Lũ chồng lũ ở miền Trung: 34 người chết, mất tích
Sáng nay, Ban chỉ huy PCTT-TKCN Bình Định cho biết, vừa có thêm 3 người chết do lũ. Tính đến nay, số người chết và mất tích trong 5 đợt lũ (từ tháng 10) đã lên 34.
Dù nước lũ đang rút, nhưng hơn 100 hộ dân tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ (huyện Hoài Ân, Bình Định) vẫn còn bị cô lập.
Nhà ngập, người dân huyện Hoài Ân kết bè chuối để tránh lũ.
Tại xã Ân Mỹ, nhiều nhà dân ngập sâu trong biển nước. Để di chuyển, họ phải tìm bè chuối kết nối thành phao.
Bà Nguyễn Thị Lượng (73 tuổi, trú thôn Mỹ Đức, huyện Hoài Ân), chia sẻ: “Đã 5 ngày sống trong nước lũ, chúng tôi không thấy nổi mặt đường. Con cháu ở xa, mọi sinh hoạt đều rất khó khăn….”
Video đang HOT
Người dân vùng cô lập nhận quà, chống chọi qua mùa lũ chiều 18/12 ở xã Ân Tín, Hoài Ân.
“Nước lũ lên nhanh khiến người dân khá bất ngờ. Nhiều ngày sống trong lũ, phải dùng bẹ chuối di chuyển nên rất khổ sở”.- anh Nguyễn Văn Trung (30 tuổi) cho hay.
Ở thôn Phú Mỹ 1, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước
Hôm nay nhiều nơi trong tỉnh Bình Định vẫn còn ngập sâu.
Sáng nay, Ban chỉ huy PCTT-TKCN Bình Định cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa có thêm ba người chết do lũ. Tính đến nay, tổng số người chết và mất tích trong năm đợt lũ (từ tháng 10) đã lên đến con số 34.
(Theo Vietnamnet)
Hơn 700 lượt CBCS Công an xuống giúp dân khắc phục hậu quả mưa, lũ
Lực lượng CSGT Công an đường bộ, đường thủy tỉnh Bình Định đã phối hợp với Công an thị xã, huyện tổ chức chốt chặn không cho phương tiện qua lại, giữ an toàn về người và tài sản...
Thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Định trực tiếp có mặt cùng đoàn công tác có mặt tại địa bàn bị úng ngập như thị xã An Nhơn, vùng rốn lũ huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát...chỉ đạo lực lượng xung kích Công an tỉnh cùng Công an huyện đảm bảo an toàn trụ sở làm việc, tổ chức trực chiến 100% quân số; giúp dân khắc phục hậu quả mưa, lũ.
Đại tá Phan Công Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại thị xã An Nhơn.
Thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên cho biết, diễn biến tình hình thời tiết năm nay ở Bình Định diễn biến phức tạp, từ cuối tháng 11 mưa lũ kéo dài, mưa lớn, dồn dập làm giao thông nhiều nơi chia cắt, thiệt hại nặng nề về tài sản. Thực hiện nghiêm túc điện của Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Công an), thực hiện chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Công an tỉnh Bình Định đã chủ động có kế hoạch ứng phó với diễn biến của mưa lũ.
Đặc biệt, chiều 15-12, khi Bình Định mưa to gây ngập úng, giao thông bị chia cắt nhiều nơi, thiệt hại và người và tài sản nặng nề, lúc này đập Văn Phong đã mở các cửa van để điều tiết lũ theo quy trình vận hành liên hồ, Công an tỉnh đã triệu tập cuộc họp khẩn, yêu cầu tạm dừng các cuộc họp, các hoạt động chưa cấp thiết của đơn vị để tập trung lực lượng, phương tiện tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó với mưa lũ.
Ngay trong chiều 15-12, gần 200 CBCS trong Đội xung kích của Công an tỉnh, hơn 500 lượt CBCS ở thành phố, huyện, thị xã đã tình nguyện có mặt tại các địa bàn trọng điểm về mưa lũ như thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Hoài Ân, huyện Hoài Nhơn ...để cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục mưa lũ.
Lực lượng CSGT Công an Bình Định đẩy xe giúp dân qua vùng lũ đoạn xã Cát Tân, huyện Phù Cát
Cho đến 18h ngày 16-12, tổ công tác Đại tá Phan Công Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định có mặt kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại địa bàn thị xã An Nhơn. Lúc này, Quốc lộ 1A, Quốc Quốc lộ 19A từ Cảng Quy Nhơn- Gia Lai, từ chân cầu vượt Bà Di vào đường 19 có chỗ nước ngập sâu từ 80cm-1m, xe không lưu thông được, nhiều tuyến đường trong tình trạng giao thông bị chia cắt nhiều nơi, ùn ứ, vùng trũng thị xã An Nhơn nhiều nơi bị cô lập.
Tổ công tác Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc phân luồng xe và giúp dân khắc phục hậu quả lũ. Công an đã huy động nhiều ca nô, xe phòng chống lụt bão sơ tán hơn 150 người dân, chủ yếu là người già và trẻ em ở các thôn Phú Sơn, xã Nhơn Hòa và thôn Bàu Đá xã Nhơn Lộc bị nước lũ chia cắt đến nơi an toàn.
Trước đó, trưa cùng ngày, Đại tá Phan Công Bình trực tiếp chỉ đạo công tác Phòng cảnh sát giao thông đường thủy phối hợp, bảo vệ an toàn đoàn công tác của Trung ương do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng một số lãnh đạo bộ, ngành và UBND tỉnh Bình Định đi kiểm tra, khảo sát, chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn thị xã An Nhơn, trao hàng cứu trợ cho một số hộ dân bị thiệt hại do lũ gây ra tại thôn Phú Xuân, xã Phú Hòa...
Hiện, Công an tỉnh Bình Định đang trực chiến 100% và thực hiện hậu cần chủ động 4 tại chỗ. Công an tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Định, Trung đoàn Cảnh sát cơ động của Bộ Công an, BCH Biên phòng, Bộ đội biên phòng và các lực lượng khác nắm tình hình, chủ động cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tính từ 19h ngày 15-12 đến chiều 16-12, theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Bình Định, tổ công tác đã dùng ca nô vận chuyển hơn 100 thùng mỳ tôm, hàng chục thùng nước cấp phát, cứu trợ cho dân ở thôn Lộc Thượng và thôn Vinh Quang 1 huyện Tuy Phước; huyện Phù Cát sơ tán hàng chục hộ dân ở thôn Tân Tiến và Chánh Đạt về nơi an toàn...
Đến tối 16-12, tại địa bàn các huyện Phù Cát, huyện Tuy Phước, huyện Tây Sơn, huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn các tổ công tác vẫn đang tiếp tục tổ chức cứu hộ, cứu nạn tại các địa bàn bị ngập lụt...
(Theo Công An Nhân Dân)
7 người chết do mưa lũ miền Trung Mưa lũ kéo dài trên diện rộng khiến nhiều tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề, trong đó Bình Định có số người chết và mất tích nhiều nhất. Do không khí lạnh kết hợp nhiễu động gió trên cao, miền Trung từ ngày 11 đến 15/12 liên tiếp có mưa lớn, với tổng lượng phổ biến 300-500 mm, một số trạm...