Lũ ĐBSCL không bị ảnh hưởng đáng kể do vỡ đập ở Lào
Theo Tổng cục Thủy lợi, sự cố vỡ đập XePian – XeNamnoy sẽ có tác động nhất định, khiến nước lũ về ĐBSCL gia tăng vào cuối tuần này (khoảng từ ngày 27 – 28/7).
Tuy nhiên, mực nước có thể chỉ gia tăng 7 – 10cm so với điều kiện tự nhiên và không làm ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến lũ ở ĐBSCL.
Đây là công bố ngày 25/7 của Tổng cục Thủy lợi tại cuộc họp BCĐ Trung ương về Phong chống thiên tai.
Quang cảnh cuộc họp
Theo Tổng cục Thủy lợi, công trình thủy điện XePian – XeNamnoy nằm ở lưu sông XeKong thuộc tỉnh Attapeu của Lào. Hồ thủy điện có tổng dung tích là 1.043 triệu m3), dự kiến hoàn thành và đi vào vận hành từ 2019. Theo tính toán, vị trí đập cách dòng chính sông Mê Kông theo dòng XeKong khoảng 330km tới Stung Treng (thuộc Campuchia, nơi sông XeKong đổ vào sông Mê Kông). Vị trí vỡ đập theo dòng XePian về đến Stung Treng khoảng 270km. Từ Stung Treng về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu là 442km. Như vậy, tổng khoảng cách các nguồn nước xả ra từ hồ do vỡ đập và chủ động xả về đến biên giới Việt Nam là hơn 710km. Sau sự cố vỡ đập, mực nước tại Stung Treng ngày 25/7 đã tăng 71cm so với trước khi vỡ đập (ngày 23/7), mực nước tại Kratie tăng 26cm so với trước khi vỡ đập. Tuy nhiên, một phần việc gia tăng mực nước là do nước lũ từ đầu nguồn đổ về.
Dự báo, nguồn nước vỡ đập rút về sông Mê Kông tại Stung Treng sẽ hết vào 28/7. Như vậy, thời gian ảnh hưởng do gia tăng nước từ vỡ đập này đến ĐBSCL chỉ kéo dài đến ngày 1/8. Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông, lưu lượng đỉnh lũ tại Kratie ngày 25/7 đạt 40.010 m3/s, dự báo đến 30/7 lưu lượng đỉnh lũ sẽ đạt 44.835 m3/s, tăng 4.825 m3/s so với hiện nay (bao gồm cả gia tăng lũ tự nhiên và gia tăng do nước từ vỡ đập thủy điện).
Do ảnh hưởng của vỡ đập, dòng chảy về ĐBSCL có thể tăng, dự báo mực nước ảnh hưởng do vỡ đập có thể làm tăng mực nước tại Tân Châu khoảng 7 – 10cm vào cuối tuần (27 – 28/7).
Hiện lũ tự nhiên từ thượng nguồn sông Mê Kông đang tăng kết hợp với kỳ triều cường, nếu chưa xét đến vỡ đập thì mực nước lũ trên đồng bằng sẽ tiếp tục tăng đến giữa tháng 8. Dự báo đến giữa tháng 8 mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu sẽ đạt 3,2m.
Tại cuộc họp BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, trưởng BCĐ nhấn mạnh: Việc vỡ đập XePian – XeNamnoy mặc dù dự báo không có tác động đáng kể tới tình hình lũ tại ĐBSCL, tuy nhiên thời gian qua, mưa lớn kéo dài đã xảy ra trên diện rộng ở tất cả các khu vực thượng nguồn sông Mê Kông, gồm cả Trung Quốc và Lào. Hiện các hồ thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông tại Trung Quốc và Lào cũng đang trong giai đoạn tích nước và đa số đã đầy nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các khu vực hạ nguồn sông Mê Kông như Campuchia, Thái Lan thời gian qua cũng đã có mưa lớn và dự báo tiếp tục xảy ra mưa lớn ở các lưu vực thượng nguồn sông Mê Kông. Vì vậy trong bối cảnh lũ tại ĐBSCL đang lên cao, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến lũ tại ĐBSCL để có các giải pháp ứng phó kịp thời.
LÊ BỀN
Theo_Nông Nghiệp
Vỡ đập thủy điện: Lời cảnh báo tham vọng "viên pin châu Á" của Lào?
Những năm gần đây, Lào không hề giấu diếm tham vọng trở thành "viên pin châu Á" bằng việc lên kế hoách xây dựng liên tiếp các đập thủy điện. Tuy nhiên, sự cố gây chấn động thế giới: vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy liệu có đẩy lùi tham vọng này của Lào?
Sẽ giàu có nhờ xuất khẩu điện
Theo tờ Vientiane Times, Lào hiện có 53 nhà máy thủy điện với tổng công suất 7.082 MW, có thể tạo ra 37.028 triệu kWh điện mỗi năm. Chính phủ nước này lên kế hoạch tăng công suất gần gấp đôi lên 13.062 MW trong năm 2020, hướng đến xuất khẩu cho các quốc gia Đông Nam Á.
Giới chức Lào tin rằng đất nước nhỏ bé này sẽ nhanh chóng trở nên giàu có nếu biến mình thành "viên pin của châu Á", sử dụng những sườn núi dốc, những hang động lớn và hệ thống sông ngòi phong phú để chạy các nhà máy thủy điện, sản xuất đủ lượng điện để Lào có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy được xếp vào mức thảm họa kinh hoàng. Ảnh: IT
"Nếu tất cả các nguồn năng lượng có thể được phát triển, Lào có thể trở thành viên pin của Đông Nam Á", CS Monitor dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào Nam Viyaketh cho hay, "Chúng tôi có thể bán năng lượng của mình cho các nước láng giềng. Lào có thể trở nên giàu có".
Chính vì thế, các quan chức cấp cao Lào gần đây tăng cường chuyến thăm đến những quốc gia trong khu vực, đề xuất ký kết thỏa thuận mua bán điện. Chính phủ Lào đã ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu khả năng mua bán điện với Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
"Có 47 đập thủy điện đang hoặc sắp được xây dựng và tất cả dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2020 và 2021. Khi đó, chúng tôi có tổng cộng 100 nhà máy thủy điện, tổng công suất 13.062 MW, có thể sản xuất 66.944 triệu kWh điện hằng năm và 85% trong số này sẽ được xuất khẩu", tờ Vientiane Times dẫn lời ông Khammany Inthirath, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào, tuyên bố hồi cuối tháng 3.
Chẳng hạn ở Myanmar, nhu cầu sử dụng điện tăng 13% hằng năm, ước tính cần công suất 4.500 MW vào 2020 và đến 2030 là 13.410 MW. Năm ngoái, Lào tuyên bố lên kế hoạch xuất khẩu 200 MW điện cho Myanmar vào năm 2020 và hơn thế nữa trong tương lai. Nước này cũng đã đạt thỏa thuận bán 100 MW điện cho Malaysia thông qua Thái Lan. Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Lào phải tăng cường các nhà máy thủy điện.
Bên cạnh đó, thủy điện giúp Lào trở thành địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Kể từ năm 1986, Lào mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài và đã thu hút được khoảng 6,6 tỉ USD (150.262 tỉ đồng) rót vào các dự án xây nhà máy thủy điện. Con số này chiếm 33,4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Lào.
Lào vốn đã xuất khẩu 2/3 lượng điện sản sinh từ các hệ thống thủy điện. Điện năng đóng góp gần 30% trong số hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Những lo ngại đang thành hiện thực
Bên cạnh những tương lai tươi sáng được Lào kỳ vọng thì không ít chỉ trích cho rằng các dự án thuỷ điện này sẽ gây ra những thiệt hại về môi trường cũng như cuộc sống của người dân.
Hàng nghìn người dân Lào lâm vào cảnh mất nhà cửa. Ảnh: IT
Tổ chức liên chính phủ Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) nhiều lần cảnh báo những đập thủy điện sắp xây dựng sẽ đe dọa an ninh lương thực và sản lượng nông nghiệp, đe dọa đời sống của 60 triệu người dân ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Báo cáo của MRC công bố ngày 6.4 mô tả chi tiết tác động của 12 đập thủy điện trên Mê Kông cùng 120 đập được lên kế hoạch trong vòng 20 năm tới.
Theo đó, 12 dự án đập thuỷ điện sẽ ngăn chặn 55% dòng chảy tự do, ảnh hưởng đến 40 chi lưu và là ổ chứa cho các loại cá da trơn. Báo cáo cho thấy các đập Pak Chom và Ban Koum ở biên giới Thái - Lào sẽ ảnh hưởng đến 588.189 người sống xung quanh đó.
Nhiều người dân Thái Lan lẫn Lào đã phản đối mạnh mẽ các dự án trên khiến cho nhiều dự án phải tạm ngưng. Trong báo cáo 3.600 trang, MRC đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể và ước tính sản lượng thủy sản sẽ giảm 30 - 40% vào năm 2040.
Ikuko Matsumoto, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức phi lợi nhuận Những dòng sông quốc tế (International Rivers), lo lắng những người bị dự án NT2 ảnh hưởng có thể sẽ không còn sinh sống nhờ vào các khu rừng và dòng sông.
Khoảnh khắc ghi lại được cảnh nước từ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy vỡ. Ảnh: IT
Bà Ikuko Matsumoto nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng vấn đề quan trọng nhất cho người dân là an ninh lương thực. Cuộc sống hàng ngày của họ dựa vào bắt cá, trồng lúa và thu lượm nguyên liệu rừng. Làm thế nào để các doanh nghiệp và chính phủ có thể giúp họ khôi phục trở lại cuộc sống như trên? Đó là thách thức lớn nhất và tôi thực sự không nhìn thấy thành công đáng kể".
Ngay khi Lào khởi động kế hoạch xây dựng đập thủy điện Pak Lay, ngay phía dưới hạ lưu công trình đập Xayaburi sắp hoàn thành, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện bình luận: Vậy là thêm một domino lại đổ trên sông Mê Kông. Đối với ĐBSCL, thêm một con đập chặn dòng đồng nghĩa với việc phù sa và cát bị chặn lại nhiều hơn. Mất cát, phù sa sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng. Vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL đang ngày càng bức xúc.
Theo ông Thiện, quyết định này là điều rất khó hiểu của cả Chính phủ Lào lẫn các nhà đầu tư. Tháng 2.2018, Thái Lan đã tạm dừng hợp đồng mua điện từ đập Pak Beng, không có đầu ra "số phận" của con đập này chưa biết sẽ ra sao. Nay Lào lại muốn xây đập Pak Lay, thị trường tiêu thụ chính được nhắm tới vẫn là Thái Lan. Nhưng với sự phản ứng quyết liệt của người dân Thái Lan, dự báo đầu ra của dự án mới này có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn tương tự đập Pak Beng.
Bất chấp những chỉ trích, Lào vẫn đẩy mạnh kế hoạch xây thêm đập thủy điện. Các quan chức Lào từng tuyên bố MRC không thể ngăn chặn nước này thực hiện quyền đối với dự án thủy điện và rằng chính phủ sẽ giải quyết một số mối lo ngại về môi trường. Và vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy là lời cảnh báo đầu tiên?
Theo Danviet
Kiểm điểm hai đơn vị làm ảnh hưởng việc gỡ "thẻ vàng" Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường vừa ký văn bản đề nghị kiểm điểm trách nhiệm Ban quản lý cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) và Tắc Cậu (Kiên Giang) liên quan việc hải sản bị kéo dài "thẻ vàng" thêm 6 tháng. Trong nỗ lực khắc phục cảnh báo thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, Sở NNPTNT tỉnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bật khóc trước hàng trăm người, nhan sắc thật qua "cam thường" gây sốc
Hậu trường phim
22:58:11 05/04/2025
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại
Sao thể thao
22:53:03 05/04/2025
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'
Sao việt
22:35:48 05/04/2025
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"
Pháp luật
22:22:23 05/04/2025
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp
Phim âu mỹ
22:17:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025
Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng
Netizen
20:30:29 05/04/2025