pháo TT400TP và có thể là cả tàu săn ngầm.
Ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định 2495/QĐ-BQP về việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 tại lễ thành lập.
Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. “Việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển hiện đại của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hình thành lực lượng đa binh chủng hiệp đồng tác chiến trên biển”, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định.
Về mặt trang bị, theo hình ảnh được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, Lữ đoàn 167 sẽ được trang bị các tàu tên lửa hiện đại Project 12418 Molniya (HQ-375, HQ-376). Đây có thể coi là những tàu chiến tên lửa mạnh thứ 2 của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay (đứng sau Gepard 3.9).
Project 1241.8 Molniya có lượng giãn nước 540 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ lớn 78km/h. Tuy có kích cỡ nhỏ, nhưng sức mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước của Molniya là thực sự đáng gờm, nó đủ sức tiêu diệt chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần.
Molniya trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E do Nga chế tạo. Loại tên lửa này lắp đầu đạn 145kg, đạt tầm bắn xa 130km, dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối.
Nhà máy đóng tàu Ba Son đang thực hiện việc đóng thêm các tàu tên lửa Molniya theo giấy phép sản xuất từ phía Nga. Trong tương lai gần, các tàu này có thể được biên chế cho Lữ đoàn 167 và Lữ đoàn 162 (ở Cam Ranh) hoặc có thể cho cả các đơn vị khác.
Loại tàu chiến thứ 2 có thể trang bị cho Lữ đoàn 167 có thể là tàu pháo hiện đại TT-400TP do Việt Nam tự chế tạo với một phần linh kiện nhập khẩu từ Nga. Vào tháng 10/2012, Vùng 2 Hải quân (đơn vị chủ quản Lữ đoàn 167) đã tiếp nhận một chiếc tàu pháo TT-400TP (số hiệu HQ-273). Loại tàu này trang bị hệ thống pháo tự động hiện đại làm nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tấn công tiêu diệt tàu địch trên biển.
Ngoài ra, nhiều khả năng Lữ đoàn 167 có thể trang bị các tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 Petya (5 chiếc). Vốn dĩ lâu nay các tàu này thuộc trang bị cho Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ bảo quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.
Project 159 Petya làm nhiệm vụ săn đuổi và tiêu diệt tàu ngầm đối phương ở vùng biển nông. Con tàu được trang bị hệ thống rocket săn ngầm và ngư lôi cỡ 400mm, ngoài ra còn có các ụ pháo AK-726 (2 nòng cỡ 76,2mm) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển, trên không.
Video đang HOT
Theo Kiến thức
Những sát thủ diệt hạm làm ứng viên cho Sigma Việt Nam
Những "sát thủ diệt hạm" có thể được trang bị trên hộ vệ hạm Sigma Việt Nam là Kh-35 Uran E, MM40 Block II Exocet, hệ thống VL MICA...
Theo một số chuyên gia nhận định, những "sát thủ diệt hạm" là ứng cử viên hàng đầu có thể được trang bị trên hộ vệ hạm Sigma Việt Nam có thể là Kh-35 Uran E của Nga, MM40 Block II Exocet của Pháp, và thập chí có thể là hệ thống MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
Sở dĩ hệ thống MM40 Block II Exocet của Pháp được các chuyên gia nhận định có thể là sự lựa chọn đầu tiên cho Sigma 9814 mà Hà Lan đóng cho Việt Nam vì hiện nay, các biến thể thuộc lớp Sigma Hà Lan xuất khẩu cho Hải quân Indonesia và Moroc đều trang bị tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet do Tập đoàn MBDA Pháp chế tạo. (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
MM40 Exocet là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. MM40 Exocet được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). Tuy nhiên, MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc. (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
Tên lửa có chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg. Nó được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Hiện các tàu chiến Sigma Indonesia và Moroc dùng biến thể MM40 Block 2 có tầm bắn tăng lên 75km, nhưng đầu đạn nhẹ hơn, chỉ còn 155kg (so với 165kg mẫu nguyên bản). (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
MM40 Exocet được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động có tầm trinh sát 24km (cách mục tiêu như vậy thì radar tự kích hoạt dò tìm, khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp của tàu phóng), bên cạnh radar trong hành trình bay tên lửa có sự hỗ trợ từ hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu. (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
Trong hành trình bay, độ cao tên lửa cách mặt nước khoảng 100m. Phụ thuộc vào điều kiện sóng biển mà pha cuối tên lửa bay cách mặt biển chỉ 2-15m. Qua thực tế chiến đấu cho thấy, MM40 Exocet là loại tên lửa hành trình chống tàu chất lượng khá tốt, đặc biệt nhất là nó "dạn dày kinh nghiệm" hơn nhiều so với tên lửa Nga, Mỹ. Trong cuộc chiến Falkland 1982, Exocet được Không quân Argentina sử dụng để tấn công đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu chiến, tàu vận tải của Hải quân Anh. (Trong ảnh: Tên lửa MM40 Block)
Ngoài MM40 Exocet, theo phân tích của một số chuyên gia thì tên lửa Kh-35 Uran E của Nga là ứng viên nặng ký. Theo đó, Kh-35 Uran E là sản phẩm được liên doanh chế tạo tên lửa Nga - Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm 2012. (Trong ảnh: Tên lửa Kh-35 Uran E)
Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động). Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường), tầm bắn 130km. Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi. Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. (Trong ảnh: Tên lửa Kh-35 Uran E)
Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn. (Trong ảnh: Tên lửa Kh-35 Uran E)
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Kh-35 là sản phẩm của Nga trong khi Sigma là thiết kế của Hà Lan. Việc tích hợp một hệ thống tên lửa khác nhà thiết kế, chế tạo là điều không dễ dàng, bởi ngoài tên lửa người ta còn phải tính đến hệ thống điều khiển hỏa lực của tàu. Đó là chưa kể tính tương thích với các hệ thống quản lý chiến đấu trên Sigma. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, sẽ còn nhiều vấn đề liên quan tới việc hợp tác giữa các nhà sản xuất với nhau trong việc tích hợp tên lửa lên tàu chiến. Rõ ràng là việc đưa vũ khí Nga lên tàu chiến Hà Lan đặt ra rất nhiều vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau, có thể giải quyết nhưng có thể mất thời gian cũng như chi phí. (Trong ảnh: Tên lửa Kh-35 Uran E)
Ứng viên tiếp theo là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. MICA được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa VL MICA)
Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IRamp;RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa VL MICA)
Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa VL MICA)
VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa VL MICA)
Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa VL MICA)
Với sức mạnh của những ứng viên "diệt hạm" này, nếu được trang bị trên tàu Sigma của Việt Nam sẽ giúp cho Hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh đáng kể trong nhiệm vụ tác chiến phòng không trên biển.
Theo Báo Đất Việt
Uẩn khúc Mỹ tiết lộ Israel tập kích kho tên lửa Yakhont Mặc dù thất vọng trước việc Mỹ tiết lộ thông tin vụ không kích Syria, nhưng việc chính phủ Damascus bác bỏ cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công khiến tình huống trở nên khác lạ. Ngày 5/7, tên lửa của Israel đã không kích một kho vũ khí của Chính phủ Damascus tại Safira, gần thành phố cảng Latakia - một...