Lũ đổ về đập Tam Hiệp vượt thiết kế chịu đựng 17 m
Mưa lớn kéo dài tại khu vực miền Trung và miền Nam Trung Quốc khiến mực nước lũ tại đập Tam Hiệp dâng cao trở lại, làm dấy lên lo ngại về thiệt hại ở quy mô lớn hơn.
Dự án Tam Hiệp của Trung Quốc, một trong những đập thủy điện lớn nhất thế giới, đang gồng mình giữ lại nước lũ từ thượng nguồn sông Trường Giang đổ về. Tính đến chiều 21/7, mực nước ở Tam Hiệp đã cao đến 162 m. Con đập chỉ được thiết kế để giữ lại lượng nước cao 145 m, theo Nikkei Asian Review.
Trước tình trạng mưa lớn kéo dài bắt đầu từ tháng 6, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã cho phép đập giữ lại nhiều nước hơn để hạn chế lũ lụt tại hạ nguồn. Dự án bắt đầu xả lũ từ cuối tháng 6 để kiểm soát lượng nước trong hồ chứa.
Thời gian đầu, đập Tam Hiệp cho thoát khoảng 30.000 m3 nước/giây. Đến ngày 18/7 vừa qua, con số này lên đến 61/000 m3/giây, theo Tân Hoa xã. Khi đó, giới chức Trung Quốc cho biết đập Tam Hiệp giữ lại khoảng 45% lượng nước đi qua dự án.
Nước lũ sông Trường Giang dâng sát bờ đê thành phố Dương Trung, tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, vào ngày 17/7. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hơn 400 dòng sông tại Trung Quốc trang trải qua lũ lụt, ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người trong tháng 7 và gây nên thiệt hại kinh tế khoảng 64,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 9,2 tỷ USD). Bộ Thủy lợi Trung Quốc nhấn mạnh mọi con đập trên dòng Trường Giang đều đang được giám sát an toàn thông qua mạng lưới khoảng 30.000 trạm kiểm tra và trạm bơm điều tiết.
Tuy nhiên, truyền thông nước này cũng bắt đầu bày tỏ lo ngại rủi ro vỡ đập tại một số nơi nếu mưa lớn kéo dài. Bộ Thủy lợi Trung Quốc dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 23/7. Trung tâm Khí tượng Quốc gia đã khuyến cáo mọi khu vực đang chịu ảnh hưởng từ mưa lũ phải đề cao cảnh giác.
Một số công ty có nhà máy tại Vũ Hán, một trong các trung tâm công nghiệp Trung Quốc, bắt đầu lo ngại về tình hình lũ lụt hiện nay.
Đơn cử là Honda Motor. Công ty Nhật Bản có đến 3 nhà máy tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Các cơ sở này xuất xưởng gần 1/2 trong tổng số 1,37 triệu phương tiện mà Honda Motor sản xuất tại Trung Quốc trong năm 2019. Viễn cảnh lũ lụt nghiêm trọng có thể gây nên thiệt hại nặng cho công ty.
Theo các số liệu được công bố, Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đã khôi phục hoạt động trở lại với cấp độ trước đại dịch. Những thành quả đó đang bị nước lũ sông Trường Giang đe dọa.
Vì sao lũ lụt ở Trung Quốc năm nay lại đặc biệt nghiêm trọng?
Tính từ đầu tháng 6 đến nay, mưa lớn đã trút xuống 27/31 tỉnh thành ở Trung Quốc, làm chết hoặc mất tích 140 người và ảnh hưởng tới hơn 37 triệu người ở nước này.
'Mai Vũ' - hiện tượng gây mưa lũ ở Trung Quốc
Dải mây Mai Vũ kết hợp với biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân lớn nhất khiến mưa lũ năm nay ở Trung Quốc kéo dài và nghiêm trọng.
Mưa lớn và lũ lụt đã tiếp diễn suốt nhiều tuần qua ở miền trung và miền nam Trung Quốc, ảnh hưởng gần 34 triệu người ở 27 tỉnh, trong đó 141 người đã thiệt mạng. Theo dữ liệu của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, mực nước của 212 con sông đã vượt mức báo động kể từ đầu tháng 7, trong đó 19 sông tăng lên mức kỷ lục.
Trung Quốc hôm qua nâng cảnh báo ứng phó lũ lụt lên mức cao thứ hai, khi mưa lớn tiếp tục đổ xuống nhiều khu vực dọc sông Trường Giang.
Một ngôi đình ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bị ngập gần đến mái vì mưa lũ hôm 8/7. Ảnh: Reuters.
Theo số liệu từ nhà môi giới bảo hiểm Aon, mưa lũ ở Trung Quốc hiện là thảm họa thời tiết đứng thứ ba thế giới về mức độ thiệt hại của năm 2020, xếp sau bão Amphan tấn công Ấn Độ và Bangladesh hồi tháng 5 và đợt mưa bão hồi tháng 4 ở Mỹ.
Mưa lớn ở Trung Quốc xảy ra dọc frông khí quyển Mei-yu, hay còn gọi là Mai Vũ, bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau hoặc khác nhau về tính chất hóa học, vật lý. Dải mây này
Dải mây Mai Vũ kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng, vắt qua miền trung và miền nam Trung Quốc, kéo dài qua đảo Đài Loan tới miền nam Nhật Bản, phân tách hoàn lưu Bắc Cực ở phía bắc và hoàn lưu nhiệt đới ở phía nam. Từ giữa mùa xuân tới giữa mùa hè, hoàn lưu Bắc Cực thường di chuyển từ tây sang đông, khiến dải mây này gần như đứng yên.
Dải mây hút hơi ẩm từ Biển Đông, thậm chí từ Vịnh Bengal và gây ra những trận mưa lớn tại khu vực mà nó ảnh hưởng. Các trận mưa này ảnh hưởng tới đảo Đài Loan và khu vực phía đông nam Trung Quốc từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, sau đó di chuyển tới phía bắc Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 và tháng 8.
Những trận mưa như vậy thường được gọi là "mưa mai", xuất phát từ niềm tin của người Trung Quốc rằng khi hoa mai nở rộ và rơi xuống sông Trường Giang vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch, hơi nước bốc lên từ cây mai biến thành mưa.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Mai vũ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào những năm hiện tượng El Nio diễn ra vào mùa đông. Hiện tượng El Nio không xảy ra ở Trung Quốc trước tháng 6, nhưng điều kiện thời tiết cũng gần chạm ngưỡng El Nio trong hầu hết tháng ba và tháng 4.
Dải mây Mai Vũ ở miền trung Trung Quốc năm 2017. Ảnh: NASA.
Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng tại Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia ở Bắc Kinh, nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đương đầu với tình trạng mưa lũ cực đoan trong những năm sắp tới.
"Chúng ta đang chứng kiến một xu hướng mà ở đó sẽ có lũ lụt dữ dội hơn và mưa lớn hơn xảy ra không đồng đều trên những khu vực rộng lớn", Yang nói.
Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng thời tiết cực đoan kiểu như vậy sẽ trở thành một kiểu "bình thường mới" ở Trung Quốc. "Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng mưa lớn liên miên diễn ra", cơ quan giám sát môi trường toàn cầu này hồi đầu tháng đánh giá. "Chúng ta có thể nhìn thấy yếu tố biến đổi khí hậu đằng sau những trận lụt dữ dội".
Theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu Trung Quốc năm 2019, từ năm 1961 đến 2018, tình trạng mưa lớn liên tục gia tăng về mức độ. Đặc biệt từ giữa những năm 1990, tần suất mưa cực lớn đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, từ năm 1951 đến 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc cứ mỗi 10 năm lại tăng 0,24 độ C, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trung bình toàn cầu trong cùng kỳ.
Lương mưa trung bình hàng tháng trên cả nước năm nay đã vượt 290 mm, tăng 7% so với những năm trước, theo số liệu từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc.
Từ tháng 6, lượng mưa ở một số vùng đã vượt 500 mm, bao gồm hầu hết các khu vực ở tỉnh Quảng Tây cùng các khu vực ở trung tâm và phía đông tỉnh Quảng Đông. Một số nơi còn báo cáo lượng mưa lên tới 800 mm. Trong khi đó, tổng lượng mưa ở thủ đô Bắc Kinh cả năm ngoái chỉ là 500 mm.
Yang cho hay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khác nhau theo từng khu vực. "Nó sẽ dẫn tới mưa cực lớn ở phía nam Trung Quốc nhưng lại gây ra hạn hán nghiêm trọng ở phía bắc. Vùng tây bắc dễ bị hạn hán lại trở nên ẩm ướt và khí hậu vùng đông bắc sẽ trở nên ấm áp hơn", ông nói. "Tất cả sẽ tác động tiêu cực tới vụ mùa và năng suất cây trồng".
Zou Ji, chủ tịch Quỹ Năng lượng Trung Quốc, cho biết biến đổi khí hậu rõ ràng đã khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trên toàn thế giới. "Đây như lời nhắc nhở rằng chúng ta cần xây dựng những hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại", Zou bình luận.
Lũ lớn ảnh hưởng tới hơn 30 triệu lượt người ở Trung Quốc Mưa lũ nghiêm trọng ở miền Nam Trung Quốc đã khiến số người chịu ảnh hưởng tăng lên 10 triệu chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần. Số liệu thống kê vừa được Văn phòng Ban tổng chỉ huy phòng chống lũ lụt, hạn hán Quốc gia Trung Quốc và Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp nước này công bố hôm nay...