Lũ cuốn trôi nhiều túi chứa chất nhiễm xạ tại Nhật Bản
Trận lũ trên sông Iitate tại Nhật Bản đã cuốn trôi nhiều túi đựng cỏ, đất và các vật liệu từ khu vực bị nhiễm phóng xạ tạ i lò phản ứng hạt nhân số 1 ở Fukushima.
Các túi đựng cỏ, đất và các vật liệu từ khu vực bị nhiễm xạ tại Fukushima – Ảnh: Reuters
Bộ Môi trường Nhật Bản ngày 11.9 cho hay, 82 chiếc túi như vậy đã bị lũ cuốn, sau đó 37 túi được vớt lại, theo Japan Timesngày 12.9.
Japan Times đưa tin có rất nhiều túi loại 1.000 lít được dùng để đựng các vật liệu bị nhiễm xạ của lò phản ứng bị hư hại nặng nề sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3.2011.
Công ty điện lực Tokyo (Tepco) ngày 11.9 thông báo nước nhiễm xạ từ một trong các bể chứa của nhà máy Fukushima đã tràn xuống biển do mưa lớn. Vào cuối ngày, Tepco thông báo đã chặn được việc rò rỉ. Theo trang web của công ty, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra trong vài ngày gần đây, tuy nhiên công ty cũng nói rằng các mẫu thử phóng xạ cho thấy không có ảnh hưởng gì đến nước biển. Tepco cho biết sẽ tiếp tục theo dõi để đảm bảo chất lượng nước biển và có các biện pháp đề phòng.
Hơn 10.000 người Nhật đã phải rời nhà sơ tán do cơn bão Etau đổ vào nước này trong tuần, gây mưa lớn và lũ lụt nặng nề nhất trong 50 năm qua. Đến nay đã có 3 người thiệt mạng, 27 người bị thương và 26 người mất tích trên toàn nước Nhật.
Sau thảm họa Fukushima năm 2011, tất cả các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật bị đóng cửa. Vì thiếu hụt nguồn điện nên 2 lò phản ứng tại tỉnh Fukui đã được khởi động tạm thời. Tuy nhiên, hai lò này bị ngưng hoạt động hồi tháng 9.2013. Hôm 10.9.2015, lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện hạt nhân Sendai chính thức tái hoạt động sau 2 năm, theo RT.
Video đang HOT
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
TEPCO tiếp tục phải bồi thường cho vụ tự sát liên quan sự cố hạt nhân
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành tổ hợp hạt nhân gặp sự cố Fukushima 1, ngày 30/6 một lần nữa phải chịu trách nhiệm với một vụ tự tử liên quan đến khủng hoảng hạt nhân năm 2011 và được lệnh phải chi trả những tổn hại.
Các nhà sư Nhật Bản cầu nguyện cho nạn nhân động đất, sóng thần tại đài tưởng niệm ở Suma thuộc tỉnh Fukushima ngày 11/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Toà án Fukushima đã ra phán quyết yêu cầu TEPCO phải trả 27 triệu yen (khoảng 220.000 USD) cho gia đình ông Kiichi Ioaki, 67 tuổi, người mà theo nội dung vụ kiện, đã tự sát hồi tháng 7/2011 sau khi bị buộc phải rời khỏi nơi ở gần nhà máy điện thuộc tỉnh Fukushima khiến ông mắc chứng trầm cảm.
Đây là lần thứ hai một toà án đã ra phán quyết về sự liên quan giữa thảm hoạ hạt nhân và một vụ tự sát và yêu cầu công ty điện lực này chi trả cho những tổn hại của phía nguyên đơn.
Trong phán quyết mới nhất, Chủ toạ phiên toà Naoyuki Shiomi cho rằng những trải nghiệm tồi tệ mà ông Isozaki phải trải qua đã khiến ông bị trầm cảm và dẫn tới hành động tự sát.
Tuy nhiên, ông Shiomi cũng cho rằng sự cố hạt nhân đã tác động khoảng "60%" đến quyết định quyên sinh của nạn nhân do ông Isozaki cũng mắc thêm chứng tiểu đường mà căn bệnh cũng phần nào khiến tình trạng trầm cảm của nạn nhân nặng thêm.
Vợ ông Isozaki, bà Eiko, 66 tuổi, và hai người họ hàng khác đã yêu cầu mức bồi thường 87 triệu yên.
Sau phán quyết trên, bà Eiko cho biết: "Ngoài phán quyết trên, tôi thực sự muốn TEPCO phải xin lỗi."
TEPCO đã đưa ra tuyên bố rằng công ty này sẽ "nghiên cứu kỹ lưỡng phán quyết trên và xử lý trường hợp này một cách chân thành."
Theo đơn kiện, ông Isozaki bắt đầu mắc chứng khó ngủ và ăn không ngon sau khi bị sơ tán khỏi nơi ở tại thị trấn Namie tới một trường trung học ở Koriyama, tỉnh Fukushima.
Ông Isozaki và gia đình sau đó được dời đến ở tại một chung cư ở thành phố khác nhưng tình trạng của ông vẫn không cải thiện.
Vào chiều ngày 23/7/2011, ông Isozaki đã rời căn hộ và được phát hiện đã tử vong gần một đập nước vào ngày hôm sau.
Khả năng ông đã nhảy xuống từ một cây cầu gần đó. Phía nguyên đơn cho rằng chứng trầm cảm đã khiến ông đi đến quyết định tự sát và ông ấy lẽ ra đã "sống một cách vui vẻ nếu như sự cố hạt nhân chưa từng xảy ra."
Về phần mình, TEPCO lập luận rằng toà nên cân nhắc đến các nhân tố khác có thể góp phần vào tình trạng tinh thần của ông.
Tháng 8/2014, toà án này cũng đã ra phán quyết yêu cầu TEPCO bồi thường 49 triệu yên thiệt hại cho gia đình một phụ nữ 58 tuổi, người đã tự thiêu sau khi bị buộc phải sơ tán khỏi nơi ở.
Mặc dù hơn bốn năm đã qua kể từ sau trận động đất và sóng thần gây ra sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất nước này vào ngày 11/3/2011, các vụ tự sát liên quan đến sự cố hạt nhân vẫn liên tục xảy ra trong bối cảnh vẫn còn hơn 100.000 người vẫn đang phải sống trong cảnh lánh nạn trong và ngoài tỉnh Fukushima.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, ở Fukushima, tính đến cuối tháng 5/2015 đã có 69 trường hợp tự sát được cho là có liên quan đến thảm hoạ kép và sự cố hạt nhân./.
Theo (Vietnam )
Robot thăm dò nhà máy hạt nhân Fukushima Tập đoàn Toshiba đã đồng phát triển một robot hình dáng bọ cạp để xác định tình trạng của nhiên liệu đang tan chảy trong lò phản ứng đơn vị 2 của nhà máy Fukushima, Nhật. Chiếc robot hình trụ dài 53 cm được thiết kế bởi tập đoàn Toshiba phối hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế về Tháo dỡ nhà máy...